Từ xưa đến nay, chúng ta thường nghe nhắc đến câu tục ngữ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đây là câu tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của ông bà ta trong lao động, sản xuất sau thời gian dài tích lũy. Ngày nay, mặc dù xã hội ngày càng hiện đại, phát triển câu tục ngữ ấy vẫn còn giữ nguyên giá trị, nhất là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
Đặc biệt, trong nuôi trồng thủy sản, khi con tôm, con cá sống và phát triển ở môi trường nước - môi trường chúng ta khó quan sát thì việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” càng đáng được lưu tâm và chủ động thực hiện.
Những lý do nên phòng bệnh cho tôm, cá hơn là trị bệnh
- Tôm, cá sống dưới nước, số lượng nhiều, chúng ta không thể quan sát hết bằng mắt thường, khó bắt lên để kiểm tra, khó phát hiện tôm bệnh, tôm bị chìm dưới đáy, chết nhanh, hoặc đáy ao dơ…người nuôi thường bị động trong việc phát hiện các bất thường trên tôm, cá.
- Từ khi tôm phát bệnh cho đến lúc người nuôi phát hiện thì thường đã trễ. Mầm bệnh đã ủ trong ao và trong tôm lâu ngày, đây là sự tích tụ lâu dài không phải trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khi chúng ta phát hiện thì thường bệnh đã đến giai đoạn bùng phát, lây lan nhanh, có thể lây sang các ao nuôi khác gây ra thiệt hại nặng nề.
- Khi tôm, cá đã phát bệnh, nếu may mắn trị được thì tôm, cá cũng giảm sức đề kháng, tôm yếu, dễ bị bệnh xâm nhập, chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi, hệ số thức ăn cao và thường là khi thu hoạch sẽ không có lời,…
Hình ảnh tổng thể lợi ích việc phòng bệnh trong chăn nuôi.
- Khó trị bệnh trên tôm, cá vì khi tôm, cá mắc bệnh thường sẽ chán ăn, mà thuốc trộn vào thức ăn để trị bệnh thường đắng, không hấp dẫn với chúng. Mặt khác, việc tôm, cá bệnh thì khả năng hấp thụ hoặc một số cơ quan hoạt động trì trệ nên việc đưa thuốc vào cơ thể chúng lúc này rất phức tạp và có xu hướng thất thoát hoặc không trị được, khả năng phục hồi thấp.
- Khi tôm, cá bệnh, người nuôi phải xử lý thuốc, nếu không trị được thì phải thu hoạch, lúc đó tôm, cá đã qua xử lý rất nhiều thuốc nên chất lượng không đảm bảo, còn dư lượng hóa chất nên rất nguy hiểm cho người sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Chi phí bỏ ra trong việc phòng bệnh thì cũng thường ít tốn kém hơn việc chữa bệnh. Mỗi ngày, chúng ta cần thực hiện các giải pháp để tăng sức đề kháng hoặc giải độc gan cho tôm, cá, làm vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều khi trị bệnh.
Các biện pháp phòng bệnh cho tôm, cá
Chúng ta cần hiểu rõ đầu vào và đầu ra của con tôm là gì để có hướng phòng và biết nguyên nhân gốc xảy ra vấn đề để có hướng giải quyết đúng bản chất của nó.
Đầu vào cho con tôm, cá
- Môi trường nước, thông số môi trường sống, mầm bệnh (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), hóa chất xử lý, thức ăn cung cấp, thuốc trị, dinh dưỡng bổ sung, vi sinh, enzym là những giải pháp cần thiết cho sự phát triển của tôm, cá. Khi chúng mạnh khỏe thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hoặc vượt qua được một số bệnh khi thời tiết và môi trường bất lợi. Việc Phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên càng nhiều càng tốt vì bản chất cá, tôm chỉ phát triển tốt ở môi trường hoàn toàn tự nhiên, chúng sống ở sông, biển và thường ăn hoàn toàn Thức ăn tự nhiên.
- Kiểm tra kỹ nguồn nước đầu vào, nước cấp và nước ao nuôi. Xử lý triệt để các mầm bệnh trung gian hoặc vật chủ trung gian gây nhiễm bệnh cho ao nuôi. Cần vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, nên áp dụng các chế phẩm sinh học trong công tác vệ sinh và phòng bệnh nhằm tăng hiệu quả. Chỉ thị môi trường thấy rõ nước ổn định và tốt đó là xuất hiện các động vật phù du Thức ăn tự Nhiên như: Copepoda, crill.., Các thông số cần kiểm soát như: pH, kH, NH3, NO2-, H2S, Fe 2+, lượng oxy hòa tan trong ao nuôi phải đảm bảo.
- Nuôi tôm trên ao bạt hoặc lót bạt bờ thay vì nuôi hầm đất truyền thống như trước đây để hạn chế các bệnh cơ hội xâm nhập.
- Các vật tư đưa vào sử dụng trong ao nuôi chúng ta cũng cần phải thường xuyên vệ sinh và khử trùng kỹ các thiết bị đựng.., Chúng ta phải đảm bảo rằng khi đưa vào ao hoặc cấp cho tôm, cá ăn thì thức ăn và các vật tư chứa đựng phải sạch, không hư hỏng hoặc nhiễm ký sinh trùng,...
- Trộn các thức ăn bổ sung cần tăng sức đề kháng và giải độc gan cho tôm, cá như: STC ZCOR, STC GAN, STC CLEAN....
Đầu ra của con tôm, cá
- Sau khi tôm, cá ăn vào, chúng thường thải ra phân thải, thức ăn dư thừa đây là gốc gây mầm bệnh hoặc điều kiện tốt sinh ra bệnh cho tôm và cá. Ngoài ra thuốc dư thừa hoặc tồn lưu, vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng các yếu tố này chúng thường nằm dưới đáy ao hoặc trong ao nuôi, hoặc từ trên bờ tuột xuống. Chúng ta nên giải quyết tốt chúng để không gây ô nhiễm, và không làm ảnh hưởng đến vật nuôi.
- Một trong những giải pháp xử lý triệt để đầu ra như đã nói trên là chúng ta cần cho ăn vi sinh STC CLEAN ngăn ngừa và tạt trực tiếp TS-39 hoặc tạt STC- BIO sinh khối sẽ không ô nhiễm môi trường việc này đã giải quyết hơn 80% thành công đầu ra của chúng ta trong khi nuôi và còn lại chúng ta chọn mô hình nuôi và ngừa một số bệnh theo thời điểm nữa chắc chắn rằng độ rủi ro chúng ta sẽ thấp hơn.
Kết luận và khuyến nghị
- Phục hồi lại môi trường sinh thái tự nhiên là rất cần thiết cho điều kiện chăn nuôi hiện nay.
- Giải pháp phòng ngừa hoàn toàn hiệu quả và bền vững đối với việc nuôi tôm, cá, ếch, lươn.
- Tùy theo điều kiện sức khỏe và tình trạng bệnh, biến đổi khí hậu cho vật nuôi mà chúng ta nên cân nhắc giữa chi phí trị bệnh và thu hoạch sớm hoặc thay đổi Mô Hình nuôi phù hợp.
Để tìm hiểu rõ thêm:
Bà con vui lòng gọi về số Hotline: 0838.95.97.99 hoặc Website: https://etechstc.com/.
Các sản phẩm kèm theo quá trình phòng bệnh:
Viết bài: Ths. Trần Kim Ngoan
Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực