GIẢI PHÁP DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Như chúng ta đã biết, trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh, mầm bệnh luôn xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Khuẩn ở đây được hiểu là vi sinh vật trong môi trường nước gây bất lợi đến sự sinh trưởng và phát triển của con tôm, cá. Diệt khuẩn nước ao nuôi hiệu quả sẽ làm giảm đáng kể các mầm bệnh và tăng sức đề kháng cho tôm trong suốt vụ nuôi.

Ảnh hưởng của khuẩn trong ao nuôi tôm siêu thâm canh và các thời kỳ cần diệt khuẩn

  • Khuẩn ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi, nó phát sinh và phát triển rất nhanh chóng và gây hậu quả rất nghiêm trọng đến kết quả vụ nuôi nếu chúng ta không kịp thời xử lý. Thông thường, khi ao nuôi có xuất hiện các dấu hiệu như: nhớt bạt, nấm đồng tiền, nấm chân chó, tảo dày, nước màu xanh, tôm cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, gan tụy mờ, ruột xoắn, đứt khúc, phân lỏng,... thì ao nuôi đang bị nhiễm khuẩn và cần phải xử lý ngay.

Hình tôm bị cụt râu, đốm đen mang do khuẩn trong nước ao nuôi.

Vibrio cao ảnh hưởng lớn đến tôm

  •  Qua nghiên cứu STC tôm nhận thấy việc sử dụng vèo mật độ quá cao, hoặc diện tích vèo nhỏ, sức đề kháng và khuẩn bên ngoài khâu nước, khuẩn bên trong khâu đường ruột chưa ngừa được ở giai đoạn 45 ngày tuổi. Giai đoạn này, tôm rớt trong khi vèo gây hao hụt, hoặc chuyển tôm xuống ao nuôi thường 10 ngày đầu tôm bị trống ruột, lỏng ruột, phân lỏng, rớt lai rai rất nhiều và kéo dài rồi cuối cùng buộc hộ nuôi phải thu tôm sớm. Vibrio là mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong môi trường nước và trong ruột, gan tôm. Một số bệnh do vibrio gây ra như: Vibrio harveyi gây ra bệnh phát sáng, là mầm bệnh chính tấn công tôm ấu trùng và gây chết hàng loạt. Vibrio para ký sinh đường ruột tôm, khi mật độ đủ tiết ra độc tố gây ảnh hưởng gan tụy tôm làm tôm chết sớm (ems)  hoặc chết hàng loạt (AHPND). Khi thời tiết thay đổi, thông số môi trường như nhiệt độ, nước, pH, oxy hòa tan biến động, ao nuôi chứa chất hữu cơ và khí độc NH3/NO2- cao, lúc này cơ thể động vật suy yếu sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công và có thể dẫn đến bệnh phát triển nhanh.
  • Qua nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi nhận ra rằng, khi có khuẩn Vibrio Para xuất hiện trên ruột và gan tôm và có mật độ cao từ 40 cfu/ml thì khả năng tôm bị rớt đáy sẽ rất cao, tỷ lệ hao hụt từ 30% trở lên.

Hình tôm 25 ngày tuổi rớt đáy do nhiễm khuẩn.

  • Trong tháng đầu của vụ nuôi, khi chúng ta kiểm tra tôm, nếu không có sự xuất hiện của Vibrio trong nước, ruột và gan tụy (tất cả đều âm tính) thì khả năng thành công của ao nuôi là rất cao.

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình ảnh phiếu xét nghiệm Vibrio và EHP.

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình tôm tại farm Tuấn Nghị test không có vibrio lúc 30 ngày tuổi.

  • Qua kết quả kiểm tra khuẩn tại Farm Tuấn Nghị, ta nhận thấy khi kiểm tra nước không có khuẩn thì nuôi tôm sẽ thành công. Trong quá trình nuôi, tôm không bị bệnh nặng, không gây hao hụt hay tốn chi phí cao để xử lý. Chúng tôi cũng đã nhận ra rằng, cần có thời gian vài ngày để vi khuẩn Vibrio tích lũy ở mật độ cao thì tôm mới phát bệnh, nên chúng ta cần kiểm tra khuẩn lúc tôm 8 ngày tuổi và 20 ngày tuổi để ngừa khuẩn ở giai đoạn tôm 45 ngày, từ đó sẽ có giải pháp điều trị thuốc liều cao hơn.

Trong quá trình nuôi tôm, cá có 3 thời kỳ lớn cần phải diệt khuẩn, cụ thể

Diệt khuẩn đầu vụ 

  • Diệt khuẩn đầu vụ rất quan trọng, đây là khâu xử lý nước đầu vào để chuẩn bị sẵn sàng (ao sẵn sàng), hoặc ao lắng cung cấp nước cho việc nuôi tôm, giúp tôm có điều kiện phát triển tốt và giảm thiểu các bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm,…. gây ra. Cách diệt khuẩn thường thấy: rải vôi đáy ao (đối với ao đất), hạ phèn, xử lý nước ao lắng, vệ sinh ao bạt, dùng STC K9, STC F200... Tham khảo thêm link sau Cách xử lý nước dùng cho nuôi tôm cá công nghệ cao theo mô hình Etech STC.

Diệt khuẩn trong vụ nuôi

 Phòng ngừa

  •  Cần diệt khuẩn định kỳ trực tiếp trên ao nuôi nhằm ngăn ngừa mật độ vi khuẩn cao không quá 1 cfu/ml. Nuôi tôm cần tuân thủ phòng ngừa hay hơn trị, tham khảo bài viết Tại sao nuôi tôm, cá nên phòng hay hơn trị?. Thông thường, đối với môi trường nước chúng ta nên diệt khuẩn định kỳ 5 ngày/ 1 lần, mặc dù nước còn tốt vẫn nên diệt khuẩn để ngăn ngừa mật độ Vibrio phát triển cao. Tùy theo mật độ tảo dày, hiện tượng nước xấu, thời tiết khắc nghiệt như mưa to hay nắng gắt, chúng ta có thể diệt khuẩn nhanh khoảng 4 ngày/lần và không gây sốc tôm. Đối với bên trong đường ruột tôm, cần cho ăn ASG 08 hoặc G7 định kỳ 5 ngày/lần, ăn 2 ngày, mỗi ngày 1 cữ sáng liều 8(ml/gam)/kg thức ăn. Ngừa khuẩn phát triển vào 5 giai đoạn nhạy cảm nuôi tôm siêu thâm canh tham khảo thêm link 5 giai đoạn nhạy cảm và giải pháp phòng ngừa nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC.

Quy trình điều trị tôm bị khuẩn

Khi phát hiện các dấu hiệu tôm bị nhiễm khuẩn như: test khuẩn cao, ăn ít, ruột yếu, ruột xoắn hoặc gấp khúc, ruột đứt khúc, lờ đờ, nước dơ, tảo dày, chúng ta phải tiến hành trị theo các bước sau:

  • Bước 1: Giảm lượng thức ăn của mỗi cữ ăn từ 30 - 50%, diệt khuẩn môi trường nước ao nuôi bằng STC K9 với liều lượng 1kg/2.000 m3 nước, chạy quạt nhiều và chuẩn bị oxy viên, STC YUCCA 99.
  • Bước 2: Cho tôm ăn G 7 hoặc ASG 08 kết hợp STC HUFA hoặc STC ZCOR  vào 2 cữ sáng và trưa với liều lượng 10 (gam/ml)/kg thức ăn. Vào 2 cữ chiều, cho tôm ăn STC GAN + STC HUFA, liều lượng mỗi loại là 15 gam/kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 ngày. Tăng thời gian siphon nhiều hơn và siphon nhiều lần cả ngày và đêm.
  • Bước 3: Vào ngày 2, diệt khuẩn bằng STC K9 thêm lần thứ 2 vào buổi sáng để chống tái nhiễm và diệt triệt để lượng khuẩn trong ao. Vào buổi tối, trong các đêm đang điều trị nên rải trực tiếp oxy viên đều khắp ao liều lượng 1kg/2.000 m3 nước. Sau 10-12 tiếng diệt khuẩn, có thể sử dụng vi sinh TS-39 để gây hệ vi sinh có lợi trong ao nuôi.
  • Bước 4: Ngày thứ 3, sáng và trưa cho ăn 2 cữ AQUA SH hoặc ZYM AQUA kết hợp STC ZCOR liều 15 (gam/ml)/kg thức ăn.  Chiều, tối cho tôm ăn STC GAN STC HUFA liều lượng mỗi loại là 15 gam/kg thức ăn. Nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe của tôm, màu nước, kiểm tra tảo có bị rớt hay không, đo cập nhật  môi trường thường xuyên.

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình tôm bị khuẩn, nấm gây đốm đen trên ao công nghiệp.

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình ảnh cá chốt thối đuôi trắng mình do khuẩn Aeromonas gây ra.

Diệt khuẩn cuối vụ nuôi

  • Đối với các ao tôm bị sự cố, tôm bệnh, nhiễm phải các chủng vi khuẩn như: Vibrio, vi bào tử trùng - EHP, nấm đồng tiền, nấm chân chó, ký sinh trùng - gregarine,  Aeromonas, Pseudomonas,…. chúng còn sót lại trong ao nên khi cấp nước vào vụ sau sẽ tiếp tục phát triển và gây bệnh cho tôm. Chính vì vậy, việc diệt khuẩn cuối vụ sẽ tạo điều kiện tốt cho vụ nuôi mới an toàn hơn, không bị nhiễm mầm bệnh từ ao nuôi cũ.

Lưu ý: Chúng ta cần chú ý phải thật kỹ lưỡng khi diệt khuẩn trong giai đoạn tôm từ lúc thả giống đến 45 ngày tuổi, chạy quạt nhiều hơn thường ngày, chuẩn bị oxy viên STC YUCCA 99 trước khi diệt khuẩn. Đối với ao nuôi tôm siêu thâm canh, do mật độ cao nên việc ngăn ngừa bùng phát khuẩn là rất cần thiết, việc chọn lựa hóa chất diệt đảm bảo an toàn ít sốc tôm, hoặc không làm rớt hao tôm rất quan trọng. Sau khi diệt khuẩn, chúng ta nên sớm tạo hệ vi sinh có lợi và ổn định lại nguồn nước trong ao nuôi. Đối với ao nuôi quảng canh, mật độ nuôi thưa nên chúng ta không cần diệt khuẩn vì tảo và các vi sinh vật phù du trong ao lại có vai trò là lượng thức ăn tự nhiên cho tôm và tạo nguồn oxy hòa tan cho ao nuôi nên nếu diệt khuẩn sẽ làm giảm lượng thức ăn tự nhiên của tôm và tôm sẽ chậm phát triển. 

Diệt khuẩn như thế nào an toàn cho tôm theo Etech STC Tôm

Để đảm bảo an toàn cho tôm, trong quá trình diệt khuẩn, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

  • Cần chọn lựa thuốc diệt khuẩn cho phù hợp với nguồn nước, tình trạng tôm vụ trước, thời gian chuẩn bị ao.- Lựa chọn các hóa chất an toàn cho tôm nuôi, tránh các hóa chất không an toàn như: Clo, CuSO4, decis …
  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi cụ thể trên từng sản phẩm và sử dụng đúng liều lượng theo quy định. Cần thật sự cẩn thận khi diệt khuẩn lúc tôm yếu, tôm có mầm bệnh hoặc đang bệnh, tránh tình trạng tôm bị sốc, ngộ độc do sử dụng thuốc quá liều.
  •  Không lạm dụng thuốc kháng sinh để tạt trong quá trình diệt khuẩn. Nếu nuôi trên ao đất, việc tồn lưu kháng sinh có khả năng rất cao. Nếu ao lót bạt, việc tạt diệt khuẩn sẽ làm cho một số kháng sinh không tan hết sẽ bị hệ thống syphon hút ra ngoài làm mất cân bằng hệ sinh thái bên ngoài và khả năng ô nhiễm rất cao.
  • Khi phát hiện tôm bị các bệnh như: đen mang, đốm đen, cụt râu,  đóng rong, hoại tử cơ, nấm,.. các hộ nuôi cần lựa chọn loại diệt khuẩn cho phù hợp hoặc tham khảo ý kiến các kỹ sư có kinh nghiệm, chuyên môn cao để tư vấn.

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Tôm bị khuẩn, nấm, ký sinh trùng bị rớt được siphon ra ngoài.

  • Diệt khuẩn vào lúc sáng sớm là tốt nhất, tuy nhiên đối với HI-IODINE 9000 chúng dễ phân hủy với ánh sáng nên diệt vào buổi tối hoặc chiều mát sau 5h sẽ tăng khả năng xác khuẩn của iodine.
  • Tránh để các dung dịch thuốc diệt khuẩn chưa pha loãng tiếp xúc trực tiếp với da và mắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Trước khi diệt khuẩn, cần kiểm tra độ phèn và đánh hạ phèn để quá trình diệt khuẩn được hiệu quả cao.
  • Trong quá trình diệt khuẩn, bà con cần cung cấp đủ oxy chạy quạt trước 30 phút để nước phân tán đều cho ao nuôi.
  • Sau khi diệt khuẩn, bà con cần duy trì chạy quạt suốt đêm, theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm. Sau 12 tiếng, chúng ta có thể sử dụng lại vi sinh. Sau khi diệt khuẩn, cần bổ sung vi sinh có lợi lại cho ao nuôi bằng cách sử dụng các loại men vi sinh như  TS-39 hoặc STC-BIO để ổn định lại môi trường nước và tảo trong ao nuôi giúp tôm nhanh chóng phục hồi.
  • Nếu thấy tôm có sức khỏe tốt sau 30 ngày tuổi, tôm ăn sung thì trước khi diệt khuẩn chúng ta nên xổ đường ruột 1 cữ rồi diệt khuẩn. Khi diệt khuẩn, sức khỏe tôm sẽ giảm nên cho tôm ăn giải độc gan, ruột, tăng sức đề kháng liều cao hơn thường ngày.

Giải pháp kìm - diệt khuẩn an toàn từ Etech STC

Sử dụng vi sinh kìm khuẩn

Sử dụng acid hữu cơ STC K9 an toàn để kìm hãm, diệt khuẩn bên ngoài

Công dụng của các hợp chất acid hữu cơ sử dụng an toàn cho tôm có trong STC K9

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Sản phẩm STC K9 - Acid hữu cơ diệt và kìm hãm khuẩn của Công ty Etech STC.

Liều dùng của Acid hữu cơ diệt và kìm hãm khuẩn STC K9

  • Để kìm hãm lượng khuẩn bùng phát khi thời tiết không thuận lợi hoặc quá trình nuôi lâu dài, để kìm khuẩn và kìm tảo xấu phát triển chúng ta nên diệt khuẩn 5 ngày/lần, nếu môi trường bất lợi cần diệt sớm hơn. Bình thường, khi môi trường tốt, chúng ta vẫn nên diệt khuẩn 5 ngày/lần. STC-Tôm chúng tôi đã nghiên cứu dòng diệt khuẩn bằng acid hữu cơ thân thiện môi trường, ít biến động tảo và kiểm soát tốt khuẩn bùng phát. Với STC K9, chúng tôi diệt đến 99% khuẩn nhưng thông số môi trường gần như không biến động nhiều. Sản phẩm sử dụng diệt khuẩn vào buổi sáng và liều lượng 1kg/2.000 m3 nước đối với ao có tôm hoặc ao sẵn sàng hoặc xử lý ban đầu. Cần pha trộn thêm muối hạt để tăng khả năng diệt khuẩn và đưa xuống tầng đáy của ao.

Cho ăn kìm khuẩn bên trong đường ruột và gan tôm

  • Cho ăn AQUA SH và STC CLEAN để bổ sung men tiêu hóa giúp chuyển hóa, hấp thụ tốt thức ăn. Ăn ngày 3-4 cữ suốt vụ nuôi tôm nhỏ ăn 10g/kg, tôm lớn ăn 5g/kg thức ăn.
  • Cho ăn thêm thảo dược ZYM AQUA, giúp phân tôm chắc, ngừa lỏng ruột. Ăn cách ngày trong suốt vụ nuôi, mỗi lần ăn khoảng 1-2 cữ sáng và trưa (cho ăn theo lịch ngày lẻ).
  • Cho ăn  ngày cách ngày  STC GAN thảo dược giải độc dạng thảo dược thường xuyên trong quá trình nuôi 1-2 cữ/ngày vào buổi chiều và tối (cho ăn theo lịch ngày chẵn). Tôm nhỏ ăn liều 10ml/kg, tôm lớn ăn liều 5ml/kg. Tuy nhiên thời tiết bất lợi cần tăng liều ăn 10 - 15 ml/kg và 2 cữ/ngày.
  •  Định kỳ cho ăn 5 ngày/lần, mỗi lần cho ăn liên tục 2 ngày và ăn 2 cữ sáng với G7 hoặc ASG 08 liều 10 (g/ml)/kg thức ăn để diệt, kìm hãm và đẩy Vibrio ra bên ngoài, kìm hãm mật độ Vibrio để không đủ lượng gây độc tố lên gan. 

 Kết luận và khuyến nghị

  • STC K9 acid hữu cơ diệt khuẩn vừa an toàn với tôm và diệt triệt để khuẩn, nấm, trong ao nuôi. STC K9 kiểm soát tảo bùng phát tốt đồng thời kìm hãm mầm mống của vi khuẩn bùng phát.
  • Việc diệt khuẩn ao nuôi luôn là việc quan trọng và phải làm thường xuyên vì khi gặp điều kiện không thuận lợi như: thức ăn dư thừa nhiều, môi trường nước bẩn, khí độc nhiều…thì mầm bệnh sẽ phát sinh và phát triển ngay. Việc chủ động kiểm tra thường xuyên, phát hiện và diệt khuẩn sớm sẽ ít ảnh hưởng đến tôm trong ao nuôi. Việc chọn lựa đúng các biện pháp và thời gian diệt khuẩn cũng góp phần quan trọng dẫn đến thành công của vụ nuôi. Công ty Etech STC luôn có giải pháp tối ưu và đồng hành cùng quý bà con
  • Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình diệt khuẩn vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline: 0838 95 97 99.
  • Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: www.etechstc.com

Cuối cùng, kính chúc quý bà con có một vụ nuôi thuận lợi và thành công!

Sản phẩm sử dụng chính theo quy trình

DIỆT KHUẨN AN TOÀN TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Viết bài: Ks. Châu Văn Liêm, Ths Trần Kim Ngoan

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 Từ khóa tham khảo thêm:

  • Giải pháp diệt khuẩn định kỳ và an toàn trong nuôi tôm siêu thâm canh.
  • Diệt khuẩn như thế nào an toàn cho  tôm theo STC - tôm.
  • Giải pháp diệt khuẩn an toàn từ Etech STC.
  • 5 giai đoạn nhạy cảm nuôi tôm siêu thâm canh
  • nuôi tôm siêu thâm canh

Đăng kí nhận tin