ĐẶC TRỊ CONG THÂN, ĐỤC CƠ, RỚT CỤC THỊT ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP

Ngày nay, ngành nuôi tôm của nước ta đang từng bước phát triển mạnh mẽ, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nuôi tôm. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như thời tiết khắc nghiệt, biến đổi về khí hậu, môi trường cũng như sự bùng phát các bệnh nguy hiểm như vi bào tử trùng (EHP), ký sinh trùng - Gregarine, đốm trắng, đốm đen, cụt râu, mòn đuôi…

Đặc biệt, điều kiện địa lý khu nuôi xa biển, nước tù đọng, kênh rạch nhỏ hẹp, kém thông thoáng dẫn đến nguồn nước nuôi tôm thiếu khoáng chất tự nhiên nghiêm trọng. Ngoài ra, người nuôi tôm thường phải đối mặt với các loại bệnh gây thiệt hại lớn như cong thân, đục cơ, rớt cục thịt, đốm đen, lột dính vỏ ở tôm thẻ chân trắng. Các bệnh này làm tôm bị yếu, chậm phát triển và tỷ lệ sống không cao dẫn đến năng suất thấp.

Dấu hiệu bệnh lý

  • Bệnh cong thân, đục cơ thường xuất hiện ở tôm thẻ chân trắng lúc 5-7 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện của bệnh là phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng.

Hình tôm bị cong thân, đục cơ tại Farm Chú 8 - Bạc Liêu 4/2019.

  • Bệnh hoại tử cơ biểu hiện ban đầu là phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể, ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.

Hình tôm lột rớt đáy, chúng ăn nhau ở Farm Chú 8 Bạc Liêu.

Nguyên nhân

  • Do thiếu một số loại khoáng đa vi lượng như như canxi, magie, phospho, kẽm, kali…
  • Lượng thức ăn trong các cữ không đáp ứng đủ cho nhu cầu của tôm. 
  • Nuôi ở độ mặn thấp hoặc nơi xa nguồn nước biển nhưng chọn mật độ quá cao làm tôm không đủ khoáng, dinh dưỡng và đủ sức đề kháng khiến khả năng tạo vỏ và tạo thịt không đảm bảo.
  • Sốc môi trường: nhấc nhá hoặc chài tôm khi trời nắng nóng, mưa nhiều hay khi thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Ao nuôi thiếu oxy, tôm bị stress, khi lột tôm còn yếu nên bị rớt hoặc chết rải rác.
  • Độ kiềm thấp, ion trong nước không cân bằng. 
  • Mật độ nuôi cao và sự cạnh tranh hấp thu khoáng của các loài vi sinh trong ao như tảo, động vật hai mảnh vỏ, ốc đinh, hào chỉ…

Bộ đôi khoáng SJC 009 và RMIX FEED

  • Nắm được vai trò quan trọng cũng như nguyên nhân các bệnh cong thân, đục cơ trên tôm do thiếu khoáng, công ty Etech STC cho ra bộ đôi SJC 009RMIX FEED. 
 SJC 009 RMIX FEED
Thành phầnCa (CaCl2) (min):...1.000mg/kg
Mg(MgCl2) (min):...1.000mg/kg
Chất đệm (SiO2):…vừa đủ 1kg
Ca(CaCl2) (min):...1.000mg/kg
Mg(MgCl2) (min):...1.000mg/kg
Chất đệm (SiO2):…vừa đủ 1kg
Hướng dẫn sử dụng

Tạt trực tiếp SJC 009: Tham khảo youtube : Etech STC - SJC009 Giúp Tôm Cứng Vỏ Nhanh, Ổn Định Môi Trường, Giảm Tối Đa Lượng Tôm Rớt Khi Lột

  • Tạt 2kg/1.000m3, định kỳ 5 ngày/lần cho ao nuôi mật độ thấp, nếu nuôi tôm siêu thâm canh 5kg/1.500 m3, 2 ngày/lần trong suốt vụ nuôi.
  • Trước khi thu hoạch giúp tôm cứng vỏ, sử dụng liều lượng tăng gấp đôi, tạt ngày 2 lần, liên tục 2-3 ngày.

Cách trộn cho ăn RMIX FEED: Tham khảo youtube : Ectech STC - Rmix Feed trị dứt điểm bệnh cong thân đục cơ, giúp tôm phát triển nhanh.

  • Khi tôm bệnh hoặc phục hồi sau bệnh, cho ăn 15-20ml/kg thức ăn, cho ăn 4 cữ/ngày, liên tục đến khi tôm khỏe mạnh, lanh thì giảm lại theo liều định kỳ.
  • Đối với tôm nhỏ giai đoạn từ 1-15 ngày tuổi hoặc trong ao vèo mật độ cao, lúc này thức ăn ít nên cho ăn 20-30ml/kg thức ăn và kiểm tra nếu thấy tôm không sung thì tăng liều gấp đôi.
  • Khi tôm lớn, sung và ăn mạnh, cho ăn 5 -7 ml/kg thức ăn, liên tục trong suốt vụ nuôi ăn 2 cữ/ngày.

CONG THÂN, ĐỤC CƠ, RỚT CỤC THỊT

Hình bộ đôi sản phẩm SJC 009 và RMIX FEED công ty Etech STC.

  • Vai trò của thành phần khoáng đa vi lượng
    • Mg cần cho sự phát triển của xương, cơ và cần cho quá trình phosphoryl oxy hóa của mitochondria của cơ tim và các mô cơ khác. Nhiều enzyme tham gia quá trình trao đổi chất béo, protein và carbohydrate cần Mg2+ hoạt hóa.
    • Mg trong máu thấp (giống như thấp Ca) gây nên chứng co giật (hypomagnesaemia). 
    • Ca giúp cứng xương, cơ, tăng cường tạo vỏ và kích lột cho tôm, ngăn ngừa hiện tượng cong thân, giúp tôm lanh, nhanh nhẹn và mạnh khỏe.
  • Ngoài các thành phần chính chúng tôi còn cung cấp thêm các thành phần đa vi lượng giúp tối ưu quá trình tạo vỏ, cứng vỏ nhanh và cân bằng điện giải như Zn, K, Co, Mn.
    • Zn giúp quá trình tăng trưởng của tôm, kích thích tôm lanh, sung và phản ứng mạnh với môi trường.
    • Kali: Các ion kali có vai trò cần thiết cho chức năng của mọi tế bào sống. Sự khuếch tán ion kali xuyên màng tế bào thần kinh cho phép hoạt động dẫn truyền thần kinh diễn ra bình thường. Sự suy giảm kali trong động vật, bao gồm cả con người, dẫn đến rối loạn các chức năng khác nhau của tim [https://vi.wikipedia.org/wiki/Kali].
  • Tôm có thể hấp thu khoáng chất từ môi trường nước qua mang và qua thức ăn. Chúng ta có thể sử dụng khoáng tạt trực tiếp xuống ao liên tục suốt vụ nuôi, nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh của tôm từ 25 đến 60 ngày tuổi. Ngoài ra, kết hợp trộn vào thức ăn định kỳ để bổ sung cho tôm cũng là điều cần thiết. Lượng khoáng chất cần bổ sung vào thức ăn phụ thuộc vào lượng khoáng chất có trong môi trường nước, mật độ nuôi và size tôm. 
  • Khoáng - Tạo thịt - Cứng vỏ, giúp hấp thu tốt khi tôm giảm ăn và phục hồi bệnh. Bổ sung khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển của tôm. Giúp tôm lột xác và phát triển tốt.  Tham khảo link: Chitin chitosan giải pháp giúp tôm phục hồi nhanh bệnh và hấp thụ tốt dinh dưỡng.  

Giải pháp đặc trị tôm bị cong thân từ Etech STC-Tôm

  • Chất khoáng là thành phần rất quan trọng trong cơ thể tôm giúp cho quá trình lột xác của tôm được dễ dàng. Chất lượng khoáng đảm bảo nội lực từ bên trong của tôm mạnh như thịt chắc, cơ mạnh, vỏ dày. Nuôi tôm công nghiệp đặc biệt là nuôi tôm siêu thâm canh thì việc bổ sung khoáng chất cần phải được quan tâm và kịp thời vì điều này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của tôm. Với giải pháp từ công ty Etech STC đảm bảo được các yêu cầu trên.

Quy trình phòng bệnh

  • Tham khảo link: Tại sao nuôi tôm cá phòng hay hơn trị.
  • Khi nuôi tôm, bà con cần lưu ý tránh kiểm tra tôm, chài tôm hoặc sang ao vào lúc trời nắng và cần cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi, tránh làm tôm bị sốc đột ngột. 
  • Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.
  • Ngoài yếu tố môi trường ra, nguyên nhân chính của bệnh đục cơ cong thân là do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi. 
  • Trộn RMIX FEED định kỳ 5-10ml/kg thức ăn, ngày 2 cữ trong suốt vụ nuôi. Kết hợp với tạt định kỳ gói 5kg SJC 009 /2000m3 và tùy theo giai đoạn tôm và mật độ nuôi.
  • Tùy theo mật độ nuôi mỗi tối hoặc 2 ngày kiểm tra sức khỏe tôm  nên xã  từ từ vôi CaCO3 giúp ổn định môi trường và cung cấp thêm canxi cho tôm.
  • Việc nuôi 2-3 giai đoạn hoạch thu tỉa cũng là giải pháp giúp tôm nhanh lớn và hiệu quả cao.

Quy trình trị bệnh

  • Bước 1: Tạt khoáng SJC 009 5kg/1500m3 nước vào buổi tối, tạt liên tục 2 - 3 ngày.  
  • Bước 2: Tại ao nuôi, thiết kế bồn 200 lít trở lên có oxy sủi để pha 1 bao CaCO3 cho phân tán đều, mở van xả từ từ vào buổi tối từ 20h đến 23h để giúp cung cấp thêm canxi và ổn định môi trường. Nếu nuôi mật độ thấp thì 3 ngày xả hết một bao 25kg, nếu nuôi mật độ cao nuôi tôm  siêu thâm canh xả mỗi đêm và kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm.
  • Bước 3: Cho ăn RMIX FEED 20ml/kg thức ăn, trộn 2 cữ/ngày và liên tục đến khi tôm khỏe mạnh và lanh. Nếu muốn nhanh hết bệnh trộn thêm STC ZCOR 20 ml/kg thức ăn. Tham khảo thêm link Chitin chitosan giải pháp giúp tôm phục hồi nhanh bệnh và hấp thụ tốt dinh dưỡng.  
  • Cho ăn STC HUFA: Bên cạnh nhu cầu dinh dưỡng để tạo thịt và cứng vỏ, tôm cũng rất cần các loại vitamin như vitamin C, B1, B12, E, D và các acid amin thiết yếu để tăng cường hệ thống miễn dịch, khỏe mạnh và mau lớn. Sản phẩm STC HUFA đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin trên đồng thời có bổ sung thêm phụ gia kích thích bắt mồi thèm ăn (tôm bệnh biếng ăn) giúp tăng cường sức đề kháng và chống stress. Ngoài ra, sản phẩm còn có beta glucan giúp kích thích hệ miễn dịch, giúp tôm khỏe mạnh và hấp thụ tốt thức ăn.
    • Đối với tôm: tôm nhỏ dưới 45 ngày tuổi, cho ăn liều 10gam/kg thức ăn, tôm lớn cho ăn liều 5gam/kg thức ăn, 2-3 cữ/ngày, liên tục trong suốt vụ nuôi.  
    • Đối với cá, ếch, lươn: cho ăn 1-2 gam/kg thức ăn liên tục trong vụ nuôi.
    • Tạt tăng sức đề kháng, đạt đầu con và tăng tỷ lệ sống: dùng 1 lon cho 1 triệu post, cá con hoặc 3-4 triệu cá bột, trứng - nòng nọc, lươn con - larvae, mysis (cá, ếch, lươn, tôm).

Hình tôm 89 ngày tuổi -  Farm Anh 8 - Cà Mau 

Kết luận và khuyến nghị

  • Bội đôi SJC 009 RMIX FEED hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh như cong thân, đục cơ do thiếu khoáng, giúp tăng tỷ lệ sống và giúp tốc độ tăng trưởng của tôm đảm bảo tốt đúng theo tiêu chuẩn chung.
  • Khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh thì chúng ta mới có những giải pháp phù hợp để phòng tránh và điều trị  hiệu quả. Nói chung, bệnh cong thân đục cơ, nguyên nhân chính gây bệnh là do tôm thiếu một số khoáng vi lượng cần thiết, vì vậy bà con cần cung cấp khoáng ngay từ đầu quá trình nuôi, chứ không nên để thiếu khoáng rồi mới xử lý. Ngoài ra, cần đảm bảo độ pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép và không để tôm tiếp xúc với những thay đổi đột ngột về độ mặn hay nhiệt độ hoặc quá sốc môi trường tham khảo thêm link sau 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá.
  • Còn đối với trường hợp tôm bị bệnh do vi rút gây ra thì hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh ao nuôi sau mỗi vụ thu hoạch, đồng thời nâng cao sức khỏe tôm nuôi bằng cách cung cấp STC HUFA - vitamin, khoáng chất - RMIX FEED và các chất tăng sức đề kháng - STC ZCOR trong quá trình nuôi.

Sản phẩm liên quan qui trình ngừa và đặc trị cong thân trên tôm 

CONG THÂN, ĐỤC CƠ, RỚT CỤC THỊT

Viết bài: Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Nguyễn Thị Quyên

Chỉnh bản thảo: Ths Tô Kim Thúy

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Từ khóa tham khảo

  • Cong thân đục cơ trên tôm
  • Cách làm tôm nhanh cứng vỏ
  • Nguyên nhân tôm lột chết
  • Tôm rớt cục thịt
  • Vì sao cần bổ sung khoáng cho tôm?
  • Tôm lột xác dính đuôi, rớt đáy
  • 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá

 

Đăng kí nhận tin