XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH ĐẠT LỢI NHUẬN KÉP

Khi người dân đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi thâm canh và siêu thâm canh thì việc xử lý nước thải cũng là một vấn đề quan trọng. 

Mặc dù hiện nay, quá trình cho tôm ăn chủ yếu bằng máy, người nuôi cũng đã định lượng được thức ăn cần phải cung cấp cho tôm hằng ngày, nhưng vấn đề thức ăn thừa, nguồn bệnh trên tôm.... vẫn là những vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. 

Vậy có những cách xử lý nước nào để vừa đảm bảo các tiêu chí an toàn cho môi trường vừa tiết kiệm chi phí nhất, đồng thời dễ thực hiện mà diện tích xử lý không cần lớn?

Xử lý nước như thế nào để đảm bảo các tiêu chuẩn thải ra môi trường?

Tiêu chuẩn xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp

  • Hiện nay, mức quy định cho nước thải thuỷ sản từ các ao nuôi tôm thì COD không được quá 150 mg/l (QCVN 02-19:2014/BNNPTNT). Hàm lượng COD ở các ao nuôi tôm thành công ở ĐBSCL dao động trong phạm vi 2,64 - 35,21 mg/l, trung bình 17,31 ± 4,33 mg/l.

Nhu cầu Oxy sinh học (BOD)

  • BOD là tạo ra một lượng oxi hóa trong đó có chứa các hợp chất trong nước, dễ dàng bị phân hủy bởi các vi sinh vật vi sinh. Ngoài ra, BOD còn được xem là chỉ tiêu để đánh giá, mức độ gây ra ô nhiễm hữu cơ của nước thải.

Nhu cầu Oxy hóa học (COD)

  • COD là tạo ra một lượng oxi hóa trong đó có chứa các hợp chất trong nước bao gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Ngoài ra, COD còn được xem là chỉ tiêu để đánh giá, mức độ gây ra ô nhiễm vô cơ, hữu cơ của nước thải.

Nito và Photpho (TN và TP)

  • TN và TP là chất gây phì dưỡng hóa nước. 

Coliform

  • Vi sinh vật gây hại tạo ra mầm bệnh. 

Chất rắn lơ lửng

  • Chất rắn lơ lửng là loại chất rắn đặc biệt khó tan và khó lắng trong nước.

Bảng thông số thành phần nước thải nuôi trồng thủy sản được thể hiện như sau:

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Bảng 1: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp áp dụng cho nước thải nuôi trồng thủy sản. (trích nguồn từ Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT)

  • Cột A: Quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải nuôi trồng thủy sản khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B: Quy định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải nuôi trồng thủy sản khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Diện tích của ao xử lý nước thải siphon là bao nhiêu? Ao có diện tích nhỏ có xử lý được không?

  • Nhiều hộ nuôi cho rằng ao siphon xử lý chất thải cần có diện tích lớn và nguồn phân thải này là nguồn ô nhiễm khó thể xử lý được. Tuy nhiên, áp dụng theo công nghệ siêu thâm canh và giải pháp Etech STC, nguồn nước tại ao siphon có chất lượng tốt và đặc biệt không gây tích tụ ô nhiễm như thông thường. Với công nghệ này, nước ao nuôi được xử lý tốt bằng cách tạt vi sinh kết hợp với cho tôm ăn trực tiếp vi sinh vào đường ruột. Do đó, nguồn nước xả ra ngoài ao siphon còn mang vi sinh cộng với nguồn phân thải của tôm cũng chứa vi sinh sẽ giúp phân hủy tốt các chất rắn được hút ra từ ao nuôi như phân tôm, thức ăn dư thừa, xác tôm, vỏ tôm…Đặc biệt hơn nữa, khi những chất thải này vừa được đưa ra ao siphon thì sẽ được cá đến ăn, do đó nguy cơ tích tụ chất hữu cơ gây ô nhiễm và gây mùi hôi trong ao siphon được giảm thiểu tối đa. 
  • Trong khi đó, phần cặn bã không đáng kể vẫn còn sót lại do chứa vi sinh nên không những không gây ô nhiễm mà còn là nguồn thức ăn cho động vật phù du phát triển. Tuy nhiên, để để áp dụng giải pháp STC hiệu quả, lượng cá được thả vào ao siphon nên được tính toán sao cho mật độ cá phù hợp với lượng thải siphon (tức là diện tích nuôi) để đảm bảo cá ăn hết phân thải và thức ăn dư thừa. Tuy nhiên, không nên thả nuôi mật độ quá cao sẽ gây mất cân đối, cá thiếu thức ăn và thiếu oxy dẫn đến chết và hao hụt. Việc thả cá nên chọn lọc cá ăn tạp có hiệu quả kinh tế cao như cá nâu, cá đối, cá măng, cá kèo…Đồng thời, nên hạn chế thả thêm cá phi vì thông thường cá phi sẽ tự sinh sản trong ao, tốc độ sinh sản nhanh với mật độ cao và thường dễ rũ và chết.
  •  Như vậy, nhờ việc kết hợp tạt và cho ăn vi sinh ở ao nuôi cùng với nuôi cá ở ao siphon thì diện tích ao xử lý nước thải siphon không cần lớn. Phương pháp nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa xử lý được các chất thải, nước thải của ao nuôi, giúp bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện được bữa ăn gia đình, hạn chế chi phí sinh hoạt vừa có thể giúp tăng thu nhập từ việc nuôi thêm cá trong ao siphon. 

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Ao chứa xử lý nước thải siphon nuôi tôm siêu thâm canh

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình ảnh ao chứa chất thải siphon có diện tích 6m x 200m = 1200m2. Farm đang có 3 ao nuôi STC tại Kiên Giang, diện tích đáy mỗi ao nuôi là 1400m2.

Phân tích so sánh chi phí xử lý nước thải theo cách thông thường và xử lý nước thải theo giải pháp của công ty Etech STC.

  • Ví dụ, thông thường để thu được 1 tấn tôm, chúng ta cần khoảng 1 tấn đến 1,2 tấn thức ăn. Trong một tấn thức ăn này, khoảng 70% (700 kg) được hấp thụ và chuyển hóa, 30% (300kg) còn lại được thải ra ngoài theo phân, dưới dạng dư thừa hoặc hòa tan trong nước. Thực tế, 300kg này cần có phương pháp xử lý hiệu quả để tránh ô nhiễm môi trường bên ngoài ao nuôi cũng như đảm bảo nguồn nước trong ao nuôi tốt.
  • Tuy nhiên, nếu ao chứa thải có nuôi cá thì khối lượng chất thải cần xử lý được giảm đi như sau: Với 30% (300kg) này, phần hòa tan trong nước chiếm khoảng 20% (60kg) và phần không tan chiếm 80% (240kg). Khi đó, trong 240 kg chất không tan này, 40% (96kg) sẽ ở dạng sệt hoặc bị dư thừa lại và cá chỉ có thể ăn được hết khoảng 60% (khoảng 180kg). Lúc này, hệ số nuôi cá khoảng 2.0 (tùy thuộc vào thời gian, loại cá và phụ thuộc vào độ đạm thức ăn) nghĩa là cứ 1kg cá/2kg thức ăn thì với 180kg thức ăn dư thừa hoặc phân thải này, chúng ta nuôi được 90kg cá thịt.
  • Khi đó, phần chất thải còn lại mà cá ăn không ăn cần xử lý, bao gồm 20% các chất hòa tan trong nước (60kg) và 40% dạng sệt hoặc thừa lại do cá ăn không hết (96kg) cộng với phân thải của cá khoảng 54kg (cá hấp thụ khoảng 65-70% lượng thức ăn hoặc 30%*180kg = 54 kg). Do đó, tổng khối lượng chất thải cần phải xử lý là 60kg + 96 kg + 54 kg = 210kg. 
  • Hiện nay, bùn hoạt tính do các nhóm nghiên cứu sản xuất có giá thành khoảng 1 triệu đồng/1m3 và giá bán trên thị trường được mua bởi các công trình xử lý nước thải là 2 triệu đồng/1m3. Qua đó, có thể thấy rằng việc xử lý nước thải là rất tốn kém. Nếu tạm tính ở mức thấp nhất theo giá thành của nhóm nghiên cứu (1 triệu đồng/1m3 bùn) và giá vốn của các công ty xử lý nước thải (2 triệu đồng/1m3 bùn) thì để thu 1 tấn tôm, hộ nuôi cần dự trù số tiền từ 210.000 đến 420.000 đồng để xử lý triệt để 210kg phân thải hữu cơ này. Tham khảo link sau: [https://scp.gov.vn/tin-tuc/t12255/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-thanh-bun-hoat-tinh-cua-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi.html].
  • Hiện tại, công ty Etech STC có giải pháp hiệu quả giúp xử lý sạch ao chứa thải siphon, vừa không tốn chi phí xử lý nước thải vừa có thể giúp hộ nuôi tăng lợi nhuận từ việc thu hoạch các loài động vật được nuôi trong ao chứa thải này. 

Các hiện tượng và thông số phục hồi môi trường sinh thái tự nhiên trên ao chứa thải siphon được xử lý bởi Công ty Etech STC.

  • Nếu nhận thấy trong ao siphon có các dấu hiệu như tôm, cá  bơi lờ đờ, bơi vào bờ, rớt đáy, nồng độ các khí độc (NO2, NH3 và H2S) vượt mức cho phép, nước ao đục, nhiều lợn cợn, tảo lam, tảo nước sơn, phát triển vượt mức, tảo lap lap dày thì ao siphon đã bị ô nhiễm và sẽ không cung cấp đủ oxy cho tôm cá. Tuy nhiên, khi xử lý ao siphon theo giải pháp của STC - Tôm  thì các hiện tượng kể trên sẽ không xuất hiện.

Các thông số môi trường được kiểm tra trong ao siphon theo Quy trình "STC A3" như sau:

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình một số thông số môi trường được kiểm tra trong ao siphon theo quy trình Etech STC A3 (siêu thâm canh).

  • Chỉ thị môi trường trong ao chứa thải siphon theo Quy trình "STC A3" - Nuôi tôm siêu thâm canh.
    • Màu nước: Màu nâu hoặc màu trà, đây là hai màu nước ổn định và lý tưởng cho việc nuôi tôm.
    • Mùi: Nước siphon ra chỉ có mùi tanh và không có mùi hôi thối nhờ vào việc cho tôm ăn vi sinh STC CLEAN.
    • Tảo, rong nhớt: Trong ao siphon không có rong nhớt, rong mền, lap lap và đặc biệt là không có tảo lam hay tảo nước sơn dưới gió.
    • Thực vật: Một số cây như rau muống hay năng tượng phát triển tốt trong ao siphon.
    • Cá phi, crill và động vật phù du: Cá phi sinh sản rất nhiều vì môi trường giàu dinh dưỡng và đủ thức ăn cho cá. Nguồn thức ăn tự nhiên như crill và động vật phù du phát triển mạnh là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho cá phi con cũng như các loài cá nhỏ khác. Tuy vậy, mật độ động vật phù du không giảm nhiều khi chúng tiếp tục sinh sản và tự duy trì sau mỗi chu kỳ sinh  trưởng.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình tôm và cua trong ao siphon tại Farm Kiên Giang.

  • Tôm và cua: Một số con tôm sống sót sau khi bị hút ra ao chứa thải siphon vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này cho thấy lượng oxy hòa tan ở đây đủ cao để tôm và cua (được thả thêm vào ao) sống khỏe mạnh. 

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình cá và động vật phù du sinh sản và phát triển trong ao xử lý sinh học - chứa thải - siphon và hoàn lưu nước lại nuôi tại Farm Đức Thuận - Kiên Giang

  • Với các tiêu chí về môi trường như trên, có thể đánh giá rằng việc khôi phục cân bằng sinh thái tự nhiên trong ao siphon đã được xác lập.

Cách xử lý ao chứa thải siphon tăng lợi nhuận kép từ công ty Etech STC - Tôm (nuôi tôm siêu thâm canh)

  • Trong suốt vụ nuôi, cho tôm ăn STC CLEAN với liều lượng 10 gam/kg thức ăn đối với tôm nhỏ và 5g/kg thức ăn đối với tôm lớn. Việc cho ăn này giúp đưa vi sinh vào đường ruột tôm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh tốt ngăn chặn và ức chế vi khuẩn vibrio tấn công vào đường ruột, tiết độc tố lên gan tụy của tôm để ngăn ngừa một số bệnh đường ruột và bệnh gan cho tôm. Tham khảo thêm link sau Xử lý nước thải siphon của nuôi tôm siêu thâm canh đạt lợi nhuận kép. 
  •  Đồng thời, thức ăn dư thừa và phân tôm chứa vi sinh khi được hút ra ao chứa thải siphon sẽ được cá đến ăn nên sẽ không gây tích tụ nhiều chất thải hữu cơ dưới đáy ao. Lúc này, việc cho tôm ăn STC CLEAN giúp cả ao nuôi lẫn ao chứa thải đều có nguồn nước sạch, giúp đáy ao nuôi sạch do lượng vi sinh có lợi từ phân tôm giúp phân hủy tốt các chất thải còn tồn động. Do đó, tầng đáy ao nuôi và ao chứa siphon không còn là những hố bom nổ chậm do chứa nhiều mầm bệnh và vi khuẩn bất lợi. Tham khảo thêm link sau Tại sao phải xử lý khí độc NH3/NO2- , H2S trong ao nuôi tôm, cá?
  • Ngoài ra, ao nuôi còn được sử dụng STC-BIO đã được nhân sinh khối và tạt trực tiếp 1 gói TS-39 định kỳ 5 - 6 ngày/lần để quản lý chất lượng nước ao. Tham khảo cách sử dụng vi sinh theo link sauTại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?
  • Một cách khác giúp xử lý tốt nước thải và tăng lợi nhuận cho bà con nuôi tôm chính là sử dụng ao sinh học (ao lắng) để chứa chất thải. Đối với ao này, nước thải được bơm ra từ ao nuôi sẽ được làm sạch bằng các quá trình tự nhiên bởi tảo và vi khuẩn (vi sinh vật) hoặc bởi hệ động vật phù du và thực vật. Chúng ta có thể áp dụng ao sinh học này cho các khu nuôi có diện tích lớn vì hiệu quả kinh tế mà chúng mang lại và tùy theo diện tích khu nuôi, chúng ta có thể thiết kế ao xử lý nước thải phù hợp.
  •  Hiện nay, chúng tôi đang áp dụng ao sinh học ở một số địa phương nhằm tận dụng các động thực vật có trong ao để hấp thụ và loại bỏ các chất ô nhiễm từ các ao nuôi tôm công nghiệp. Về thực vật thì có các loài như thực vật phù du, rong câu...Về động vật thì có các loài ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá nâu, cá đối, cá trê, cá rô phi, cá măng, cua…và các loài động vật cải thiện trầm tích đáy như sò huyết, ngao, vẹm, hàu, vọp... Các loại động vật này mang lại giá trị kinh tế cao, vừa góp phần cải thiện được bữa ăn của gia đình, hạn chế chi phí sinh hoạt, vừa bán được có thêm lợi nhuận.
  • Ngoài ra, ở ao chứa thải siphon có thể sử dụng một số chế phẩm vi sinh và sủi oxy hoặc chạy 1 giàn quạt oxy để giúp phân hủy chất hữu cơ từ phân tôm, thức ăn thừa và các chất cặn bã tích tụ dưới đáy ao nhằm hạn chế tối đa các vi sinh vật gây bệnh. AEC COPEFLOCSTC FLOCK là những chế phẩm vi sinh hiệu quả giúp làm sạch đáy ao, ổn định màu nước, tạo và duy trì thức ăn tự nhiên đồng thời hạn chế rong nhớt trong ao. Các sản phẩm này đang được nhiều hộ nuôi sử dụng tại farm nuôi của mình.
  • Do tôm được cho ăn trực tiếp chế phẩm vi sinh STC CLEAN cộng với việc tạt vi sinh trực tiếp xuống ao nuôi nên nguồn nước được bơm ra ao siphon có chứa rất nhiều vi sinh vật có lợi và qua quá trình phân hủy về lâu dài tạo thành lớp khoáng hữu cơ hòa tan, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và rất cần thiết cho tôm. Khi đó, chúng ta có thể hoàn lưu nước lại ao nuôi và tận dụng được nhiều khoáng chất hữu cơ này.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SIPHON CỦA  NUÔI TÔM SIÊU THÂM CANH

Hình nước siphon được hoàn lưu tại Cà Mau -Mô Hình STC A3.

  • Trong các ao nuôi quảng canh cải tiến tôm thẻ kết hợp tôm càng, tôm thường được bổ sung thêm thức ăn công nghiệp nên ngày này qua ngày khác lượng thức ăn thừa sẽ tích tụ làm dơ đáy ao gây biến động môi trường, phát sinh các khí độc (NO2, NH3, H2S) tăng cao, đáy ao đen có mùi thối. Trong trường hợp này, nếu gặp thời tiết bất lợi, tôm có thể bị nghẹt oxy và chết hàng loạt hoặc dễ phát bệnh. Khi đó, nếu cho tôm ăn STC CLEAN sẽ giải quyết được các hiện tượng trên, giúp duy trì môi trường ổn định, làm sạch đáy ao, giảm rủi ro và tăng khả năng thành công cho người nuôi.
Bảng so sánh chi phí giữa cách làm thông thường và giải pháp Etech STC

TT

Chi phí trả cho cách làm thông thường

Chi phí cho giải pháp Etech STC

1
  • Cần chi phí cho tôm ăn men vi sinh trong quá trình nuôi.
  • Chi phí cho tôm ăn men vi sinh STC CLEAN trong quá trình nuôi tương đương với chi phí cho ăn các loại vi sinh thông thường khác.
2
  • Chi phí xử lý nước thải tối thiểu từ 210.000 đến 420.000 đồng cho 1 tấn tôm.
  • Không cần chi cho việc xử lý nước thải.
3
  • Môi trường ao nuôi cần xử lý thêm vi sinh hoặc thay nước nhiều. 
  • Tốn nhiều tiền cho hóa chất xử lý nước và tốn nhiều tiền điện để bơm nước.
  • Môi trường ao nuôi cần xử lý thêm vi sinh hoặc thay nước ít. 
  • Tốn ít tiền hóa chất xử lý nước và ít tốn tiền điện bơm nước.
4
  • Ao chứa thải siphon không nuôi cá nên phân tôm, thức ăn dư, vỏ tôm và xác tôm bị hút ra có khả năng tích tụ gây ô nhiễm cao nếu không được xử lý triệt để.
  • Ao chứa thải siphon có nuôi cá nên thức ăn dư, phân tôm, vỏ tôm và xác tôm được cá xử lý nên không gây tích tụ ô nhiễm.
6
  • Không có thêm thu nhập từ cá, đồng thời phải trả phí mua cá cho bữa ăn của các công nhân nuôi tôm hằng ngày.
  • Có thêm tiền từ bán cá và không phải trả tiền mua cá cho bữa ăn của các công nhân mỗi ngày.
7
  • Cho ăn men vi sinh thông thường, lúc 20 ngày tuổi, tôm đạt cỡ 1.500 - 1.800 con/kg, ao vèo mật độ 1.500 con/m2.
  • Cho ăn STC CLEAN, lúc tôm 20 ngày tuổi, tôm đạt cỡ 1.000 - 1.200 con/kg, ao vèo mật độ 1.500 con/m2.
8
  • Không cho tôm ăn men vi sinh hoặc cho ăn một số loại vi sinh thông thường không ngừa được khi khuẩn Vibrio bùng phát trên thành ruột tôm và ngăn chúng tiết độc tố lên gan tụy tôm. 
  • Phân tôm thải ra gây ô nhiễm - tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài ao nuôi bùng phát, là trái bom nổ chậm.
  • Cho tôm ăn STC CLEAN ngừa được vi khuẩn bùng phát bên trong đường ruột tôm và ngừa bệnh gan tụy trên tôm. Đồng thời, phân thải ra không gây ô nhiễm, không phải là trái bom nổ chậm vì không tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại ngoài ao nuôi tăng cao.
9
  • Khí độc bùn phát, thay nước nhiều chi phí cao, rủi ro cao, nguy cơ bùng phát bệnh gan tụy, chết sớm cao.
  • Ngừa được 3 giai đoạn nhạy cảm của tôm 45 ngày đầu và giúp tôm khỏe mạnh phòng qua bệnh gan tụy, chết sớm (ems/ahpnd)
  • Như vậy, việc xử lý nước thải từ việc nuôi tôm công nghệ cao không khó và không làm tăng thêm chi phí xử lý. Dù diện tích khu nuôi nhỏ hay lớn, tùy theo phương án mà chúng ta lựa chọn đều có thể thực hiện được giải pháp xử lý nước thải, chất thải tối ưu. Nếu làm tốt, không những không tốn chi phí xử lý mà còn thu được lợi ích kinh tế từ mô hình kép, đặc biệt là ngăn chặn được khuẩn xấu xâm nhập vào đường ruột tôm như Cty Etech STC chúng tôi đã đề xuất ở trên.
  • Mong rằng qua bài viết chúng tôi đã phần nào mang đến cho bà con một số kiến thức để bà con có thể hiểu rõ hơn về quá trình xử lý nước, góp phần chung tay bảo vệ môi trường và cùng nhau bảo vệ ngôi nhà trái đất của chúng ta mãi xanh tươi.

Kết luận và khuyến nghị

  • Quy trình xử lý nước thải ao siphon từ nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC rất đơn giản, tiện dụng, dễ thực  hiện, không tăng chi phí và đạt lợi nhuận kép.
  • Quy trình xử lý ao nước siphon từ nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC không cần diện tích lớn vẫn có thể thực hiện được.
  • Quy trình xử lý ao nước siphon từ nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC, nguồn nước thải được xử lý nước triệt để đồng thời nếu hoàn lưu nước lại ao nuôi vẫn an toàn và ổn định cho ngành nuôi trồng thủy sản.
  • Chúng tôi luôn xem việc phục hồi môi trường cân bằng sinh thái tự nhiên gắn liền với sứ mệnh công ty.
  • Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: etechstc.com

Sản phẩm chính sử dụng theo quy trình XỬ LÝ NƯỚC nuôi tôm siêu thâm canh

Tài liệu tham khảo :

  1. Vấn đề môi trường và một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh (https://camau.gov.vn)

Viết bài: Ths Trần Kim Ngoan, Ks Trần Châu Liêm, Ks Trần Huỳnh Như,  Ks Trương Thị Huỳnh Như

Chỉnh sửa bản thảo: Ths Tô Kim Thúy

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Từ khóa tham khảo: 

  • Nuôi tôm siêu thâm canh - Etech STC.
  • STC - Tôm
  • Phục hồi môi trường cân bằng sinh thái tự nhiên.
  • Xử lý ao chứa thải siphon không khó.
  • Xử lý ao chứa thải siphon không cần diện tích lớn vẫn có thể thực hiện được.
  • Xử lý ao chứa thải siphon không tăng chi phí ngược lại lợi nhuận kép.
  • Hoàn lưu nước lại nuôi vẫn an toàn.

 

Đăng kí nhận tin