Hiện chưa có sản phẩm |
TỔNG TIỀN: | 0₫ |
Xem giỏ hàng | Thanh toán |
Nuôi tôm, cá, ếch, lươn...khi phân thải ra gây ô nhiễm tầng đáy, làm đáy ao đen, cũng như sinh ra khí độc NH3, H2S làm thối nước. Điều này khiến cho vật nuôi dễ bị chết hay nổi đầu hay có nhiều bệnh xuất hiện. Giải pháp sử dụng men vi sinh kết hợp yucca giúp xử lý nước thối hay đáy ao đen thối, cấp cứu nổi đầu do khí độc cao làm giảm rủi ro trong nuôi thủy sản.
Khi đáy ao thối hay nước bị thối nghĩa là trong ao có khí độc hiện diện, khiến vật nuôi bị stress, vận động nhiều và cắn nhau gây thương tích. Lúc này, nước ao nuôi cũng tồn tại nhiều khuẩn, nấm, virút xâm nhập vào các vết thương gây nhiễm trùng khiến vật nuôi phát bệnh.
Đáy ao thối làm cản trở hô hấp. Thông thường, khi chưa có khí độc, hàm lượng oxy dưới 1mg/lít thì tôm, cá và vật nuôi khác vẫn không nổi đầu. Nếu trong ao có khí độc hay đáy ao đen tức là trong ao đang tích tụ ô nhiễm thì mức oxy gấp đôi (2mg/lít), tôm cá vẫn bị stress và có thể nổi đầu.
Hình ảnh cá chạch lấu chết hàng loạt sau mưa lớn tại Bình Thuận.
Ngoài ra, đáy ao thối sinh khí độc và gây độc lên vật nuôi hay tạo điều kiện phát triển nhiều khuẩn xấu. Lâu ngày, gây ảnh hưởng gan tụy của vật nuôi. Đối với tôm xuất hiện các bệnh: EMS/AHPND, EHP, ký sinh trùng gregarine, rớt cục thịt, phân lỏng, phân trắng, nấm, nhớt bạt, TPD, IMN - hoại tử cơ , đốm trắng. Đối với cá, ốc, ếch, lươn: tuột nhớt, ghẻ lở, xuất huyết, nấm, nội ngoại ký sinh, chướng hơi sình bụng, chết cấp tính...Tham khảo thêm clip sau: https://youtu.be/xjT_rd2rcn8?si=1DOiFZUDvcW9BUIW .
Hình tôm thẻ chân trắng nổi đầu do khí độc, oxy thấp tại khu thực nghiệm công ty Etech STC.
Đáy ao thối hay nước có mùi thối là do việc sử dụng chưa đúng men vi sinh hay không dùng men vi sinh hoặc quá trình nuôi chưa hút siphon thường xuyên làm tích tụ ô nhiễm.
Thức ăn công nghiệp hay thức ăn tự nhiên đi qua hệ thống men tiêu hóa của vật nuôi. Khi được thải ra ngoài, chúng nằm tích tụ dưới đáy ao và gặp vi sinh vật bên ngoài phân hủy nhưng lượng vi sinh vật chưa đủ để phân hủy hết chât thải khiến theo thời gian hình thành lớp bùn đen. Lớp này lưu trữ hàm lượng khí H2S (mùi trứng thối) cao và một số loại khí hòa tan trong nước như NH4+/NH3 (có mùi khai) nằm trong ao nuôi.
Ngoài ra, một số tảo tàn và các động thực vật sống trong ao chết cũng góp phần sinh ra khí độc. Bên cạnh đó, việc ủ cám gạo chưa đúng cách hay việc sử dụng phân gà và một số phân như NPK, ure, các hợp chất chứa nitơ và lưu huỳnh (S) đều có khả năng gây ô nhiễm và tạo ra khí độc. Các hợp chất này tích tụ ngày càng nhiều và theo thời gian nồng độ độc ngày càng cao do lượng thức ăn đưa vào lớn và lượng chất thải của vật nuôi thải ra ngày càng lớn.
Hình bùn thối dưới chân rong trong ao nuôi quảng canh tại Cà Mau 5/2024.
Thông thường, để an toàn cho ao nuôi thì tác dụng men vi sinh và khả năng vận hành xử lý của ao nuôi phải đảm bảo lớn hơn 1.5 lần trở lên so với mức độ gây ô nhiễm. Đáy ao đen, thối khí độc xuất hiện tức tác dụng men vi sinh chưa cao hay ao đã tích tụ ô nhiễm [cách sử dụng men vi sinh].
Trong yucca, thành phần chính xử lý được NH3 đó là tổ hợp nhóm sapogenine. Sapogenine là hợp chất khác saponin diệt cá tạp, chúng là hệ cao phân tử và được hình thành từ quá trình phân giải của cấu trúc steroid. Sự hấp thụ NH3 là do cấu tạo đặc biệt và quá trình phân giải cắt mạch từ hợp chất cao phân tử này.
Hình cấu tạo hợp chất sapogenine trong cây yucca.
Ngoài ra, khi sản xuất cây yucca, do tác động hóa lý hoặc các enzym từ quá trình sản xuất chúng tạo ra hoạt chất saponin. Saponin từ cây yucca khi đưa vào nước sẽ làm giảm sức căng bề mặt và tạo nhiều bọt [https://vi.wikipedia.org/wiki/Saponin ]. Khi đó các hợp chất lơ lửng trong nước bị kết tủa, các hạt to và nặng hơn chúng lắng xuống đáy ao, bên trong có những enzym phân hủy giúp xử lý đáy ao trắng và làm cho nước trong sạch hơn.
Hình cấu tạo saponin từ cây yucca.
Các hợp chất trong cây yucca là những hợp chất cao phân tử nằm dưới dạng steroid do đó không phải saponin đơn chất nên độ độc khác với saponin diệt cá tạp đơn chất, nên chúng có thể cho ăn mà không gây độc với vật nuôi và động vật dưới nước như: cá, tôm, ếch, lươn...
Ngoài ra, khi sử dụng men vi sinh kết hợp yucca trong quá trình lên men, chúng tạo ra các enzym có lợi giúp tăng hoạt lực đối với yucca và tăng khả năng xử lý đáy ao gồm việc xử lý H2S cũng như NH3. Bên cạnh đó các enzyme tạo ra giúp tăng cường hỗ trợ men tiêu hóa cho cá, tôm, ngừa tôm bị phân lỏng, phân trắng, bệnh chướng hơi, cá bị sình bụng [link men tiêu hóa].
Để tiết kiệm, người nuôi nên thường xuyên sên vét hay hút bùn đáy ao nếu thấy đáy ao đen. Mỗi lần sên vét khoảng 10-20% diện tích. Phân khu sên vét để hạn chế làm sốc, bùng phát khí độc hay gây stress vật nuôi. Khi nuôi mật độ cao, người nuôi cần quan tâm xử lý nước và đáy ao kỹ lưỡng hơn hay khi tôm, cá nổi đầu cần sử dụng STC YUCCA 99 hoặc STC YUCA VS+ , sản phẩm được kết hợp men vi sinh nồng độ đậm đặc với yucca giúp xử lý nhanh đồng thời kích được hệ men vi sinh có lợi trong ao phát triển.
Định kỳ sử tạt STC YUCCA 99 hoặc STC YUCA VS+ liều như sau:
Sản phẩm sử dụng cho tất cả các loại động vật nuôi thủy sản. Để tăng hiệu quả nên kết hợp với Oxy viên (hoặc Yca zeolite, dolomite, CaCO3) pha chung với nước tạt đều khắp ao.
[ link phân biệt men vi sinh và men vi sinh tiêu hóa]
Với STC CLEAN được nghiên cứu kỹ lưỡng, sử dụng men vi sinh tiêu hóa nhiều chủng loại khi trộn vào thức ăn đi qua hệ tiêu hóa của vật nuôi giúp chuyển hóa tốt thức ăn, vật nuôi hấp thụ tốt, phân thải không còn sinh ra khí độc NH3, NO2, H2S. Tham khảo link youtube [https://youtu.be/40Tt8_H4JY4?si=6xixG_ZFVB6tr8Wt ].
Cho ăn STC CLEAN mỗi cữ ăn suốt vụ nuôi để ngăn chặn khí độc sinh ra từ phân thải của vật nuôi.Tham khảo thêm link: ttps://etechstc.com/blogs/ky-thuat-nuoi-tom/stc-clean-chan-nguon-goc-sinh-ra-no2-nh3-nh4-trong-nuoi-tom-ca-va-c .
Hình sản phẩm STC YUCCA 99 và STC YUCA VS+.
Viết bài: Ths Lê Trung Thực