15 KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC VỚI AI “VÔ NGHỀ” NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH (P1)

Kỹ năng thứ 1: Kiểm soát pH trong ao nuôi, đảm bảo duy trì pH ổn định từ 7.6-7.8.0

Kỹ năng này rất quan trọng, quyết định hơn 70% thành công vụ nuôi, tham khảo thêm bài viết Vai trò của pH trong nuôi tôm cá. 

  • Kiểm soát pH bằng vi sinh nước, cách ủ theo công thức sau: 1 gói STC-BIO 227g + 10kg đường mật sát khuẩn + 200 lít nước sạch ủ đậy kín không oxy đến 48h, cách 3-5h mở ra khuấy mẻ vi sinh 1 lần hoặc sủi oxy 3-4 phút để đảo đều vi sinh. Sau đó đậy kín lại ủ tiếp. Khi pH mẻ vi sinh về 3.8 - 4.0 mới sử dụng, trước khi sử dụng phải đo pH vi sinh, pH ao nuôi. Dùng bút đo pH để kiểm tra và theo dõi môi trường ao nuôi hằng ngày vào mỗi buổi sáng.
  • Kiểm soát khi pH cao: hạ pH bằng vi sinh nước đã ủ STC-BIO liều lượng 40-60lít/1000m3 nước tùy vào độ pH của ao nuôi, xử lý vào mỗi đêm. Lưu ý hạ pH từ từ, mỗi ngày hạ từ 0.1-0.2 đơn vị, tránh hiện tượng xả vi sinh nhiều, quá liều làm rớt tảo cục bộ gây sốc tôm, nghẹt mang, rớt tảo tạo điều kiện cho ổ ký sinh trùng phát triển. Tôm dễ bị mắc các bệnh, lột rớt cục thịt, gan tụy, đường ruột, đốm trắng.
  • Kiểm soát khi pH thấp: Xem xét và tìm ra nguyên nhân tại sao pH thấp. Nếu pH thấp do lượng phèn trong ao cao thì cần hạ phèn, sau đó xả vôi từ từ và dùng vi sinh 1 gói STC FLOCK  3kg + 1 gói TS-39 113g cho 2.000m3 để gây màu nước, ổn định hệ vi sinh và duy trì pH ở mức 7.6 - 7.8.
  • Kiểm soát sau khi pH đã ổn định ở mức 7.6 - 7.8, cần tạt vi sinh nước mỗi đêm liều lượng từ 30- 40lít/1.000m3 nước tùy vào mật độ và tuổi tôm để duy trì pH ở mức 7.6 - 7.8.
  • Kiểm soát pH khi xả nhiều vôi: Thông thường, xả vôi sẽ làm tăng pH, vì thế nếu đêm nào xả vôi - CaCO3 nhiều khoảng 50kg/2.000m3 nước thì cần sử dụng vi sinh 40-60 lít/1.000m3.
  • Kiểm soát pH khi tôm còn nhỏ, ta nên giữ độ pH = 7.8 - 7.9 vào buổi sáng, sử dụng các loại vi sinh vào ban ngày. Tôm sau 15 ngày tuổi nên giữ pH buổi sáng = 7.5 - 7.6  và sử dụng vi sinh vào ban đêm, độ dao động pH giữa buổi sáng và buổi chiều không quá 0.2.

Hình 1. Hình ảnh STC FLOCK 3kg-STC BIO 22g và TS-39 113g.

Kỹ năng thứ 2: Kỹ năng quản lý, giữ màu nước ổn định (màu trà, màu nâu, màu vỏ đậu). 

  • Nước có màu trà nguyên nhân có liên quan đến pH và mật độ tảo, hệ vi sinh cân bằng trong ao nuôi, nên duy trì pH dao động từ 7.5 - 7.8 bằng cách tạt vi sinh mỗi đêm. Bên cạnh đó, để duy trì được màu trà ổn định trong suốt vụ nuôi, ta cần hiểu rõ về sự phát triển của tảo và cơ chế cắt tảo của vi sinh. Tảo phát triển trong quá trình quang hợp với môi trường có hàm lượng dinh dưỡng, khoáng cao tạo điều kiện cho tảo phát triển.
  • Thay nước nhiều là điều kiện cung cấp dinh dưỡng cho ao nuôi làm môi trường biến động và tảo phát triển.

Quản lý, giữ màu nước ổn định bằng cách sử dụng vôi nóng - CaO và Oxy viên định kỳ

  • Tạt khoáng vào ban đêm, nếu tảo dày sử dụng thêm CaO - vôi nóng 10-15kg/1000m3 cắt tảo vào ban đêm sau 22h. Luôn chuẩn bị sẵn Oxy viên vì  ngoài việc cấp cứu tôm khi thiếu oxy thì oxy viên còn giúp chuyển hóa phản ứng NO2- + 1/2O2 = NO3- giúp ao nuôi không độc, ổn định môi trường kiềm. Ngoài ra, nên sử dụng chất diệt khuẩn ít gây sốc cho tôm HI IODINE 9000 hoặc STC K9 trộn với oxy viên để diệt tầng đáy ao được hiệu quả. Nên theo dõi tôm mỗi đêm vào lúc 2h sáng, đặc biệt tôm sau 30 ngày tuổi, nếu thấy tôm có hiện tượng thiếu oxy thì ta sử dụng 4-5kg oxy viên/2.000 m3 nước, rải đều khắp ao.

Quản lý, giữ màu nước ổn định bằng cách xả vi sinh sinh khối STC BIO mỗi đêm

  • Kiểm soát tảo bằng vi sinh STC-BIO ủ yếm khí - không oxy. Sau 48h để đưa pH mẻ vi sinh về dưới 4.0 và chọn lọc chủng Lactobacillus vì ở chủng vi sinh này có khả năng sinh ra axit lactic. Liều lượng theo mật độ tảo, pH và số ngày tuổi của tôm.
  • Tôm dưới 15 ngày tuổi: pH buổi sáng là 7.8, liều vi sinh tạt vi sinh buổi sáng 15 lít/1000m3.
  • Tôm sau 15 ngày tuổi: Nếu nước có mật độ tảo cao, nắng nhiều thì nên xả vào buổi tối sau 22h, liều 40-60 lít/1000m3.
  • Lưu ý cần giảm độ pH từ từ, không gây sốc tôm. Để hiểu rõ hơn về vi sinh, tham khảo thêm link Tại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?.

Quản lý, giữ màu nước ổn định bằng cách trộn cho ăn vi sinh STC CLEAN

Kỹ năng giữ màu nước ổn định

Hình vi sinh ăn đường ruột, giảm ô nhiễm của phân thải.

Quản lý, giữ màu nước ổn định bằng cách xử lý nước bên ngoài và cấp nước vào ao nuôi

  • Cấp nước vào ao sẵn sàng: Xử lý STC K9 liều lượng 1kg/2.000m3 sau 4 tiếng sử dụng CaO - 10kg/1000m3 để nâng kiềm. Tạt STC FLOCK liều lượng 1 gói/2.000 m3 nước để có hệ vi sinh ổn định. 
  • Khi tôm còn nhỏ, ta nên hạn chế thay nước và phải xử lý nước ao sẵn sàng thật kỹ trước khi cấp qua ao nuôi. Ta có thể tham khảo thêm quá trình xử lý nước tại link Cách xử lý nước dùng cho nuôi tôm cá công nghệ cao theo mô hình STC.
  • Đối với tôm sau 45 ngày, khi sức đề kháng tôm tốt, giúp không bệnh nền, cần thiết lập siphon ban đầu ống Ø60mm chạy siphon liên tục, cấp nước vào ao liên tục từ hệ thống xử lý nước hoàn lưu giúp phân và thức ăn dư thừa có trong ao được đưa ra ngoài nhanh chóng, giảm ô nhiễm, giảm khí độc, giảm tảo và vi khuẩn bùng phát. Việc cấp và siphon tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm.

Kỹ năng giữ màu nước

Hình 2. Nhóm sản phẩm hỗ trợ kỹ năng quản lý nước, giữ màu nước (màu trà, màu vỏ đậu).

Kỹ năng thứ 3: Kỹ năng nâng kiềm ổn định từ 80 lên lớn hơn 120 mg/lít và giữ kiềm ổn định.

Giữ kiềm ổn định đối với ao đất, ao bạt bờ

  • Độ kiềm của ao nuôi cao hay thấp tùy thuộc vào từng nơi có thổ nhưỡng và nguồn nước khác nhau. Có những nơi kiềm rất thấp, đặc biệt ở các vùng nước lợ có độ mặn thấp, hàm lượng khoáng và HCO3- trong nước rất thấp. Vì vậy, trước khi nuôi cần bổ sung lượng vôi nhất định để ổn định nền đáy và nâng kiềm lên >120mg/lít với liều lượng 600-800kg/1000m2 đối với ao đất, ao bạt bờ.

Giữ kiềm ổn định đối với ao bạt, ao công nghệ cao

  •  Cần bổ sung lượng vôi ở ao sẵn sàng để tăng lượng kiềm lên >120mg/lít và cấp cho các ao nuôi. Ao sẵn sàng cần bố bố trí quạt chạy đảo đều và sử dụng vi sinh sinh khối đưa pH về 7.8 để lượng CaO và CaCO3 tan ra tốt giúp tăng kiềm tốt và ổn định. Nâng độ kiềm ao sẵn sàng liều sử dụng ít nhất 50% CaO + 50% CaCO3 là 100kg/1.000m3 nước. Quá trình này  cần thực hiện liên tục và thường xuyên.

Giữ kiềm ổn định bằng khoáng tăng kiềm

  • Bên cạnh sung vôi CaCO3, cần khoáng tăng kiềm SJC 009 để định kỳ tăng kiềm cho các ao nuôi. Sử dụng SJC 009 tăng kiềm vào ban đêm sau 21h. Dùng bồn 200 lít trở lên có sủi oxy cho tan đều dùng van xả từ từ mỗi đêm giúp ổn định kiềm - môi trường và nhiệt độ ao nuôi. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của độ kiềm trong nuôi trồng thủy sản, chúng ta nên tham khảo thêm link sau ảnh hưởng của độ kiềm trong nuôi trồng thủy sảnMặt khác, ta cần sử dụng thêm Oxy viên định kỳ 2-3 ngày/lần vào buổi tối 10kg/1000 m3 giúp tăng kiềm nhanh và cung cấp oxy cho ao nuôi an toàn.

Kỹ năng bổ sung khoáng, ổn định kiềm

Hình 3. Khoáng nóng SJC 009.

Kỹ năng thứ 4: Kỹ năng xem ruột tôm tốt hay xấu, hướng phòng và khắc phục.

Kỹ năng xem ruột tôm tốt hay xấu

  • Ruột tôm là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm, ảnh hưởng trực tiếp lên gan, các quá trình hấp thu dinh dưỡng protein, chất béo, khoáng chất,... và quá trình tích lũy năng lượng cho chu kỳ lột xác và tăng trưởng của tôm.
  • Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến đường ruột tôm, tuy nhiên trong thời gian gần đây, đội nghiên cứu ETECH STC-TÔM của chúng tôi đã mô phỏng nuôi tôm trong hồ kính để dễ quan sát trực quan và nhận ra rằng: Tôm trong hồ nuôi ăn theo thứ tự ưu tiên như sau: Trước nhất, chúng thích cắn lẫn nhau, tôm lớn cắn tôm nhỏ, đặc biệt là khi tôm lột, ăn luôn cả vỏ lột, con nào yếu lột rớt đáy hoặc con yếu hơn bị con mạnh tấn công ăn thịt dẫn đến tôm hao hụt. Tiếp theo, tôm thích ăn thức ăn mới hơn thức ăn thừa và cũ và khi đó thức ăn cả mới và cũ chúng đều ăn không hết 100%. Cuối cùng, tôm ăn thức ăn cũ dư ra và lúc này kích thước thức ăn đã được phân rã nhỏ hơn hoặc chúng ăn một số vỏ tôm lột nổi lên trên mặt nước. Ngoài ra, tập tính tôm là thích ăn ban đêm nhiều hơn ngày và tập trung ăn nơi nào có nhiều thức ăn. Ban đêm, tôm ít bơi lội hơn ban ngày và chúng ổn định hơn nếu môi trường và oxy ổn định.
  • Qua đây nhận thấy rằng, nếu thức ăn dư ra trong thời gian lâu sẽ ôi thiu, thối đáy ao, sinh ra khí độc NH3/NO2- bùng phát nếu ta không có quy trình đúng. Khi đó, trong ao sẽ có khuẩn cao và tình trạng tôm lúc này bị đe dọa rất lớn bởi thức ăn và nước ao nuôi.

Hình 3. Tôm  tập trung ăn tại  khu vực có thức ăn vào ban đêm tại hồ mô phỏng ETECH STC - TÔM.

  • Dấu hiệu nhận biết đường ruột tôm: Muốn nhận biết đường ruột tôm tốt hay xấu và đang ở mức độ nào, người nuôi cần có kinh nghiệm và phải biết nhìn quan sát, hiểu rõ về tôm nuôi, cụ thể tham khảo thêm bài viết Tại sao cần bảo vệ kỹ đường ruột tôm trong nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC?. Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết đường ruột tôm tốt hay không tốt:
  • Ruột tôm tốt: Đường ruột to, thẳng, có màu đen nâu hoặc vàng sáng, lớp nhung mao thành ruột dày, ruột không lỏng, không đứt khúc hay 2 màu và phân tôm ra không nát. 
  • Ruột tôm xấu: Đường ruột nhỏ, xoắn lò xo, đứt khúc, lỏng ruột, có mủ đuôi, đường ruột 2 màu,...phân thải ra nát, 2 màu, có mùi tanh, đường ruột ửng đỏ hoặc trống đường ruột...

Giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột cho tôm

Kiểm soát chất lượng thức ăn, quản lý tảo độc, chất thải đáy ao và xử lý môi trường

  • Thứ nhất, phòng ngừa bệnh đường ruột cho tôm bằng cách kiểm soát chất lượng thức ăn, quản lý tảo độc, chất thải đáy ao và xử lý môi trường là những công việc cần thiết trong bảo vệ đường ruột tôm, giúp tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, chất lượng thức ăn tốt bao gồm thành phần dinh dưỡng như: vitamin, đạm, khoáng, acid amin tốt thì tôm sẽ chuyển hóa và hấp thụ tốt. Nếu các chất trên có chất lượng kém thì tôm sẽ không đủ sức và bị da thiết, ốm, rớt lai rai, đường ruột trống.

Kiểm soát chất peroxide của chất béo (peroxide of lipids), các chất gây ngộ độc

  • Thứ hai, phòng ngừa bệnh đường ruột cho tôm bằng cách kiểm soát chất peroxide của chất béo (peroxide of lipids), các chất gây ngộ độc: Khi thức ăn kém chất lượng, các dinh dưỡng, vi sinh hư, nấm mốc, thức ăn ôi thiu hoặc hết hạn sử dụng, thì một số hợp chất bị oxy hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột tôm. Ngoài ra, để cho tôm an toàn, chúng ta nên sử dụng đường thẻ hoặc đường mía để sinh khối vi sinh dùng để lấy nước sinh khối trộn vào thức ăn. 

Cách kiểm soát độc tố nấm mốc (mycotoxins)

  • Thứ ba, phòng ngừa bệnh đường ruột cho tôm bằng cách kiểm soát độc tố nấm mốc (mycotoxins): Độc tố này thường sinh ra từ nguồn nước cấp chất lượng kém và nếu sinh khối vi sinh không tốt, không đúng cách cũng dễ sinh ra nấm mốc, nếu lấy nước sinh khối này trộn cho tôm ăn sẽ làm tôm hư đường ruột. Ngoài ra, nấm mốc hiện hữu trong ao nuôi (nấm đồng tiền, nấm chân chó, nhớt bạt) làm ảnh hưởng đến chất lượng nước và khi tôm ăn phải các loại nấm này cũng gây ra phân lỏng, phân trắng ảnh hưởng đến đường ruột tôm. Đồng thời, nếu ta sử dụng thức ăn hết hạn sử dụng, dinh dưỡng ôi thiu cho tôm ăn cũng sinh ra nấm mốc. Chúng ta cần lưu ý khi sử dụng đường mật, về cơ bản đường mật tối ưu giá và chất lượng tốt cho hộ nuôi dùng nhân sinh khối vi sinh. Tuy nhiên, nếu không sát khuẩn, diệt nấm mốc tốt đường mật hoặc bản thân đường mật có khả năng lẫn các tạp chất hoặc kim loại nặng sẽ gây nguy hiểm đến gan, ruột tôm. Do đó, để nhân sinh khối vi sinh dùng để cho ăn nên sử dụng đường thẻ, đường míaan toàn nhất khi trộn cho tôm ăn.

Hình 4. Nấm chân chó bám trên ống oxy ao nuôi tôm siêu thâm canh.

Bảo vệ và nong to nhung mao đường ruột tôm bằng AQUA SH

  •  Thứ tư, ngăn ngừa, bảo vệ và nong to nhung mao đường ruột tôm bằng AQUA SH theo ETECH STC-TÔM: QUA SH là sản phẩm của công ty ETECH STC được phát triển dựa trên những lợi ích to lớn của hệ vi sinh, nấm men có lợi cho đường ruột tôm và có tác dụng hỗ trợ enzym tiêu hóa, bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột. Ngoài các vai trò mà hệ vi sinh trong sản phẩm mang lại, khi trộn cho tôm ăn, chúng còn có vai trò hỗ trợ các biểu mô ruột và nhung mao thành ruột, giúp chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Một điều đặc biệt nữa của sản phẩm là có chứa các chủng men vi sinh của Mỹ, nấm men nhập từ Pháp hoạt động mạnh nên khi trộn vào thức ăn, thì nhanh chóng thích nghi, tăng sinh và tạo ra các hoạt chất có lợi cho tôm. Chúng ta có thể nâng cao mật độ vi khuẩn có lợi bằng cách bổ sung sản phẩm men đường ruột AQUA SH để tạo môi trường lợi khuẩn cao, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kích thích hoạt động của hệ miễn dịch trong ruột tôm.

Kỹ năng đường ruột tôm

Hình 5. Tôm 70 ngày tuổi có gan và ruột đẹp được nuôi trong ao lót bạt 100% tại Farm Đức Thuận - Kiên Giang, ảnh chụp ngày 03/10/2022.

Kỹ năng đường ruột tôm

Hình 6. Ruột tôm to khỏe sau khi được sử dụng sản phẩm đường ruột AQUA SH.

    • Để nong to nhung mao và bảo vệ thành ruột, ta dùng sản phẩm AQUA SH sẽ giúp tôm có thể phục hồi và tái tạo lại nhung mao thành ruột nhờ cơ chế tác động vào hệ protein có trong thức ăn và tác động vào sự chuyển hoá của hệ sinh vật đường ruột, bổ sung các sinh vật có lợi, từ đó điều hoà hệ miễn dịch, kích thích hệ miễn dịch, kích thích các mao mạch ruột tái sinh và phát triển mạnh trở lại giúp cho tôm tiêu hoá được tối đa thức ăn, phòng và điều trị được các vấn đề về đường ruột như bệnh phân trắng, phân lỏng, phân đứt khúc, bệnh trống đường ruột. 
    • Liều cho ăn AQUA SH: Tôm nhỏ ăn 10g/kg, tôm lớn ăn 5g/kg thức ăn

Kỹ năng bảo vệ nong to đường ruột tôm

Hình 7. Men tiêu hóa nong to đường ruột AQUA SH.

Ngừa khuẩn Vibrio bùng phát ra bên ngoài bằng acid hữu cơ STC K9

  • Thứ năm, phòng ngừa bệnh đường ruột cho tôm bằng cách ngừa khuẩn Vibrio bùng phát ra bên ngoài bằng acid hữu cơ STC K9: Định kỳ 5 ngày/lần tạt STC K9 1kg/1.800 - 2.000 m3 nước, đây là hợp chất acid hữu cơ thân thiện với môi trường và ít sốc môi trường dùng để giảm kiểm soát tảo bùng phát, ngừa các nấm đồng tiền, nấm chân chó, nhớt bạt, virus, một số bệnh về gan tụy và đường ruột hiện hữu trong ao. Các đối tượng này khi bùng phát vi khuẩn lên giống như trái bom đã nổ và khiến tôm nhiễm, phát bệnh rất nhanh.

Tăng dòng chảy - tăng oxy hòa tan

  • Thứ sáu, phòng ngừa bệnh đường ruột cho tôm bằng cách Tăng dòng chảy - tăng oxy hòa tan: Qua nghiên cứu mô phỏng tại phòng thực nghiệm ETECH STC -TÔM, chúng tôi thấy việc tăng oxy hòa tan lên lớn hơn 5 mg/lít sẽ làm cho thức ăn lâu hư, đáy ao không thối, dòng chảy giữ liên tục để duy trì oxy luôn cao. Để tăng oxy hòa tan, chúng ta cần tăng nhiều đĩa oxy lên và điều tiết van, không cần sủi quá mạnh, quan trọng là dòng chảy kết hợp với nhiều đĩa oxy phân tán đều trong ao sẽ giúp tăng oxy hòa tan tốt.  Quá trình thực hiện đảm bảo dòng chảy và oxy hòa tan là liên tục 24/24h trong suốt quá trình nuôi. Đồng thời, ta nên thiết kế quạt ao nuôi, không để góc chết trong ao làm thiếu oxy cục bộ, đặc biệt là 4 góc ao, hoặc nơi hố siphon. Đa số các hộ nuôi không đo oxy hòa tan, đặc biệt theo kinh nghiệm hoặc học hỏi lẫn nhau từ người nuôi thành công. Tuy nhiên, mật độ nuôi, điều kiện môi trường từng thời điểm khác nhau sẽ dẫn đến oxy hòa tan khác nhau.

Ngừa Vibrio bùng phát bên trong đường ruột tôm định kỳ theo quy trình ngừa gan, ruột suốt vụ nuôi

  • Ngừa Vibrio bùng phát bên trong đường ruột tôm định kỳ
    • Thứ bảy, ngừa Vibrio bùng phát bên trong đường ruột tôm định kỳ theo quy trình ngừa gan, ruột suốt vụ nuôi: Đối với bên trong đường ruột, gan tôm, cần cho ăn ASG 08 hoặc G7 định kỳ 5 ngày/lần, ăn 2 ngày liên tục, mỗi ngày 1 cữ sáng liều 8 (ml/gam)/kg thức ăn. 
    • Ăn thêm ZYM AQUA thảo dược nước liều 8ml/kg thức ăn, ăn 2 ngày/lần (cho ăn ngày lẻ theo lịch suốt vụ nuôi), ăn 2 cữ vào buổi chiều giúp ngừa tôm qua và khỏe mạnh các giai đoạn nhạy cảm của tôm. Bà con có thể tham khảo thêm link sau 5 giai đoạn nhạy cảm và giải pháp phòng ngừa nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC.
  • Giải pháp điều trị gan tụy và trống ruột
    • Bước 1: Giảm lượng thức ăn của mỗi cữ ăn từ 30 - 50%, diệt khuẩn môi trường nước ao nuôi bằng STC K9 với liều lượng 1kg/2.000 m3 nước, chạy quạt nhiều và chuẩn bị oxy viên hoặc STC YUCCA 99.
    • Bước 2: Cho tôm ăn G7 hoặc ASG 08 kết hợp STC HUFA hoặc STC ZCOR vào 2 cữ sáng và trưa với liều lượng 10 (gam/ml)/kg thức ăn. Vào 2 cữ chiều, cho tôm ăn STC HUFA liều lượng là 15 gam/kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 ngày. Tăng thời gian siphon nhiều hơn và siphon nhiều lần cả ngày và đêm.
    • Bước 3: Vào ngày 2, diệt khuẩn bằng STC K9 thêm lần thứ 2 vào buổi sáng để chống tái nhiễm và tiêu diệt triệt để lượng khuẩn trong ao. Trong các đêm điều trị, chúng ta nên rải trực tiếp oxy viên đều khắp ao liều lượng 3kg/2.000 m3 nước vào buổi tối. Sau 12 tiếng diệt khuẩn, có thể sử dụng vi sinh TS-39 + STC-BIO để gây hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi. 
    • Bước 4: Ngày thứ 3, sáng và trưa cho ăn 2 cữ  ZYM AQUA kết hợp STC ZCOR liều 15 ml/kg thức ăn. Chiều, tối cho tôm ăn STC GAN + STC HUFA liều lượng mỗi loại là 15 gam/kg thức ăn.
    • Nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe của tôm, màu nước, kiểm tra tảo có bị rớt hay không, đo cập nhật môi trường thường xuyên. Tham khảo thêm link sau Giải pháp diệt khuẩn an toàn trong nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC.  

 Hình 8. Bộ sản phẩm của ETECH STC-TÔM dùng trong giải pháp phòng ngừa và điều trị gan tụy và trống ruột cho tôm.

Kỹ năng thứ 5: Kỹ năng xem gan tôm tốt hay xấu và hướng khắc phục. 

Dấu hiệu nhận biết gan tôm tốt hay xấu

  • Gan tôm là bộ phận quan trọng nhất của tôm và cũng là bộ phận yếu nhất trên cơ thể tôm nên rất dễ bị ngộ độc và bị các vi khuẩn xấu như Vibrio tấn công. Nếu trên cơ thể con người, gan được biết đến là một cơ quan với chức năng đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể thì đối với tôm, gan tụy được xem là cơ quan quan trọng nhất của chúng. Ngoài chức năng đào thải độc tố, gan tụy còn được xem là một bộ phận để nhận biết sức khỏe của tôm. Gan tụy khỏe mạnh thì tôm mới tăng trưởng và phát triển tốt. Nếu tôm bị các bệnh về đường ruột mà không điều trị và khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến gan. Tham khảo thêm bài viết Giải độc gan, tụy trong nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC.
  • Một số dấu hiệu nhận biết gan tôm tốt: Quan sát bên ngoài: gan có mùi tanh đặc trưng; gan tôm thẻ có màu nâu vàng hoặc nâu đen; màng bao gan có màu vàng nhạt; kích thước rộng tới hai mép mang, dài ngang với cổ giáp, rõ ràng; dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen màu của thức ăn. Quan sát qua kính hiển vi: ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống...
  • Một số dấu hiệu nhận biết gan xấu: Quan sát bên ngoài: gan tôm sưng hoặc teo nhỏ; gan tôm có màu vàng, nhợt nhạt và có màu trắng; vỏ tôm mềm, đường ruột đứt đoạn, bên trong không có thức ăn; tôm yếu, bơi lờ đờ, ăn kém hoặc bỏ ăn; tôm phát triển kém và rớt đáy ao; dạ dày trống không có thức ăn). Quan sát qua kính hiển vi, khuếch đĩa, chạy PCR: gửi mẫu chạy PCR các bệnh như chết sớm/gan tụy cấp (EMS/AHPND), lấy mẫu gan tụy khuếch kiểm tra Vibrio trên đĩa thạch agar, kiểm tra vermiform  trên ruột tôm.

Giải pháp phòng và trị gan

  • Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của gan mà chúng ta xem xét có thể trị được hay không và có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
  • Đầu tiên, nếu phát hiện về gan là giảm thức ăn - xử lý môi trường - chạy quạt 24/24h, tuy nhiên mức độ giảm và giảm bao nhiêu cần xem xét lại mức độ bệnh gan.
  • Bổ sung STC GAN vào trong thức ăn liều lượng 10ml/kg thức ăn trong suốt vụ nuôi, cho ăn ngày 2 cữ chiều và tối nhằm cung cấp thêm sorbitol, methionine, các thảo dược,.. giúp giải độc và tái tạo chức năng gan. Bên cạnh đó, định kỳ 5 ngày nên cho ăn  sản phẩm ASG 08 liều lượng 10 ml/kg thức ăn để điều trị và ngừa các bệnh về gan. Cách thức thực hiện phòng và trị bệnh về gan cho tôm tham khảo ở kỹ năng thứ 4 trong phần " Giải pháp phòng và điều trị gan tụy và trống ruột".

Kỹ năng thứ 6: Kỹ năng sử dụng khoáng đủ và đúng, cách nhận biết tôm thiếu khoáng. 

  • Khoáng là yếu tố quan trọng quyết định chu kỳ lột xác và cứng vỏ của tôm. Khoáng được chia làm 2 loại là: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Tham khảo link Đặc trị cong thân, đục cơ, rớt cục thịt đã có giải pháp theo Etech STC.
  • Khoáng đa lượng gồm 6 loại: Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phopho (P), Kali (K) và lưu huỳnh (S).
  • Khoáng vi lượng gồm 16 loại chính: Nhôm (Al), Asen (As), Coban (Co), Chrome (Cr), Đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molybdenum (Mo), Selen (Se), Silic (Si), Niken (Ni), Thiếc (Sn), Vanadi (V) và Kẽm (Zn).
  • Khi thiếu một hoặc nhiều loại khoáng trên, tôm sẽ kéo dài chu kỳ lột xác và sau khi lột xác sẽ bị chậm cứng vỏ, mềm vỏ, ốp thân, rớt cục thịt,... Ngoài ra, tôm còn có thể chết do không tạo được lớp vỏ để bảo vệ, vỏ mềm, mỏng nên dễ bị trầy xước do va chạm lẫn nhau; sự tấn công từ vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và cuối cùng có thể gây chết tôm.

Các dấu hiệu nhận biết tôm thiếu khoáng

  • Tôm bị cong thân, đục cơ.
  • Màu sắc vỏ nhợt nhạt.
  • Tôm lột dính đầu, rớt cục thịt.
  • Tôm bị mòn râu, cụt đuôi hoặc đốm đen do khuẩn tấn công.
  • Tôm vỏ mềm, ốp thân.
  • Tôm ăn yếu, không tăng thức ăn.

Cách sử dụng khoáng hiệu quả - giúp tôm tăng trưởng nhanh

  • Cần theo dõi thường xuyên sức khỏe, chu kỳ lột xác của tôm.
  • Lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn tôm nuôi.
  • Trộn STC ZCOR liều lượng 10ml/kg thức ăn, cho ăn 2 cữ/ 1 ngày xuyên suốt trong quá trình nuôi. Tham khảo thêm tại link Chitosan giải pháp tôm phục hồi nhanh bệnh và hấp thu tốt dinh dưỡng theo Etech STC.
  • Định kỳ tạt bổ sung khoáng SJC 009 vào trong ao nuôi, tùy vào mật độ và size tôm có thể tạt theo liều lượng sau: 
  • Giai đoạn tôm nhỏ dưới 1 tháng tuổi: tạt SJC 009 liều lượng 2.5kg/1000m3 nước, thực hiện 2-3 ngày/ 1 lần
  • Giai đoạn tôm 1 tháng tuổi: tạt SJC 009 liều lượng 2.5kg/1000m3 nước, thực hiện 2 ngày/ 1 lần.
  • Giai đoạn 2 tháng tuổi trở về sau: tạt SJC 009 mỗi đêm liều lượng 2.5kg/1000m3 nước.
  • Bổ sung vôi CaCO3 mỗi đêm để duy trì hàm lượng kiềm trong ao, cung cấp Canxi cho quá trình lột xác của tôm, liều lượng tạt 15kg/1000m3 nước. Dùng bồn pha vôi để tại ao có van xả đều nước vôi từ từ vôi mỗi đêm. Tôm nhỏ kiểm tra kiềm 2 ngày/lần để có hướng bổ sung khoáng phù hợp.
  • Lưu ý: khi tôm bệnh, việc đưa khoáng hoặc dinh dưỡng vào cơ thể tôm gần như phức tạp và sẽ thất thoát, do đó dựa vào sinh lý và đặc tính trao đổi chất qua mang hoặc đường miệng của tôm mà chúng ta đưa khoáng vào sẽ hiệu quả hơn.

Hinh 9. Khoáng chitosan STC ZCOR chóng còi, hấp thụ tốt, tăng sức đề kháng và khoáng SJC 009 kích lột ,cứng vỏ nhanh.

Kỹ năng thứ 7: Kỹ năng đo các thông số môi trường NH3, NO2-, kH, pH, Oxy. 

Vì sao cần quan tâm đến các thông số môi trường trong ao nuôi

  • Các thông số môi trường giúp chúng ta nhận biết được môi trường ao nuôi đang tốt hay có chuyển biến xấu để phòng ngừa và khắc phục. Trong đó, chỉ số pH và Oxy là hai yếu tố quyết định lớn nhất đến sức khỏe và sự sống của tôm nuôi. Nên duy trì pH ở mức dao động từ 7.6 - 7.8 và hàm lượng oxy hòa tan ở mức > 5mg/lít. Khi quản lý, kiểm soát được hai yếu tố này, người nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát và xử lý các yếu tố môi trường khác, cũng như quản lý được sức khỏe của tôm nuôi và từ đó tạo được môi trường thuận lợi nhất để tôm sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, các thông số môi trường tốt cũng nâng cao được tỷ lệ sống của tôm nuôi.

Kỹ năng đo các thông số môi trường trong ao nuôi

  • Oxy: Dùng máy Hanna để đó chỉ số oxy hòa tan. Lưu ý: do máy đo có dây nên ta cần sử dụng cẩn thận, tránh để mầm bệnh lây nhiễm chéo giữa các ao nuôi với nhau. Sau khi đo xong, ta cần sát khuẩn bằng cồn để tiêu diệt các mầm bệnh. Ngoài ra, muốn thực hiện đo các hồ còn lại nên lấy nước lên đo mặc dù có sai số tuy nhiên không đáng kể nếu chúng ta đo nhanh.

Hình 10. Máy đo oxy Hanna.

Hình 11. Máy đo pH Hanna.

Hình 11. Máy đo kH Hanna.

  • NH3-N
    • Dùng máy đo điện tử
Hình 12. Máy điện tử đo NH3-N trong ao nuôi tôm.
    • Dùng kit test Sera để so màu hàm lượng NH4. Dựa vào kết quả NH4 so với pH ao nuôi để được kết quả NH3 (định kỳ 4 - 5 ngày đo 1 lần, trường hợp ao nuôi có khí độc đo mỗi ngày). Mức độ độc của ao nuôi dựa vào pH, khi pH cao nước có NH4+ cao  và mức độ NH3 sẽ cao và rơi vào vùng xanh hoặc đỏ nhiều hơn.

 Hình 13. Dãy màu chỉ mức độ độc và giá trị NH3 tham chiếu từ đo NH4+ và pH theo kit test chung Cera (vùng màu vàng: an toàn, vùng màu xanh: nguy hiểm cần kiểm soát, vùng màu đỏ: rất nguy hiểm)

  • NO2-: Dùng máy đo Hanna để đo chỉ số NO2- trong nước (định kỳ 5 ngày đo 1 lần). NO2 trong nước tồn tại dạng NO2-, khi xuất hiện chúng gây cản trở quá trình hấp thụ oxy hòa tan của tôm, làm tôm khó thở khi lột dễ rớt (hiện tượng lột rớt cục thịt trên tôm). Ngoài ra, việc ảnh hưởng quá trình hô hấp oxy hòa tan nên chúng gây rối loạn các chức năng khác như: bao tử, tim, gan tụy, đường ruột,.. làm tôm thường chuyển sang màu xanh, và nhợt nhạt. Khi nuôi tôm về size lớn, vấn đề NO2- cần phải xử lý triệt để đưa về mức an toàn mới nuôi được size lớn. Nồng độ NO2- cao > 3 mg/lít càng lâu sẽ gây ảnh hưởng tôm rất lớn như bệnh gan tụy, trống ruột, đốm trắng, rớt rải rác... chúng là dấu hiệu báo môi trường ao nuôi đang có vấn đề, cần được xử lý.

Hình 14. Máy điện tử đo NO2- trong ao nuôi tôm.

Kỹ năng thứ 8: Kỹ năng làm NH3-N, NO2- giảm hoặc bằng 0. 

Ảnh hưởng của khí độc cho ao nuôi tôm

  • Tham khảo Kiểm soát & xử lý khí độc NH3/NO2- trong nuôi tôm siêu thâm canh như thế nào cho hiệu quả theo Etech STC.
  • Như chúng ta đã biết, khi ta đưa thức ăn vào tôm và tôm thải phân ra ngoài môi trường cùng với thức ăn dư thừa, xác tảo, vi khuẩn,...  các vật chất hữu cơ này sẽ tích lũy ở dưới đáy ao và chúng là nguyên nhân chính làm bùng phát khí độc trong ao nuôi. Đây cũng chính là các ổ chứa của vi khuẩn có hại và ký sinh trùng trên tôm. Sự phát sinh khí độc sẽ làm giảm đáng kể lượng oxy trong ao nuôi, có thể gây thiếu oxy và gây chết tôm.
  • Ngoài ra, sự phát sinh khí độc cũng kéo theo nhiều yếu tố gây stress tôm, làm bất hoạt các enzyme trong cơ thể tôm, gây rối loạn các quá trình sinh lý., là điều kiện tốt để làm xuất hiện các loại bệnh trên tôm nuôi.

Giải pháp để quản lý triệt để NH3, NO2- = 0 hoặc làm giảm NH3,NO2-

  • Quản lý tốt lượng thức ăn trong quá trình nuôi tôm, tránh tình trạng để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Tạt trực tiếp STC YUCCA 99 hoặc tạt sinh khối vi sinh TS-39 để hấp thu khí NH3, từ đó làm giảm nhanh lượng NH3 sinh ra.
  • Tạo dòng chảy liên tục trong ao nuôi để đảm bảo duy trì và ổn định oxy hòa tan trong ao nuôi.
  • Duy trì các chỉ tiêu môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm hợp lý, tránh để biến động. Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong quá trình nuôi, tham khảo thêm link 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá. 
  • Đảm bảo lượng oxy trong ao nuôi luôn từ 5-6 mg/lít trở lên một cách liên tục. Đảm bảo cung cấp khí oxy hòa tan đầy đủ, lắp đặt các quạt sục khí hợp lý. Chạy quạt liên tục và syphon sau mỗi cữ ăn tốt nhất là syphon liên tục để gom và hút hết chất thải, thức ăn dư thừa ra môi trường bên ngoài để tránh trường hợp lắng đọng dưới đáy ao gây ô nhiễm nguồn nước và gây bệnh trên tôm.

Hình 15. Đo Oxy hòa tan hệ thống nuôi tôm mô phỏng tại phòng thực nghiệm ECTECH STC- TÔM.

  • Tạo giá thể trong ao nuôi, dùng CaCO3 làm giá thể. Thiết kế bồn có van xả đều từ từ kéo dài 4-5 tiếng mỗi tối với liều lượng 20-25kg/1500m3 nước vào ao nuôi, lưu ý hạn chế làm môi trường biến động đột ngột. 
  • Duy trì mật độ tảo trong ao một cách hợp lý. Vì tảo có tác dụng hấp thụ các dạng nitơ vô cơ để phát triển, do đó sẽ làm giảm sự tích tụ của các khí độc.
  • Tạt đúng loại và đủ lượng vi sinh (ủ yếm khí - không oxy 1 gói STC-BIO + 10kg mật đường sát khuẩn + 200 lít nước sạch, cách 2 – 3h khuấy 1 lần hoặc cho sủi khí khoảng 3-4 phút giúp nước vi sinh đảo đều, sau đó đậy kín ủ không oxy trong 48h đưa pH mẻ vi sinh về dưới 4.0 là có thể sử dụng tạt tốt). Tăng cường chạy quạt để gom phân, thức ăn dư thừa ra hố và syphon ra. Định kỳ mỗi đêm tạt vi sinh đã sinh khối liều 20-30 lít/1.000 m3 nước. Nếu pH >7.8 nâng liều vi sinh lên từ 60 – 70 lít/1000m3 nước kết hợp với tạt trực tiếp TS-39 vào lúc 21-22h tối liều lượng 1 gói/1000m3 nước liên tục trong 2 – 3 ngày để tăng cường mật độ vi sinh có lợi.
  • Cho ăn đúng và phù hợp về chủng loại vi sinh như: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Với  STC CLEAN, ETECH STC -TÔM đã nghiên cứu nhập từ Mỹ đúng loài để giải quyết NH3/NO2 - từ việc đưa vi sinh bacillus spp vào trong đường ruột tôm. Tôm nhỏ trước 45 ngày tuổi ăn 5 cữ/ngày với liều 10g/kg, sau 45 ngày tuổi ăn 2-3 cữ/ngày với liều 5gam/kg. 
  • Thiết lập hệ thống siphon và cấp nước ban đầu với ống Ø60mm, chạy siphon và cấp nước vào liên tục từ hệ thống xử lý nước hoàn lưu.
  • Lưu ý: chúng ta cần kiểm tra các chỉ số khí độc NH3, NO2- trong ao nuôi, xem hàm lượng của NH3, NO2 ở mức cao hay thấp để có hướng xử lý phù hợp. Không nên nhìn màu nước theo cảm tính vì qua màu nước chúng ta sẽ không biết được cụ thể nồng độ khí độc hiện tại trong ao nuôi. Ở ao lót bạt 100%, khi tôm nuôi được 3-5 ngày tuổi là có NH3/NO2- hiện hữu nếu như không làm đúng quy trình.
  • Mời bà con xem tiếp phần 2 theo link sau 15 kỹ năng cần đạt được với ai “vô nghề” nuôi tôm siêu thâm canh (p2) theo Etech STC.
  • Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: www.etechstc.com

Viết bài: Ks Trần Châu Liêm, CN Trần Duy Khải, CN Phùng Anh Duy, Ks Trương Thị Huỳnh Như

Chỉnh sửa bản thảo: Ths Trần Kim Ngoan

Duyệt nội dung:Ths Lê Trung Thực

Từ khóa tham khảo thêm

  • Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm WSSV 
  • Cách tăng sức đề kháng hệ miễn dịch và tăng tỷ lệ sống cho tôm, cá
  • Tăng dòng chảy - tăng oxy hòa tan
  • Kỹ năng phòng ngừa bệnh đốm trắng
  • Hiện tượng rớt cục thịt trên tôm
 

Đăng kí nhận tin