15 KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC VỚI AI “VÔ NGHỀ” NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH (P2)

Kỹ năng thứ 9: Kiểm soát khuẩn mức an toàn

  • Áp dụng giống giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột ở kỹ năng thứ 4 trong phần 1. Tham khảo thêm quá trình kìm hãm và diệt khuẩn an toàn như bài viết Giải pháp diệt khuẩn an toàn trong nuôi tôm siêu thâm canh.
  • Chúng ta biết rằng, trong môi trường sinh thái tự nhiên luôn tồn tại hai nhóm vi khuẩn là nhóm vi khuẩn có lợi và nhóm vi khuẩn gây hại, chỉ số vi khuẩn của cả 2 nhóm này là tương đương nhau. Vì vậy, nếu 1 trong 2 nhóm vi khuẩn này tăng lên, phát triển thì nhóm còn lại sẽ bị ức chế và giảm xuống, hoặc phát triển rất ít. Thế nên, dựa vào cơ chế này, chúng ta bổ sung vi khuẩn có lợi (vi sinh) vào trong ao nuôi để cạnh tranh và chiếm ưu thế trong môi trường nước.
  • Khi môi trường ao nuôi luôn được bổ sung vi sinh hằng ngày (nhóm vi khuẩn có lợi) sẽ phát triển và ức chế vi khuẩn gây hại, nhất là vi khuẩn VibrioMặt khác, ta cần tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có lợi phát triển để ức chế vi khuẩn có hại. Tuân thủ 3 nguyên tắc trong nuôi tôm, chúng ta nên tạo môi trường nước ổn định trước khi thả tôm.
  • Bên cạnh đó, định kỳ 5 ngày nên sử dụng dòng sản phẩm axit hữu cơ STC K9 liều lượng 1 kg/ 1000m3 nước để diệt khuẩn và sau đó nuôi cấy lại vi sinh. Để tăng hiệu quả sử dụng, ta nên pha STC K9 với 1 lít nước sau đó dùng nước đã pha áo vào 5kg oxy viên và rải đều khắp ao để diệt khuẩn, nấm đồng tiền, nấm chân chó tầng đáy ao.
  • Ngoài ra, nên gửi test mẫu nước, mẫu tôm vào các giai đoạn nhạy cảm khi tôm 8 ngày tuổi và 20 ngày tuổi để đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Kỹ năng nhận biết  ký sinh trùng trên tôm

Hình axit hữu cơ STC K9 diệt khuẩn an toàn cho tôm, cá.

Kỹ năng thứ 10: Nhận biết và xử lý ký sinh trùng - Gregarine, Vi bào tử trùng EHP.

Dấu hiệu nhận biết ký sinh trùng – Gregarine

  • Nhận biết ký sinh trùng -Gregarine bằng test mẫu: Theo quy trình nuôi, lúc tôm khoảng 8 ngày tuổi và 20 ngày tuổi nên gửi mẫu test tại các trường, viện có uy tín để test chuẩn các bệnh trên.
  • Nhận biết ký sinh trùng -Gregarine bằng cảm quan: Nhận thấy tôm chậm lớn so với tiến độ hoặc mặt bằng chung. Tốc độ phát triển của tôm chậm, ít lột, ăn yếu, vô nhá kém. Tôm bị phân lỏng và bệnh phân trắng trên tôm nổi lên mặt. Đường ruột tôm xoắn – đốt cuối thấy có màu trắng giống mủ. Tôm nhợt nhạt có con đục cơ hoặc cong thân, yếu lờ đờ không lanh. Nước có màu xanh, lợn cợn pH > 8.0, ao nhớt bạt, nấm đồng tiền, nấm chân chó. Kiểm tra có Gregarine dương tính (++) trở lên.

Giải pháp phòng và điều trị ký sinh trùng trên ao lót bạt 100%

Giải pháp phòng bệnh ký sinh trùng trên ao lót bạt 100%

  • Nuôi tôm nhiều giai đoạn, thông thường 1 tháng chuyển sang ao mới 1 lần. Tuy nhiên, mật độ vèo hoặc nuôi không nên quá cao, thông thường mật độ an toàn là <300 con/m2 ở giai đoạn đầu.
  • Nên xử lý nước kỹ, ổn định các thông số môi trường ở ao sẵn sàng trước khi thả tôm 4 ngày, tiếp tục xử lý nước trên ao nuôi sau khi bơm nước vào. Đảm bảo các thông số như: Màu trà, pH < 7.8 buổi sáng, kiềm>120 mg/l. Tham khảo thêm quá trình xử lý nước Cách xử lý nước dùng cho nuôi tôm cá công nghệ cao theo mô hình STC.
  • Vệ sinh ao lắng hoặc xử lý định kỳ 4-5 tháng/ 1 lần bằng cách đánh lượng vôi từ 500 - 800kg/1000m2. Bên cạnh đó, thả cua vào ao lắng để chúng ăn những con hai mảnh vỏ, mật độ 100-200 con cua /1000m2. Nếu cua nhỏ, ta nên thả nhiều hơn để tránh hao hụt. Cần kiểm tra lượng cua thường xuyên để đảm bảo chúng ăn tốt 2 mảnh, nếu chúng hao hụt hoặc di chuyển qua khu khác thì phải thả lại cua .
  • Trong các ao lắng (ao xử lý, ao sẵn sàng), nguồn nước phải đảm bảo sạch, có các con chỉ thị môi trường như: copepoda, crill,... 
  • Nước cấp vào ao nuôi phải trong, sạch, ổn định có chỉ thị môi trường và phải qua lọc chuyên dụng kỹ.
  • Quản lý chất lượng nước ao nuôi tốt, luôn giữ được nước màu trà, pH dao động 7.5 - 7.6, kiểm soát không để tảo phát triển quá mức, không để màu nước xanh hoặc quá xanh.
  • Oxy - superland sủi và các đĩa sủi hoặc ống oxy phân tán đều khắp ao phải đảm bảo đủ oxy > 5mg/l và duy trì 24/24 quạt gom phân tôm và thức ăn dư thừa về hố syphon tốt, không có vị trí góc chết trong ao nuôi, luôn duy trì dòng chảy liên tục trong ao tốt.
  • Nên nuôi tôm từ 2 đến 3 giai đoạn để ao nuôi mới sạch và có môi trường tốt để tôm phát triển, giai đoạn này có thể chia theo ngày tuổi tôm cũng có thể chia theo sức khỏe của tôm, cụ thể: 
    • Giai đoạn 1: 20 - 25 ngày tuổi (giai đoạn vèo ao nhỏ)
    • Giai đoạn 2: Từ  40 - 50 ngày tuổi ( giai đoạn vèo ao lớn)
    • Giai đoạn 3: Từ 80 - 90 ngày tuổi (giai đoạn phát triển)
    • Giai đoạn 4: sau 90 ngày tuổi (giai đoạn về đích size lớn)
  • Lưu ý: Ở các giai đoạn này, ta có thể thay đổi ngày phù hợp với điều kiện nuôi. Giai đoạn vèo (giai đoạn 2) nuôi tôm lót bạt 100% nên vèo mật đột thưa, phù hợp để tăng sức đề kháng giúp tôm mạnh khỏe trước khi chuyển sang nuôi giai đoạn 3 (giai đoạn phát triển). Tốt nhất, ta nên chọn mật độ vèo và nuôi phù hợp điều kiện nuôi, năng lực người nuôi và oxy hòa tan, trang thiết bị khu nuôi… Ví dụ khuyến nghị: độ mặn từ 15 đến 20 phần nghìn mật độ vèo (nuôi giai đoạn 1) là 250 con/m2, nuôi 35-40 ngày tôm về size khoảng 150 con/kg, ở giai đoạn này nếu ta thấy tôm khỏe mạnh thì nên chuyển hết lượng tôm sang hai ao mới là an toàn (giai đoạn phát triển). Mật độ 2 ao mới khoảng 100 đến 125 con/m2, nuôi thêm 1 tháng nữa sau đó sang qua 2 ao mới (giai đoạn về đích) nuôi về size lớn (15-30 con/kg) để tôm nhanh lớn và đạt lợi nhuận tốt, chi phí thấp. Nếu khu vực nuôi độ mặn thấp hơn thì ta nên chọn mật độ nuôi thấp lại để an toàn và tăng sự thành công.
  • Ăn AQUA SH để nong to đường ruột dày thành ruột, giúp ngừa bệnh vi bào tử trùng EHP và ký sinh trùng, chúng không bám ký sinh lên thành ruột. 
  • Cho tôm ăn để phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột bằng sản phẩm ZYM AQUA liều lượng 10ml/kg thức ăn, ăn 1 cữ/ 1 ngày và liên tiếp trong 2 ngày, thực hiện định kỳ 5 -7 ngày/1 lần. 

Giải pháp trị bệnh trên tôm do nhiễm ký sinh trùng Gregarine

  • Cần chuyển hết tôm sang ao nuôi mới hoặc sang thưa mật độ nuôi. 
  • Tăng cường xử lý vi sinh TS-39 kết hợp tăng oxy và chạy quạt nhiều, luôn duy trì dòng chảy 24/24h, kể cả lúc cho ăn vẫn giữ chạy 1-2 dàn quạt.
  • Trước khi chuyển ao, ta cần bổ sung khoáng và dinh dưỡng STC ZCOR liều lượng 15 – 20ml/kg thức ăn kết hợp với STC HUFA liều 20g/kg thức ăn.
  • Kết hợp sử dụng bộ đôi gan ruột: STC GAN liều 20ml/kg thức ăn, ZYM AQUA liều 10ml/kg thức ăn.
  • Cần kiểm tra lại chất lượng nước cấp và xử lý triệt để đảm bảo nước cấp trong - sạch, tránh tái nhiễm.

Kỹ năng nhận biết  ký sinh trùng trên tôm

Hình 1. Bộ sản phẩm của ETECH STC dùng trong giải pháp phòng và trị bệnh trên tôm do nhiễm ký sinh trùng Gregarine.

Dấu hiệu nhận biết Vi bào tử trùng - EHP

  • Tôm bị nhiễm EHP có thể nhận biết bằng phương pháp cảm quan do có lớp biểu bì mỏng, cơ trắng do phản ứng với tình trạng stress vì nhiễm bệnh, có các đốm đen trên cuống mắt, trong mô cơ và dọc theo ruột sau.
  • Dấu hiệu bệnh lý điển hình của tôm nhiễm vi bào tử trùng là hiện tượng tôm chậm lớn và nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục.
  • Ao tôm bị bệnh có hiện tượng lệch size ở tôm nuôi. Trong giai đoạn đầu, tôm nhiễm vi bào tử trùng thường có hiện tượng mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và rỗng ruột.
  • Để có được kết quả chính xác nên lấy mẫu tôm xét nghiệm tại cơ quan chuyên môn.

Hình 2: Kết quả gửi xét nghiệm của cơ quan chuyên môn.

Kỹ năng thứ 11: Phòng ngừa bệnh đốm trắng.

Dấu hiệu nhận biết gây bệnh đốm trắng trên tôm gồm có 3 dấu hiệu nhận biết, cụ thể: 

Dấu hiệu thứ nhất liên quan đến WSSV - đốm trắng do vi rút:

  • Tôm bị đốm trắng loại này thường giảm ăn, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước và chết một lượng lớn trong thời gian ngắn từ 3 - 7 ngày kể từ khi xuất hiện bệnh. 
  • Có 3 nguyên nhân gây nên bệnh đốm trắng do vi rút  trên tôm: Thứ nhất, sốc môi trường- nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm, thời điểm giao mùa, thay nước đột ngột, diệt khuẩn, hóa chất đột ngột, làm stress tôm đột ngột. Thứ hai, khí độc có NH3, NO2- có hiện diện: đáy ao dơ, khuẩn nhiều,... Thứ ba, độ mặn cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe tôm hoặc chưa tối ưu cho điều kiện phát triển tốt của tôm, độ mặn lý tưởng cho tôm khoảng 15 - 20 phần nghìn.

Dấu hiệu thứ hai liên quan đến pH

  • Khi pH môi trường từ 7.9 đến 8.0 trở lên thường làm cho Canxi đóng tụ trên vỏ tôm và dẫn đến xuất hiện đốm trắng và những đốm này sẽ mất sau khi lột vỏ. Ngoài ra, tôm xuất hiện đốm trắng có thể do tảo phát triển, nuôi mật độ cao, sử dụng vôi nhiều vào ban ngày, ít sử dụng vi sinh.

Hình 3. Đốm vôi trắng đóng trên lưng tôm tại Phòng mô phỏng thực nghiệm ETECH STC-TÔM.

Dấu hiệu thứ ba liên quan đến vi khuẩn

  • Loại này thường được gọi là bệnh đốm trắng gây ra bởi vi khuẩn (BWSD). Tôm bị đốm trắng loại này vẫn hoạt động, ăn uống bình thường, không xuất hiện tôm chết quá nhiều sau khi lột. Nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn do người nuôi ít sử dụng vi sinh hoặc vi sinh không hiệu quả cao, đáy ao bẩn, môi trường xấu, thời tiết mưa nắng bất thường, xung quanh mầm bệnh cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm do vi rút (WSSV)

Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị cụ thể vì thế ta cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho tôm, cụ thể:

  • An toàn sinh học tại ao/trại nuôi tôm: sử dụng vi sinh chuẩn kiểm soát tảo, khuẩn bùng phát, khí độc được kiểm soát. Tham khảo thêm Tại sao phải xử lý khí độc NH3, NO2-, H2S trong ao nuôi tôm, cá?
  • Thực thi các biện pháp loại trừ tác nhân gây bệnh như: sử dụng giống sạch SPF, xử lý nước, lọc nước, diệt khuẩn. Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm tham khảo thêm 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá.
  • Ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập (hệ thống vệ sinh, lưới bắt chim).
  • Tránh thả nuôi vào thời điểm giao mùa. Tôm  giai đoạn từ 30 đến 45 ngày tuổi thường dễ mắc bệnh.
  • Giảm các tác nhân gây stress trong ao nuôi và trên tôm nuôi. Giữ mực nước trong ao cao, giữ nhiệt ít biến động.
  • Sử dụng vôi nóng - Cao, xả vôi từ từ, thực hiện trong thời gian từ 21h - 4h sáng.
  • Kiểm soát thức ăn và cho ăn vừa phải, không để thừa thức ăn, chỉ cho ăn 70% công suất tôm có khả năng ăn tối đa trong 1 cữ.
  • Tăng sức đề kháng tối đa cho tôm trong giai đoạn chuẩn bị giao mùa hoặc khi thời tiết lạnh, kích thích miễn dịch của tôm nhằm tăng sức đề kháng với mầm bệnh. Các chất tăng cường miễn dịch như STC HUFA, STC ZCOR  giúp cho tôm khỏe mạnh. Tham khảo thêm bài viết Tăng sức đề kháng - hệ miễn dịch và tỷ lệ sống cho tôm, cá, ếch, lươn bằng cách nào?

Kỹ năng thứ 12: Xử lý nước nuôi tôm không bị nhớt bạt, nấm đồng tiền, nấm chân chó, khuẩn cao.

  • Ta cần tạo được môi trưá công nghệ cao theo mô hìnờng ao nuôi luôn vận động (có dòng chảy), tham khảo link hướng dẫn xử lý nước Cách xử lý nước dùng cho nuôi tôm cá công nghệ cao theo mô hình "STC A2", "STC A3" , "STC 2 IN 1" từ Cty Etech STC.
  • Dòng chảy và oxy hòa tan là 2 yếu tố cốt lõi trong quá trình nuôi tôm siêu thâm canh. Nếu khắc phục được 2 yếu tố này, người nuôi có thể giảm rủi ro và khả năng thành công là hơn 70%.
  • Ngoài ra, nước cấp ban đầu xử lý STC K9 liều 1 gói/1.000m3 nước cho ao sẵn sàng.
  • Sử dụng vi sinh sinh khối STC-BIO bên ao sẵn sàng liều 30 lít/1.000m3 tạt 2-3 ngày liên tục để chuẩn bị nước cấp cho ao nuôi. Khi cấp nước vào ao nuôi thời gian sau 3-4 ngày thì thả tôm.

Kỹ năng diệt nấm

Hình axit hữu cơ STC K9 diệt khuẩn an toàn cho tôm, cá và  men vi sinh STC-BIO

Kỹ năng thứ 13: Kỹ năng nuôi tôm về size lớn.

  • Với kỹ năng này cần làm tiền đề và nền tảng sức đề kháng cho tôm, cần có kế hoạch trước cho giai đoạn về đích. Ngoài việc quan tâm đến sức khỏe tôm, ta cần lưu ý kiểm tra tốc độ phát triển và mức độ già - sinh sản của tôm (tôm ôm trứng), do đó việc chọn lựa con giống ban đầu là rất quan trọng.
  • Tôm size lớn cần thức ăn độ đạm cao (> 45% đạm), chất lượng thức ăn uy tín, dinh dưỡng bổ sung cao cấp, cần cung cấp thêm STC HUFA 5-10g/kg thức ăn, ăn 2-4 cữ/ngày và ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.  
  • Bổ sung Enzym cao cấp AQUA SH để tăng độ chuyển hóa thức, cho ăn 5 cữ/ngày liều 10g/kg thức ăn.
  • Tôm cần môi trường sạch và ổn định nên chuyển ao giai đoạn 90 ngày tuổi.
  • Gan tụy cần đào thải và tái tạo, ta nên cho ăn STC GAN liều 10ml/kg thức ăn, ăn 2 cữ chiều trong suốt quá trình nuôi.
  • Mật độ được chọn nuôi ở giai đoạn này cũng hết sức quan trọng, cần sang chiết thưa hơn, giai đoạn này tôm lớn cần oxy hòa tan nhiều, môi trường ổn định, không gian rộng rãi tốt hạn chế mầm bệnh tấn công. 
  • Mật độ nuôi thưa thường theo 1m3 nước chứa khoảng 3.5kg - 4kg tôm khi về cuối cùng là an toàn, đồng thời phù hợp độ mặn, kỹ năng chăm sóc.
  • Duy trì được màu trà, môi trường ổn định và pH dưới 7.8, kH>100 mg/lít.
  • Kiểm soát tốt được khí độc trong ao nuôi NH3/NO2- đảm bảo an toàn.
  • Hàm lượng oxy hòa tan luôn > 5 mg/L liên tục, dòng chảy liên tục trong ao gom phân tốt.
  • Bổ sung STC CLEAN và STC ZCOR suốt trong quá trình nuôi.

Kỹ năng nuôi tôm về size lớn

Bộ sản phẩm hỗ trợ nuôi tôm về size lớn.

Kỹ năng thứ 14: Kỹ năng ghi chép - báo cáo.

  • Người nuôi được cung cấp form mẫu và yêu cầu thực hiện đúng form mẫu. Ghi chép tình hình thực tế tại farm nuôi và báo cáo lên cấp trên hoặc ghi chép dữ liệu với form mẫu đơn giản cho riêng mình đúng, đủ, kịp thời.
  • Người nuôi cần tuân thủ việc báo cáo chuẩn để có dữ liệu thông tin chính xác. Hơn nữa, người nuôi cũng cần tích cực, chịu khó, kiên nhẫn. Qua đó, Các chuyên gia đánh giá được thái độ nhân viên và định hướng nghề cho nhân viên, sắp xếp được công việc hoặc tư vấn nghề phù hợp với đam mê của mình. 

Hình 4. Mẫu báo cáo online nuôi lươn không bùn tại Farm Chú 2 - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

  • Form mẫu thể hiện việc ghi nhận lại các dấu hiệu và nhật ký và hướng xử lý trong quá trình nuôi tôm. Qua đó, người nuôi hiểu, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và viết bài báo cáo sau quá trình xử lý/ khắc phục/ điều trị.
  • Sự cập nhật thông tin học hỏi và tiếp cận công nghệ là rất cần thiết trong thời đại ngày nay. Dữ liệu cần online và liên tục để người quản lý hoặc điều hành hồ nuôi dễ dàng ra quyết định và trực quan, ít rủi ro. ETECH STC-TÔM luôn có giải pháp cho hộ nuôi và đưa ra nghề nuôi tôm nhẹ nhàng, tiện dụng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, ít rủi ro đó là phương châm nghiên cứu và triển khai  công việc của chúng tôi.

Kỹ năng thứ 15: Kỹ năng tự học hỏi, mở rộng tư duy để định hướng nghề nghiệp.

  • Các hộ nuôi cần xác định được mục tiêu lấy kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để vụ sau nuôi tốt hơn vụ trước. Khi đủ kiến thức và kỹ năng, kết hợp với tài chính ổn định thì nên mở rộng hoặc nâng cấp quy mô nuôi sẽ an toàn hơn. 
  •  Kỹ sư thực tập hoặc nhân viên ở farm nuôi cần trau dồi kỹ năng thực tế, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của cả những người thành công lẫn chưa thành công. Cần có thái độ tích cực, đức tính trung thực, chịu khó, đam mê với nghề và đặc biệt phải định hướng rõ mục tiêu, hướng phát triển của bản thân.
  • Cần kết nối nhiều mối quan hệ tốt với chủ farm nuôi và tìm thầy có tâm - có tầm từ đó có hướng đi nghề nghiệp trong tương lai. 
  • Nắm bắt đầy đủ, kịp thời thông tin và có biện pháp, hướng xử lý kịp thời.
  • Sau quá trình nuôi, người nuôi tôm phải hiểu rõ về quy trình nuôi, đúc kết được những bài học kinh nghiệm và biết cách xử lý các trường hợp tương tự trong các vụ nuôi tiếp theo.

KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC VỚI AI “VÔ NGHỀ” NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình 5. Các yếu tố quyết định thành công. Nguồn: Trích trong chương trình đào tạo Ths Lê Trung Thực [https://daotao.letrungthuc.com/ ].

Thái độ quyết định 70% sự thành công nên ta cần kiên nhẫn, chịu khó học hỏi, tư duy tích cực, biết ơn người dìu dắt, giúp đỡ mình, từ đó hình thành được người có đạo đức tốt và thành công sẽ đến nhanh hơn.

  • Sử dụng 5W1H mở tư duy:

KỸ NĂNG CẦN ĐẠT ĐƯỢC VỚI AI “VÔ NGHỀ” NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình 6. 5W1H mở tư duy -Nguồn từ tài liệu đào tạo online lớp nuôi tôm, cá - ếch - lươn của Chuyên gia môi sinh Ths Lê Trung Thực [https://daotao.letrungthuc.com/ ]

Cách thu thập và tổ chức, sắp xếp, ghi nhận dữ liệu sử dụng công cụ: trước - trong - sau:

  • Trước: Khi chuẩn bị làm gì, chúng ta cần đặt ra kế hoạch, định hướng, mục tiêu đạt được trước khi làm, ghi lại hình ảnh, clip, hiện trạng trước khi chúng ta thực hiện thay đổi.
  • Trong: Khi thực hiện, chúng ta cần ghi lại các sự việc, công việc trong khi đang làm, ghi nhận hình ảnh, clip, nhật ký,.. để có dữ liệu báo cáo, rút kinh nghiệm hoặc đối chứng.
  • Sau: Sau quá trình thực hiện sự thay đổi, khả năng phát triển so sánh với trước khi thực hiện, ghi nhận hình ảnh, dữ liệu, nhật ký, clip làm tư liệu sau quá trình thực hiện. Sự công nhận, ghi nhận thành quả, công nhận đóng góp, thành tích đóng góp, khen thưởng, động viên là rất quan trọng để làm động lực cho nhân viên phát triển và gắn bó.

Khuyến nghị

  • Đối với người trực tiếp nuôi tại ao, trại (gọi chung là farm), việc nắm rõ kỹ thuật, khả năng xử lý tình huống linh hoạt, có niềm đam mê với nghề, có tâm, ham học hỏi, chịu khó, trung thực... là điều rất cần thiết. Ngoài ra, đối với nhân viên trực tiếp nuôi tại farm, việc báo cáo đủ, đúng, kịp thời đối với cấp trên, quản lý hay chủ farm là điều quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của vụ nuôi. 
  • ETECH STC-TÔM chúng tôi luôn tổ chức kết nối các bạn thực tập sinh ở các trường, viện với các Farm Mô hình của chúng tôi để kịp thời hỗ trợ các tân kỹ sư có định hướng nghề nghiệp hoặc học hỏi thực tế để có kỹ năng tốt hơn sau khi ra trường.
  • Hy vọng rằng với bài viết 15 kỹ năng cần phải có đối với người trực tiếp nuôi tôm siêu thâm canh mà Công ty ETECH STC của chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm trong hơn 15 năm qua, bà con nuôi tôm, đặc biệt là nuôi siêu thâm canh -STC trên khắp mọi miền tổ quốc sẽ áp dụng tốt các biện pháp, các khả năng và các yêu cầu kỹ thuật để có một vụ nuôi trúng lớn. 
  • Bà con có thể tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi về nuôi tôm siêu thâm canh trên trang web: etechstc.com

Viết bài: Ks Trần Châu Liêm, CN Trần Duy Khải, CN Phùng Anh Duy, Ks Trương Thị Huỳnh Như

Sửa bản thảo: Ths Trần Kim Ngoan

Duyệt nội dung:  Ths Lê Trung Thực

Từ khóa tham khảo thêm

  • Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm trắng trên tôm WSSV 
  • Cách tăng sức đề kháng hệ miễn dịch và tăng tỷ lệ sống cho tôm, cá
  • Tăng dòng chảy - tăng oxy hòa tan
  • Kỹ năng phòng ngừa bệnh đốm trắng
  • Hiện tượng rớt cục thịt trên tôm

Đăng kí nhận tin