KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2- TRONG NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH - STC

NH3/NO2- là gì và nguyên nhân sinh ra NH3 trong ao nuôi

NH3/NO2- là gì?

  • Amoniac có công thức hóa học là NH3, là khí độc tồn tại trong ao nuôi và có hại cho tôm. Khi hiện diện trong ao, chúng dạng NH4+ do phản ứng sau: NH3 + H+ = NH4+. Một số kit test sử dụng đo chỉ số NH4+ dựa vào pH nước rồi suy ra thông số NH3. Theo kit test thì độ độc hay nồng độ của NH3 dựa vào pH ao nuôi.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình dãy màu chỉ mức độ độc và giá trị NH3 tham chiếu từ đo NH4+ và pH theo kit test chung Cera (vùng màu vàng: an toàn, vùng màu xanh: nguy hiểm cần kiểm soát, vùng màu đỏ: rất nguy hiểm).

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình chu trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên (nguồn Youtube).

  • Qua hình chu trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên, ta thấy NO2 (khí nitrite) là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa hay NO2 gọi là khí nitrite. Ở trong nước, chúng tồn tại dạng ion NO2- và quá trình để chuyển hóa thành NO3- (NO3- an toàn cho tôm, cá) thì chúng cần nhiều điều kiện tối ưu như: oxy hòa tan > 5mg/l, có vi sinh nitrobacter, nitrosomonas, ánh sáng quang hợp, giá thể để vi sinh bám vào và phát triển. Nitrobacter, nitrosomonas có nhiều trong đất do đó người nuôi ao đất nếu biết tận dụng tốt sẽ phát huy tối ưu nguồn ưu đãi tự nhiên này.

Nguyên nhân sinh ra NH3/NO2-

Từ thức ăn

  • Khi cho tôm ăn thức ăn công nghiệp, phân tôm thải ra và một số thức ăn dư thừa sau một thời gian được vi sinh phân hủy và chúng sản sinh ra do trong thức ăn có đạm (chứa nitơ) và một số hợp chất chứa nitơ khác. Quá trình phân hủy này diễn ra liên tục nên nếu không có giải pháp tốt thì chúng vượt ngưỡng hàm lượng cho phép sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến tôm. NH3/NO2- là một thông số môi trường chúng ta cần phải kiểm soát vì nếu không kiểm soát tốt tôm sẽ rất dễ sinh bệnh. Khi NH3 cao thì tôm bị stress, ngộ độc và chết hàng loạt, sẽ nhiễm một số bệnh liên quan như: phân trắng, phân lỏng, gan tụy. 

Phân tôm, thức ăn dư thừa

  • Tôm hấp thụ được khoảng 65 -70% đạm và dinh dưỡng của thức ăn sau đó theo phân ra ngoài. Phân tôm chứa hàm lượng đạm và một số hợp chất hữu cơ có nitơ, chúng được thải ra sẽ hòa tan vào môi trường nước khoảng 10-15%. Theo quá trình nghiên cứu mô phỏng trên tôm thẻ chân trắng, chúng tôi quan sát thấy tôm ăn đến khi đầy ruột và sau đó tràn trong đường ruột thì sẽ thải ra và quá trình này là liên tục. Nơi nào có thức ăn tích tụ - nguồn thức ăn thì tôm ở đó ăn và tập trung sống nhiều. Do đó, nếu một số chất hữu cơ, các chất  không hòa tan đưa vào ao tôm, một số thức ăn dư thừa, phân tôm còn tồn và lắng đọng ở đáy ao (Nơi khuất, góc khuất, góc vuông, khoảng cách giữa 2 ống oxy sủi, giá đỡ, trụ đỡ,  đĩa oxy, nơi không có dòng chảy, hố syphon, đường ống trên bạt, cây cắm trong ao, cầu thang, chộp - nhá,...) nếu không có giải pháp xử lý triệt để thì chúng sẽ là trái bom nổ chậm làm bùng phát nguồn bệnh cho tôm.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình tôm vừa ăn vừa thải ra phân liên tục tạo thành đoạn dài chưa đứt hẳn trong hồ nuôi mô phỏng tại phòng thực nghiệm công ty Etech STC.

Vỏ tôm lột, xác tảo tàn, tôm hao hụt

  • Chúng thường nằm ở đáy ao hoặc lơ lửng trong nước sẽ phân hủy tạo ra NH3/NO2- , đồng thời chúng cũng là vật chủ trung gian để ký sinh trùng, vi khuẩn dễ bám và sinh sống. Khi oxy và dòng chảy thấp hoặc môi trường bất lợi thì chúng sẽ phát triển mạnh và trở thành nguồn gây bệnh trên tôm.

Nguồn nước cấp 

  • Việc lấy từ sông cấp vào ao nuôi có chứa xác thực vật, xác động vật phân hủy, phân bón, nước thải từ khu nuôi công nghệ cao, nước do hoạt động sên vét đổ ra sông,…

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình kết quả đo NH4+ và NO2- khi hàm lượng đạm trong ao cao.

  • Hiện nay, một số farm nuôi xả thải ra môi trường bên ngoài mà không qua xử lý triệt để nên nguồn nước bên ngoài sông thường có hiện tượng phú dưỡng hoặc đóng rêu ven sông, nguồn nước thải có hàm lượng nitơ và hữu cơ cao. Vì vậy, đối với các hộ nuôi quảng canh sinh thái tự nhiên, khi lấy nước vào trong ao thường nhận thấy hiện tượng tảo xanh lên nhanh, rêu đóng theo mé kênh mương trong vuông tôm đang nuôi. Điều này làm tôm dễ bị đóng rong, đen mang, hoặc ô nhiễm nguồn nước làm cho tôm dễ bị bệnh đốm trắng, hoặc vi khuẩn tấn công tôm gây ra nguyên nhân tôm chết liên tục, người nuôi tôm không có thu nhập. Để giải quyết được vấn đề này, các farm nuôi nên có hệ thống xử lý nước thải triệt để đảm bảo đúng tiêu chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, công ty STC tôm chúng tôi cũng có giải pháp xử lý nguồn nước thải và cấp trong điều kiện tiện dụng, không tăng chi phí nuôi tham khảo thêm link sau Xử lý nước thải siphon của  nuôi tôm siêu thâm canh đạt lợi nhuận kép.

Sử dụng vi sinh chưa đúng và vận hành hệ thống nuôi chưa đúng cách

  • Việc sử dụng vi sinh không đúng dẫn đến tốn kém chi phí và ngược lại không mang đến hiệu quả cho ao nuôi. Nếu sử dụng vi sinh không đúng chủng loại chúng cũng sẽ sinh ra khí độc, cạnh tranh oxy với tôm. Phòng mô phỏng thực nghiệm Cty STC chúng tôi thấy rằng: khi NH3/NO2- cao, quan sát thấy tôm bơi và chúng cắn nhau nhiều. Ngoài ra, khi khí độc cao thì đáy ao dơ, thức ăn và phân tôm thải ra bị thối, ôi thiu, khu vực này chúng có oxy hòa tan thấp dưới 4 mg/l nên các con tôm lột còn yếu chúng sẽ đến gần hoặc trú ẩn vào nên chúng dễ bị nhiễm độc và rớt đáy,  điều này giải thích rằng việc hao hụt, tỷ lệ sống  giảm, lột rớt cục thịt điều do nguyên nhân trên gây ra.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

 Hình hiện tượng tôm bị rớt cục thịt do kích lột và ao có khí độc.

Ảnh hưởng của NH3/NO2- đến sức khỏe của tôm như thế nào?

Khi NH3 trong ao nuôi tăng cao sẽ mang lại rất nhiều tác hại, cụ thể như sau: 

  • NH3 cao dẫn đến tôm nổi đầu, nhảy khỏi mặt nước, giảm ăn, chậm lớn hoặc giảm tỷ lệ tăng trưởng, có thể gây chết hàng loạt.
  • NH3 làm giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng, tôm dễ nhiễm các bệnh như: bệnh phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy cấp, đen mang và hoại tử cơ.
  •  Khí NH3 làm tảo trong ao nuôi phát triển đột biến, đặc biệt là các loại tảo có hại như tảo lam, tảo giáp, tảo mắt…, gây ra việc thiếu oxy trong nước ao nuôi vào ban đêm.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình tôm bị rớt do khí độc trong ao tăng cao.

  • Khí NO2- làm cản trở quá trình hô hấp, cản trở sự hấp thụ oxy của tôm, ảnh hưởng sức đề kháng tôm. Nếu nồng độ NO2- cao có thể làm cho tôm thay đổi sắc tố. Qua nghiên cứu tại phòng thực nghiệm STC cho thấy, với mật độ 100 con/m2, độ mặn 15 phần nghìn, oxy hòa tan 6.4 mg/l, NH3 =0,  khi NO2- ở mức hơn 30 mg/l sẽ làm cho một số tôm nuôi trong hồ chuyển sang màu xanh, chiếm tỷ lệ khoảng 3-4%, tôm vẫn ăn và lột xác, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm. Khi khí độc cao việc kích lột hoặc tác động sốc môi trường có thể làm tôm lột nhiều và một số tôm bị rớt đáy, rớt cục thịt do sức khỏe tôm yếu, khi vừa lột chúng bị con mạnh tấn công.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình tôm chuyển màu xanh khi NO2- cao trong hồ nuôi mô phỏng tại phòng thực nghiệm STC.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo NO2- pha loãng hơn 7 lần từ hồ nuôi mô phỏng tại phòng thực nghiệm STC ngày 4/11/2022 trước khi ăn STC CLEAN.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo oxy hòa tan từ hồ nuôi mô phỏng tại phòng thực nghiệm STC.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo pH và NH4+ từ hồ nuôi mô phỏng tại phòng thực nghiệm STC ngày 4/11/2022.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo kH - kiềm từ hồ nuôi mô phỏng tại phòng thực nghiệm STC.

Giải pháp quản lý triệt để NH3, NO2- = 0 hoặc làm giảm NH3, NO2- để đạt hiệu quả trong quá trình nuôi

  • Quản lý tốt lượng thức ăn trong quá trình nuôi tôm, tránh tình trạng để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Ngoài ra, ta có thể sử dụng tạt trực tiếp STC YUCCA 99 để hấp thu khí NH3, từ đó làm giảm nhanh lượng NH3 sinh ra.
  • Tạo dòng chảy liên tục trong ao nuôi để đảm bảo duy trì và ổn định oxy hòa tan trong ao nuôi.
  • Duy trì các chỉ tiêu môi trường như pH, nhiệt độ, độ kiềm hợp lý, tránh để biến động. Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong quá trình nuôi, tham khảo thêm link [https://etechstc.com/3-nguyen-tac-bat-di-bat-dich-khi-nuoi-tom-ca/
  • Đo lượng oxy trong ao nuôi luôn từ 4-6 mg/l trở lên và đảm bảo liên tục. Cung cấp khí oxy đầy đủ, lắp đặt các quạt sục khí hợp lý. Chạy quạt LIÊN TỤC và syphon sau mỗi cữ ăn tốt nhất là syphon LIÊN TỤC để gom và hút hết chất thải, thức ăn dư thừa ra môi trường bên ngoài để tránh trường hợp lắng đọng dưới đáy ao gây ô nhiễm nguồn nước và gây bệnh trên tôm.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo Oxy hòa tan hệ thống nuôi tôm mô phỏng tại phòng thực nghiệm STC.

  • Tạo giá thể trong ao nuôi, dùng CaCO3 làm giá thể. Thiết kế bồn có van xả đều từ từ kéo dài 4-5 tiếng mỗi tối với liều lượng 20-25kg/1500m3 nước vào ao nuôi, lưu ý hạn chế làm môi trường biến động đột ngột. 
  • Duy trì mật độ tảo tốt trong ao một cách hợp lý. Vì tảo có tác dụng hấp thụ các dạng nitơ vô cơ để phát triển, do đó sẽ làm giảm sự tích tụ của các khí độc.
  • Tạt đúng loại và đủ lượng vi sinh (Ủ yếm khí - không oxy 1 gói STC BIO + 10kg mật đường sát khuẩn + 200L nước sạch, cách 2 – 3h khuấy 1 lần hoặc cho sủi khí khoảng 3-4 phút giúp nước vi sinh đảo đều, sau đó đậy kín ủ không oxy trong 48h đưa pH mẻ vi sinh về dưới 4.0 là có thể sử dụng tạt tốt). Tăng cường chạy quạt để gom phân, thức ăn dư thừa ra hố và syphon ra. Định kỳ mỗi đêm tạt vi sinh đã sinh khối liều 15 lít/1.000 m3 nước. Nếu pH >7.8 nâng liều vi sinh lên từ 60 – 80l/1000m3 nước kết hợp với tạt trực tiếp TS-39 vào lúc 8 – 9h sáng liều lượng 1 gói/1000m3 nước liên tục trong 2 – 3 ngày để tăng cường mật độ vi sinh có lợi.
  • - Cho ăn đúng và phù hợp về chủng loại vi sinh như: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài. Với  STC CLEAN, STC chúng tôi đã nghiên cứu nhập từ Mỹ đúng loài để giải quyết NH3/NO2 - từ việc đưa vi sinh bacillus spp vào trong đường ruột tôm. Tôm nhỏ trước 45 ngày tuổi ăn 4 cữ/ngày với liều 10g/kg, sau 45 ngày tuổi ăn 2 cữ/ngày với liều 5gam/kg. Ngoài ra, cần bổ sung thêm AQUA SH dòng men Amylase để nong to và làm dày lớp nhung mao thành ruột, giúp quá trình chuyển hóa thức ăn tốt hơn. 
  • - Thiết lập hệ thống siphon và cấp nước ban đầu với ống Ø60mm, chạy siphon và cấp nước vào liên tục từ hệ thống xử lý nước hoàn lưu.
  • - Chúng ta cần kiểm tra các chỉ số khí độc NH3, NO2- trong ao nuôi, xem hàm lượng của NH3, NO2 ở mức cao hay thấp để có hướng xử lý phù hợp. Không nên nhìn màu nước theo cảm tính vì qua màu nước chúng ta sẽ không biết được cụ thể nồng độ khí độc hiện tại trong ao nuôi. Ở ao lót bạt 100%, khi tôm nuôi được 3-5 ngày tuổi là có NH3/NO2- hiện hữu nếu như không làm đúng quy trình.

Xử lý kiểm soát NH3 thực tế tại mô hình của STC tại Farm Kiên Giang

Thực trạng trước khi xử lý

  • Chúng tôi đã chứng minh được việc sử dụng chế phẩm vi sinh kết hợp với thay nước sẽ làm giảm được hàm lượng khí độc NH3 trong ao nuôi. 
  • Địa điểm thực hiện thí nghiệm là farm nuôi ở Kiên Giang. Ao nuôi sau khi cho ăn thức ăn có lượng đạm cao, thêm việc tôm bài tiết nhiều thì trong nước xuất hiện khí độc. Kết quả đo NH3 là 0.03mg/l, so với ngưỡng mà tôm chịu được là vượt ngưỡng (ở mức NH3 bằng 0.03mg/l sẽ gây độc cho tôm khi tiếp xúc lâu).

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo NH4+ trước khi sử dụng vi sinh TS-39 và STC FLOCK.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình kiểm tra nước trong ao nuôi có mùi hôi dưới gió và bọt không tan trong nước khi chưa dùng vi sinh.

Trong khi xử lý:

  • Sau khi phát hiện NH3 tăng cao, chúng tôi tăng cường chạy quạt kết hợp với siphon, sau đó thay 30- 40% nước và sử dụng 1 gói TS-39 kết hợp sử dụng vi sinh khối sục oxy 3-4 tiếng với 1 gói  STC FLOCK tạt xuống ao 1.800 m3 nước chạy quạt nhiều.

Sau khi xử lý:

  •  Sau 1 ngày đo lại, chúng tôi thu được kết quả là NH4 = 0.5mg/l so với pH = 7.5 cho ra NH3 là 0.009 mg/l, đây là mức độ không gây độc khi tôm tiếp xúc.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo NH4+ sau khi sử dụng vi sinh TS-39 và STC FLOCK.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình nước không còn bọt lâu tan, ít lợn cợn sau khi xử lý vi sinh.

Qua thực tế trên chúng tôi nhận thấy rằng khi NH3 trong ao tăng cao thì người nuôi cần phải thực hiện một số công việc như sau

  • Tăng cường chạy quạt và sục khí liên tục 24/24 trong ao nuôi.
  • Giảm lượng thức ăn trong các cữ cho ăn.
  • Thay nước 30% - 40 % lượng nước trong ao nuôi và kết hợp thêm siphon ao nuôi. 
  • - Sử dụng sản phẩm chế phẩm men vi sinh TS 39 và vi sinh khối hoạt hóa vi sinh từ sản phẩm TS-39STC FLOCK để bổ sung vi khuẩn có lợi giúp phân huỷ các chất thải, thức ăn thừa, bùn đáy, giảm bớt và hạn chế khí độc NH3.
  •  Ngoài ra, tại phòng mô phỏng nghiên cứu thực nghiệm của STC, chúng tôi đã chứng minh rằng: việc cho ăn STC CLEAN  liều 15g/kg thức ăn liên tục 4 cữ/ngày đã đưa mức NO2- từ hơn 30 mg/lít xuống còn 1 mg/lít trong thời gian 4 ngày cho giai đoạn tôm 15 ngày tuổi.

KIỂM SOÁT & XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3/NO2-

Hình đo NO2- sau 4 ngày thí nghiệm tại phòng mô phỏng thực nghiệm Công ty STC (từ ngày 5/11/2022 đến 9/11/2022).

  • Với việc cho ăn STC CLEAN và sử dụng đúng chủng vi sinh đã xử lý kiểm soát gần như triệt để hoàn toàn NH3/NO2- cùng với điều chỉnh hệ thống đơn giản phù hợp điều kiện thực tế đây là bước tiến mới đột phá trong công nghệ  đưa công nghệ nuôi tôm siêu thâm canhSTC tôm ngày càng ít rủi ro và phát triển bền vững.

Kết luận và khuyến nghị

  • Chủ động kiểm soát khí độc NH3 /NO2- ở mức an toàn để tăng khả năng thành công trong vụ nuôi.Việc quản lý và kiểm soát NH3 trong ao nuôi rất cần thiết. Đối với ao lót bạt nuôi siêu thâm canh thì việc kiểm soát khí NH3 càng trở nên quan trọng hơn. 
  • Nhớt bạt, nấm chân chó, nấm đồng tiền, gan tụy cấp, phân lỏng, phân trắng, lột rớt cục thịt, đốm đen, cụt râu, mòn đuôi, là hiện tượng của việc quản lý kiểm soát đáy ao hoặc nước ao nuôi chưa đảm bảo hoặc ao nuôi có xuất hiện NH3/NO2-.
  • Vi sinh STC-BIO sinh khối tạt định kỳ, đồng thời cho ăn STC CLEAN thì chúng ta hoàn toàn kiểm soát tốt NH3/NO2- trong ao nuôi.
  • Người nuôi cần phải lập kế hoạch kiểm soát ao nuôi hiệu quả từ nguồn nước cấp vào, quản lý thức ăn chặt chẽ, quản lý thức ăn dư thừa không thối, ôi thiu, quản lý các yếu tố môi trường đặc biệt là pH và oxy hòa tan phải nằm ở ngưỡng thích hợp, quản lý tảo duy trì ở màu trà là tốt nhất. 
  • Như vậy, qua kết quả quá trình từ thực tế mô hình trình diễn, thực nghiệm và những nội dung mà chúng tôi vừa cung cấp như trên, công ty Etech STC chúng tôi luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm, nhất là nuôi siêu thâm canh sẽ kiểm soát tốt khí độc NH3/NO2- để tăng khả năng thành công cho vụ nuôi./.

Các sản phẩm sử dụng theo quy trình

Xử lý triệt để  khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi tôm

Viết bài: Ks Nguyễn Hữu Có

Chỉnh bản thảo: Ths Trần Kim Ngoan

Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Từ khóa tham khảo :

  • NH3/NO2- là gì?
  • Nuôi tôm siêu thâm canh -  STC tôm
  • Giải pháp xử lý triệt để NH3/NO2
  • Vi sinh chuyên xử lý khí độc 

Đăng kí nhận tin