5 GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Tại sao phải phòng ngừa trong nuôi tôm siêu thâm canh?

  • Với hình thức nuôi công nghệ cao đưa tôm về size lớn, tôm sống trong môi trường chật hẹp, lượng chất thải và thức ăn dư thừa dồn xuống đáy ao ngày càng nhiều khiến ao nuôi ngày càng quá tải. Vì vậy, nếu không có giải pháp hợp lý thì chúng sẽ gây ra biến động môi trường, tăng khí độc, tảo phát triển mạnh, con tôm dễ nhiễm bệnh hoặc bùng phát dịch bệnh khi có sự thay đổi nhỏ diễn ở môi trường bên ngoài. Trong khi đó, chi phí phòng bệnh rất thấp so với chi phí điều trị, chẳng hạn một số chi phí tăng cao trong quá trình trị bệnh như: chi phí thuốc chi phí xử lý nước trong và ngoài ao, chi phí điện do tăng công suất quạt hoặc chi phí cung cấp thêm oxy. Đồng thời, tỷ lệ hao hụt đầu con cũng tăng cao. Các nghiên cứu gần đây stc-tôm cho thấy khi tôm bị bệnh EMS (chết sớm), tỷ lệ phục hồi sau điều trị đạt khoảng từ 50-60% trên số lượng con tôm mắc bệnh và khi gặp thời tiết bất lợi lượng đã phục hồi này có thể rớt bất cứ lúc nào do sức đề kháng còn yếu.
  • Ngoài ra, việc điều trị kéo dài sẽ dẫn đến tăng chi phí cơ hội và chi phí cho các vật tư khác cũng đều tăng theo. Do vậy, nuôi tôm siêu thâm canh cần hiểu rõ về các giai đoạn nhạy cảm (sự tích lũy sinh sản của vi khuẩn vibrio trên thành ruột khi đủ mật độ sẽ tấn công vào gan tụy tôm làm tổn thương hoặc gây bệnh gan tụy cấp (AHPND) và chết sớm (EMS) sẽ giúp chúng ta có giải pháp phòng ngừa để tăng sự thành công trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung và nuôi tôm siêu thâm canh đưa tôm về size lớn nói riêng. Tham khảo thêm link sau stc-tôm Nuôi tôm chưa thành công & giải pháp phòng ngừa các hiện tượng bất lợi.

5 GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Tham quan Farm nuôi  Anh 8- Cái Nước Cà Mau 6/9/2022.

5 giai đoạn nhạy cảm và giải pháp phòng ngừa

Giai đoạn 10 ngày tuổi

Hiện tượng xảy ra 

  • Ở giai đoạn này, do tôm còn nhỏ, chưa thể sử dụng nhá (vó) kiểm tra lượng thức ăn nên khả năng thức ăn bị dư thừa tích lũy gây ô nhiễm ao đáy ao rất cao. Khi đó, thức ăn dư thừa lắng đọng xuống đáy ao sẽ sinh ra khí độc H2S, làm tôm bị stress, lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, tổn thương mang, giảm sức đề kháng, dẫn đến dễ bị nhiễm một số bệnh như EMS và đen mang. Mặt khác, chỗ tích tụ thức ăn dư này cũng là nơi tập trung vi khuẩn vibrio và các ổ ký sinh trùng. 
  • Do đó, khi tôm ăn vào sẽ bị tổn hại đến thành đường ruột, gây trống đường ruột, phân lỏng, phân trắng, bệnh gan tụy cấp và sẽ rớt lai rai. Đồng thời, ở giai đoạn này nếu môi trường chưa ổn định, nước bị trong, tôm sẽ nhát ăn và chậm phát triển. Ngoài ra, nếu ao nuôi có các loài 2 mảnh, hào chỉ, sứa nước…thì chúng sẽ lấy khoáng, làm tuột kiềm khiến tôm không đủ khoáng để lột hoặc lột không cứng vỏ, tôm dễ bị cong thân, mềm vỏ, có màu sắc nhợt nhạt, không lanh và tỷ lệ sống lúc này bị ảnh hưởng lớn nếu không được bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất đầy đủ và hợp lý.

 Giải pháp khắc phục

  • Kết hợp giữa thức ăn tự nhiên (Copepoda, crill…) bằng cách sử dụng sản phẩm STC FLOCK và thức ăn công nghiệp giúp duy trì và ổn định môi trường nước ao nuôi. Để ngăn ngừa khí độc tích tụ ở đáy ao, sử dụng sản phẩm STC CLEAN trộn vào thức ăn liều 10g/kg thức, cho ăn mỗi ngày cho đến hết giai đoạn nhạy cảm thì giảm xuống còn 5g/kg thức ăn. Khi tôm 7 ngày tuổi, trộn ASG 08 liều 10ml/kg vào cữ sáng và cho ăn 2 ngày liên tiếp để ngừa mật độ vibrio tăng trong ruột tôm.

Giai đoạn 20 ngày tuổi

 Hiện tượng xảy ra

  • Ô nhiễm vẫn tích tụ khi tôm ăn nhiều hơn, phân thải nhiều hơn và nước bắt đầu đục. Quá trình đưa thức ăn vào ao dễ dư thức ăn do vẫn chưa canh được nhá chuẩn. Ngoài ra, giai đoạn này tôm bắt đầu ăn được các loại 2 mảnh, sứa nước...là vật chủ trung gian chứa các ký sinh trùng cũng như Vibrio, điều đó dẫn đến sự đưa ký sinh trùng, vibrio vào trong đường ruột và khi đủ mật độ chúng sẽ tiết ra độc tố gây ảnh hưởng đến gan tụy của tôm. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, tôm chuyển từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn công nghiệp hoàn toàn, tôm ăn dễ bị phân đàn.

5 GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Farm Tuấn Nghị sau khi điều trị tôm bị tái nhiễm bệnh.

Giải pháp khắc phục

  • Bổ sung chế phẩm sinh học STC FLOCK để duy trì nguồn thức ăn tự nhiên và men vi sinh có lợi giúp ổn định môi trường để tôm sinh trưởng và phát triển tốt. Trộn STC CLEAN AQUA SH 5g/kg thức ăn xuyên suốt quá trình nuôi. Bổ sung khoáng STC ZCOR giúp tăng sức đề kháng 2-3 cữ/ngày và tạt vôi định kỳ giúp quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm diễn ra nhanh chóng. Khi tôm 14 ngày tuổi,  trộn ASG 08 liều 10ml/kg vào cữ sáng, cho ăn 2 ngày liên tiếp để ngừa mật độ vibrio tăng trong ruột tôm.
  • Ở giai đoạn 20-22 ngày tuổi, cần gửi mẫu tôm đi test các chỉ tiêu như : EHP, EMS, WSSV, Vibrio, tổn thương gan tụy hoặc đường ruột (Vermiform) và ký sinh trùng (Gregarine). 

Giai đoạn 30 ngày tuổi

Hiện tượng xảy ra

  • Ở giai đoạn này, vẫn chưa canh nhá được chuẩn, tôm ăn mạnh, tương đối sung và phát triển nhanh nhưng nếu cho ăn nhiều, lượng thức ăn bị dư, hoặc hai mảnh, nhuyễn thể còn thì gan, tụy tôm liền bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do thức ăn dư thừa tích tụ gây ô nhiễm cùng với quá trình phân hủy của chất thải của tôm, xác tảo, sẽ sinh ra khí độc  trong ao nuôi làm bộc phát vi khuẩn Vibrio gây ảnh hưởng đến tôm. Cần theo dõi nhiệt độ trong ngày, nếu nhiệt độ cao tôm dễ bị stress và đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh gan tụy phát triển. Đồng thời, do tôm ăn được các con hai mảnh, nhuyễn thể, rong, rêu nên dễ nhiễm độc tố, ký sinh trùng làm sức đề kháng yếu tạo cơ hội cho Vibrio tấn công, bám vào thành ruột và dạ dày của tôm. Chúng nhân lên, gia tăng số lượng và tiết ra độc tố  hủy hoại gan tụy, làm tôm bỏ ăn, ruột trống và rớt đáy nhanh chóng.

5 GIAI ĐOẠN NHẠY CẢM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Farm Tuấn Nghị tôm rớt lần hai và ao còn các con hai mảnh trong tháng đầu.

Giải pháp khắc phục

  • Cần bổ sung chế phẩm sinh học STC FLOCK để tăng cường, duy trì và ổn định chất lượng nước. Sử dụng sản phẩm TS-39 đình kỳ 5 ngày 1 lần, liều lượng 1 gói 227g/1000m3 nước để tăng cường và chọn lọc khuẩn có lợi phát triển.
  • Cần trộn STC CLEAN + AQUA SH liều 5g/kg thức ăn trong suốt quá trình nuôi để tăng cường hệ vi sinh đường ruột, giúp quá trình phân cắt và hấp thu thức ăn tốt nhất. Ngoài ra, cần tăng cường tạt vôi và khoáng SJC 009 5kg/2000m3 nước mỗi buổi tối. Đồng thời, trộn STC ZCOR cho ăn liều lượng 15ml/kg thức ăn. Khi tôm 28 ngày tuổi, trộn ASG 08 liều 10ml/kg thức ăn vào cữ sáng, cho ăn 2 ngày liên tiếp để ngừa mật độ vibrio tăng trong ruột tôm.

Giai đoạn 40 ngày tuổi

 Hiện tượng xảy ra

Lượng tích tụ ô nhiễm ở đáy ao nuôi ngày cao khi lượng thức ăn cũng như chất thải của tôm ngày càng tăng. Khi đó, tôm dễ bị cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, rớt cục thịt, thiếu khoáng và dễ bị rớt do bị các bệnh về gan tụy, phân trắng, phân lỏng, ký sinh trùng và đốm trắng.

Giải pháp khắc phục

  • Cần bổ sung chế phẩm sinh học STC FLOCK để duy trì và ổn định chất lượng nước. Định kỳ 3 - 4 ngày 1 lần sử dụng sản phẩm TS-39 liều lượng 1 gói 227g/1500m3 nước để tăng cường và chọn lọc khuẩn có lợi phát triển. Tham khảo thêm linkTại sao phải xử lý khí độc NH3/NO2- , H2S trong ao nuôi tôm, cá?
  • Cần trộn STC CLEAN + AQUA SH liều 10g/kg thức ăn trong giai đoạn này để tăng cường hệ vi sinh đường ruột giúp quá trình phân cắt và hấp thu thức ăn tốt nhất. Ngoài ra, cần tăng sức đề kháng cho tôm, tăng cường tạt vôi CaCO3 và khoáng SJC 009 5kg/2000m3 nước mỗi buổi tối kết hợp với trộn STC ZCOR liều lượng 15ml/kg thức ăn. Lúc tôm 35 ngày tuổi, trộn ASG 08  vào cữ sáng liều 10ml/kg thức ăn 2 ngày liên tiếp để ngừa bệnh. Tham khảo thêm link sau Tăng sức đề kháng - hệ miễn dịch và tỷ lệ sống cho tôm, cá, ếch, lươn bằng cách nào?
  • Cần gửi mẫu tôm đi test các chỉ tiêu như EHP, EMS, WSSV, Vibrio, Vermiform và Gregarine ở giai đoạn 40 - 42 ngày tuổi.

Giai đoạn còn lại

Hiện tượng xảy ra

  • Do lượng thức ăn nhiều, môi trường biến động mạnh, đặc biệt là tảo lam, tảo xanh, nước màu xanh đậm, rớt tảo…nên ở giai đoạn này tôm vẫn bị bệnh phân trắng nếu đáy ao ô nhiễm, môi trường dơ, nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, do độc tố tích lũy mỗi ngày và lượng thức ăn lớn, nên tôm có thể bị bệnh teo gan hoặc vàng gan nếu không được giải độc gan.

 Giải pháp khắc phục

  • Cần bổ sung STC GAN trộn vào trong thức ăn liều lượng 10g/kg thức ăn vào hai cữ chiều và tối trong suốt quá trình nuôi. Các cữ còn lại trong ngày trộn các sản phẩm chuyên về ruột như AQUA SH (5g/kg thức ăn) kết hợp với trộn cho ăn STC ZCOR 10ml/kg thức ăn để thúc đẩy quá trình phát triển, tăng size nhanh và rút ngắn được thời gian ‘nuôi tôm về size lớn’. Tham khảo thêm link Chitosan giải pháp tôm phục hồi nhanh bệnh và hấp thu tốt dinh dưỡng.

Kết luận và khuyến nghị

  • Chi phí phòng ngừa nhỏ hơn nhiều so với chi phí điều trị khi dịch bệnh xảy ra trên tôm. Nghiên cứu gần nhất của nhóm ‘Etech STC’ chúng tôi cho thấy khi tôm bị bệnh gan tụy và rớt trong tháng đầu thì việc điều trị và phục hồi chỉ đạt 50% - 60% trên tổng số con tôm bị bệnh. Do đó, stc-tôm khuyến khích bà con nuôi tôm ưu tiên việc phòng ngừa bệnh là chính.
  • Cần phản ứng nhanh khi tôm bị bệnh. Khi đó, cần cân nhắc tính toán chi phí xử lý làm mới và tiền thả giống mới với thời gian và các chi phí điều trị như tiền thuốc, tiền điện, tiền xử lý nước, tiền thức ăn và khả năng phục hồi của tôm từ đó ra quyết định nhanh. Nếu thấy thời gian điều trị kéo dài hoặc mức độ phục hồi của tôm không cao thì nên cân nhắc việc thu tôm để cải tạo thả lại vụ mới. Đặc biệt, trong trường hợp tôm bị bệnh gan tụy và phân trắng nặng, người nuôi nên cân nhắc việc thu tôm sớm bởi vì việc tiếp tục duy trì điều trị thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao do tỷ lệ sống của tôm bị hao hụt nhiều. Đồng thời, sau khi phục hồi bệnh, tôm yếu, sức đề kháng giảm, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, tôm chậm lớn gây ảnh hưởng đến năng suất nuôi và lợi nhuận của người nuôi. 

Các sản phẩm chính của Etech STC-Tôm sử dụng cho phòng ngừa: 

                                Phòng ngừa 5 giai đoạn nhạy cảm của tôm

                           

Viết bài: Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Trần Châu Liêm

Chỉnh bản thảo: Ths Tô Kim Thúy

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

Từ khóa tham khảo:

  • Phòng bệnh cho tôm, cá nhằm mục đích gì?
  • Size tôm là gì ? Nuôi tôm công nghệ cao tôm về size lớn.
  • Các giai đoạn phát triển của tôm
  • Nuôi tôm siêu thâm canh
  • STC-tôm
  • Etech STC

 

Đăng kí nhận tin