TẠI SAO PHẢI XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3, NO2-, H2S TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ?

Đặc biệt trong ao lót bạt 100% trong 60 ngày chúng ta quản lý , xử lý triệt để không NO2-, không NH3 thì gần như tôm hạn chế rủi ro mầm bệnh rất lớn. Giai đoạn này người nuôi gần như đã hòa vốn và có lời ít. 

Mặt khác nếu không giải quyết mầm trong ao nuôi khi syphon ra ao chứa bên ngoài các chất tồn động hoặc thức ăn dư thừa, phân thải cá không ăn được gây ô nhiễm ngày càng nặng thối đáy và nước ao bị dơ ảnh hưởng đến sự sống của cá.

Điều kiện để nuôi được vi sinh trong ao tôm, cá và vi sinh gì cần trong ao nuôi tôm, cá?

  • Việc nuôi vi sinh cần dòng chảy liên tụcoxy đảm bảo để cho vi sinh phát triển. Chính vì vậy ao nuôi cần chuẩn bị tốt các yếu tố này. Ngoài ra, để xử lý NO2- cần vi khuẩn nitrobacter và nitrosomonas giúp xúc tác cho phản ứng Nitrat hóa. Do đó ao nuôi cần giá thể oxy đủ để đảm bảo chuyển hóa phản ứng. Đối với nuôi trong  ao đất việc xử lý NH3 và NO2- có phần tương đối dễ hơn vì đất là giá thể tốt và trong đất cũng có một phần vi khuẩn này tồn tại. Tuy nhiên nếu chúng ta không tạo điều kiện môi trường thuận lợi chúng cũng không phát triển và sống được. Ngoài ra cần cung cấp thêm một số chủng vi sinh có lợi như: bacillus spp, lactobacillus spp, saccharomyces spp, rhodobacter spp..,

Phân tôm, cá và thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi ra sao?

  • Sự tích lũy vật chất hữu cơ (phân tôm và thức ăn dư thừa) ở dưới đáy ao là nguyên nhân làm bùng phát khí độc trong ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá nuôi. Là các ổ chứa của vi khuẩn có hại và ký sinh trùng. Khi vi sinh vật tầng đáy phân hủy sẽ sinh ra các khí độc trong ao nuôi nó sẽ lấy mất đi một lượng Oxy hòa tan đáng kể để dùng cho quá trình phân hủy và sinh khí độc, làm ảnh hưởng đến lượng Oxy hòa tan trong ao. Nó là trái bom nổ chậm bất cứ lúc nào cũng có thể bộc phát lên và gây bệnh cho tôm, cá.

XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3, NO2-, H2S TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Hình ao chứa cặn, phân tôm, thức ăn dư thừa khi syphon cá bu lại ăn trong hô hình "Sông Trong ao - STC A3" theo Etech STC (Siêu Thâm Canh).

  • Phân tôm, thức ăn dư thừa là trái Bom nổ chậm gây ra khí độc trong ao, khi chúng bị tác động bởi quạt, oxy sủi hoặc tôm, cá sới, khuấy lên gây nước kẹo, dơ và làm ô nhiễm gây thiếu oxy cục bộ hoặc cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, oxy của tôm, cá. Ngoài ra khi nước kẹo dơ tạo điều kiện cho tảo xanh, tảo lam, tảo đỏ dễ  phát triển mạnh và nhanh làm cạnh tranh thêm oxy với tôm, cá và mật độ khuẩn càng sinh sôi nhiều hơn, nước mau dơ hơn.

XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3, NO2-, H2S TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Hình thức ăn tự nhiên sinh sản và phát triển trong ao chứa thảy syphon và hoàn lưu nước nuôi - Mô Hình "Sông Trong ao - STC A3" theo Etech STC (Siêu Thâm Canh).

Tại sao cần phải xử lý triệt để NH3, NO2, H2S ?

  • Quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở nền đáy sẽ tạo ra các khí độc như: NH3, NO2-, H2S. NH3 sẽ làm bất hoạt các enzyme trong cơ thể tôm, cá từ đó gây rối loạn các quá trình sinh lý, cản trở tôm hô hấp, NO2- ngăn cản quá trình kết hợp của các tế bào máu và oxy khiến tôm, cá chết ngạt.
  • Bên cạnh đó khi quá nhiều vi sinh vật cùng sinh sống ở đáy ao nên chúng phải sử dụng một lượng lớn oxy cho quá trình phân hủy hữu cơ. Do đó, tôm, cá thường lờ đờ, nổi đầu khi đáy ao quá bẩn và thiếu oxy. Khi ao nuôi chứa quá nhiều chất hữu cơ cũng kích thích sự phát triển quá mức của tảo, vừa tiêu tốn một lượng lớn oxy, vừa thúc đẩy sự phát sinh mạnh mẽ của khí độc, làm dơ nước và kích thích mầm bệnh phát triển.
  • Khi hiện diện khí độc trong ao nuôi tức là trái Bom đã nổ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm, cá nếu nồng độ cao tôm có thể chết, nồng độ thấp báo hiệu là môi trường đáy ao hoặc nước đang nuôi có Vấn đề nếu không có giải pháp sẽ dẫn đến không thành công. Tôm còn nhỏ sức đề kháng rất yếu nên việc quản lý kéo dài thời gian nuôi không có khí độc trong ao càng lâu càng tốt.
  • Đặc biệt trong ao lót bạt 100% trong 60 ngày chúng ta quản lý triệt để không NO2-, không NH3 thì gần như tôm hạn chế rủi ro mầm bệnh rất lớn. Giai đoạn này người nuôi gần như đã hòa vốn và có lời ít. Mặt khác nếu không giải quyết mầm trong ao nuôi khi syphon ra ao chứa bên ngoài các chất tồn động hoặc thức ăn dư thừa, phân thải cá không ăn được gây ô nhiễm ngày càng nặng thối đáy và nước ao bị dơ ảnh hưởng đến sự sống của cá.
  • Mất cân bằng hệ sinh thái ao xử lý sinh học này, chúng ta cần dự trù chi phí xử lý cho nguồn nước thải này. Nếu cá không ăn hoặc ao này không có các sinh vật chỉ thị môi trường như crill, copepods, động vật phù du (môi trường tốt và sạch chúng mới sinh sản và phát triển) thì việc xả thải nước ra cần nghiên cứu thêm. Trong khi đó chúng ta nên bảo vệ khu nuôi của mình cần làm tốt các kênh xả, không có mùi  hôi, mùi thối (H2S)  hoặc màu nước, màu sình không có đen không có hôi. Khi đó các côn trùng, ếch, nhái, ruồi, muỗi, chim cò đậu xuống hoặc bay ngang xuống  khu ao đang có tôm cũng an tâm đỡ rủi ro.

XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3, NO2-, H2S TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Hình thông số môi trường Farm nuôi Đức Thuận  85 ngày mô hình Mô Hình "Sông Trong ao - STC A3 " theo Etech STC (Siêu Thâm Canh).

  • Vì vậy nên duy trì cân bằng hệ sinh thái môi trường, các giai đoạn tôm nhất là giai đoạn 60 ngày đầu chu kỳ lột xác ngắn, quá trình sinh trưởng và tốc độ phát triển nhanh nhất cho nên chúng ta cần duy trì môi trường ao nuôi không có khí độc NH3, NO2-, H2s để tạo được môi trường lý tưởng cho tôm nuôi phát triển tốt.
  • Khi môi trường ao nuôi không có khí độc cũng hạn chế tối đa được các mầm bệnh cho tôm nuôi giúp gia tăng tỷ lệ sống và tỉ lệ thành công cao. Song vấn đề trong ao chúng ta không giải quyết khi syphon ra bên ngoài ao chứa thải, các vật chất hữu cơ, thức ăn dư thừa tồn đọng nhiều nhưng cá không ăn được và gây ra hiện tượng phú dưỡng hoặc ô nhiễm tích tụ làm cá chết đi dẫn đến mất đi sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của ao xử lý chứa chất thải này.

Giải pháp giải quyết triệt để NH3, NO2- theo Etech STC

Áp dụng cho các mô hình STC A1 (sông trong ao - nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến),  STC A2 (sông trong ao - nuôi tôm công nghiệp), STC A3 (sông trong ao - nuôi tôm công nghệ cao).

Hệ vi sinh vật đáy ao

  • Hệ vi sinh vật đáy ao cũng là một thành phần rất quan trọng, ở đây có cả những vi sinh vật có lợi lẫn có hại gây bệnh cho tôm nuôi. Những vi khuẩn có lợi sẽ phân hủy và sử dụng chất hữu cơ cho các hoạt động sống của chúng, cộng thêm giúp cân bằng các chỉ tiêu chất lượng nước, đảm bảo an toàn sinh học trong nuôi tôm. Tuy nhiên, nếu lớp bùn đáy ao quá dày thì những khu vực yếm khí lại là nơi tồn tại của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm trong ao.

XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3, NO2-, H2S TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Hình nước ao chứa thảy phân lươn có copepoda - moina trứng nước phát triển Mô Hình nuôi lươn không bùn - Mô hình "STC A3" theo Etech STC  tại Bình Chánh HCM.

Nguyên tắc "trong đấm ngoài xoa" trong sử dụng vi sinh

  • Theo nguyên tắc’’ trong đấm ngoài xoa’’ tạo hệ cân bằng trong ao nuôi việc này không đơn giản người nuôi cần biết khi nào nước tốt khi nào môi trường xấu. Quá trình này diễn ra liên tục và cần kiểm soát và khống chế theo dõi để có hướng xử lý kịp thời. Đặc biệt khi lót bạt 100% nuôi mật độ cao, ao nuôi biến động môi trường nhanh. Quá trình sinh thái tự nhiên mất cân bằng và gần như các yếu tố đều là nhân tạo.

5 mặt trận để giải quyết triệt để  NH3, NO2-, H2S trong ao nuôi

  • Giải pháp ưu việt  đưa ra trong ao nuôi là cần hiểu rõ nguyên nhân và vấn đề gốc chỗ nào thì chúng ta xử lý được và ít rủi ro. Sau đây Etech STC chúng tôi đưa ra 5 mặt trận để giải quyết triệt để  NH3, NO2-, H2S trong ao nuôi.

Tạo dòng chảy trong ao

  • Thứ nhất: Tạo dòng chảy trong ao -  thay nước ít chỉ cấp bù nước mất do syphon - Dòng chảy giúp tạo cho oxy hòa tan tốt đảm bảo đủ oxy hòa tan. Các chất cặn bã, phân, chất lơ lửng gom tốt ra hố syphon. Khi đó syphon ra ngoài chúng ta chỉ syphon cặn bã, vỏ tôm, các thức ăn dư thừa sẽ được đưa ra ngoài ao nuôi. Ngoài ra nếu thay nước nhiều môi trường biến động lớn dễ sốc tôm và mất cân bằng trong ao - tảo phát triển nhanh  bởi nước mới.

Tăng oxy

  • Thứ hai: Tăng oxy - bố trí sủi sục mạnh hơn gần mé bờ hạn chế  oxy sủi làm tơi phân mau dơ nước và lắp thêm oxy nếu hệ thống không đảm bảo. Việc phản ứng chuyển hóa NO2- thành NO3- (không độc) cần oxy hòa tan lớn hơn 5mg/lít. Ngoài ra bố trí quạt đảm bảo khi chạy các cặn, phân tôm, thức ăn dư thừa, tôm rớt đều gom vô hố syphon. Trong điều kiện bất lợi thời tiết khắc nghiệt hoặc mưa nhiều cần chuẩn bị oxy viên 24/24 để hỗ trợ thêm rải trực tiếp vô ao.

Tạo giá thể trong ao

  • Thứ ba: Tạo giá thể trong ao - một loại giá thể rẻ nhất và tiện dụng nhất và ưu điểm nhất đó là vôi - CaCO3 với vôi này chúng ít tăng pH khi cung cấp đều đều và xả từ từ làm môi trường ổn định không tạt quá nhiều trong thời gian ngắn làm tăng pH đột ngột sốc tôm,  CaCO3 còn cung cấp lượng canxi cho tôm, che bớt ánh sáng, nếu dùng gây màu sử dụng ban ngày, nếu dùng ban đêm thì pH ít tăng hơn. Tùy theo mật độ thả mà sử dụng lượng CaCO3 nên nhớ 3 nguyên tắc trong nuôi tôm một trong 3 nguyên tắc là Không làm biến động môi trường đột ngột gây stress tôm.

Tạt đúng  loại và đủ lượng vi sinh

  • Thứ tư:  Tạt đúng  loại và đủ lượng vi sinh: Trong công nghệ cao để tiết kiệm chi phí và kiểm soát tảo cần nhân sinh khối STC-BIO công thức sinh khối tham khảo link sau Tại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau? đồng thời sử dụng thường xuyên để kiểm soát môi trường, cũng cần tạt trực tiếp TS-39 bổ sung dòng bacillus spp để giúp tạo ra các enzym kháng thể và xử lý triệt để phân tôm và thức ăn dư thừa. Sử dụng vi sinh TS-39 định kỳ chuyên phân hủy tốt NH3, NO2-  quá trình xử lý này yêu cầu cần có 5 điều kiện như đã giới thiệu và giải quyết triệt để vì các khí này  tạo ra trong môi trường nuôi là liên tục.

Cho ăn vi sinh đúng và đủ

  • Thứ năm: Cho ăn vi sinh đúng và đủ. Vừa qua chúng tôi đã nhập từ Mỹ về dòng vi sinh mới nhất lactobacillus spp với sự khác biệt và chuyên biệt tạo ra hệ cộng sinh trong ruột tôm khi trộn vào trong thức ăn. Khi phân tôm thải ra bên ngoài vẫn còn vi sinh làm môi trường ít ô nhiễm. 

XỬ LÝ KHÍ ĐỘC NH3, NO2-, H2S TRONG AO NUÔI TÔM, CÁ

Hình sử dụng STC CLEAN - Mô hình "Sông Trong ao - STC A3" theo Etech STC (Siêu Thâm Canh).

  • Cho ăn STC CLEAN. Trong sản phẩm này có những khác biệt như chúng cung cấp các chủng vi sinh có lợi như Lactobacillus sp. Chúng ức chế tối đa vi khuẩn phát sáng V. harveyi.) và Saccharomyces sp- có thể sản xuất axit hữu cơ và cho thấy khả năng chống lại kháng sinh: tetracycline, ampicillin, gentamicin, penicillin, polymyxin B và axit nalidixic. Ngoài ra có bổ sung thêm các enzyme như amylase, protease, lipase, cellulose.
  • Các enzyme này phân hủy tốt các thành phần hydrocacbon khó hấp thụ từ trong thức ăn thành mạch nhỏ hơn tôm có thể hấp thụ tốt. Sản phẩm có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột do Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Proteus Vulgaris, Yersinia enterocolitica và Candida albicans. Chính khả năng này chúng ta đưa vào thành ruột nhằm bảo vệ thành ruột của tôm. Mặt khác chúng bất hoạt độc tố vi khuẩn, loại bỏ ion kim loại mạnh, giảm oxit nitric và hydroxyl. Chính vì thế chúng có khả năng đào thải độc tố trong ruột và gan tụy tôm giúp tôm khỏe mạnh.
  • Trộn cho ăn liên tục trong vụ nuôi: Tôm còn nhỏ trước 60 ngày cần cho ăn 10g/kg thức ăn do lúc này tôm không ăn nhiều. Khi tôm lớn, cho ăn 5g/kg thức ăn, liên tục các cữ trong ngày vì chúng không kỵ nhiều loại chất như đã giới thiệu ở trên.

Kết luận và khuyến nghị

  • Đối với ao nuôi mật độ thưa quảng canh cải tiến nên trộn STC CLEAN  vào thức ăn cho tôm ăn và tạt TS-39 định kỳ 7 ngày/lần, dùng 1 gói/ 5000m2 giúp ổn định môi trường và đáy ao sạch không thối và không khí độc.
  • Việc nuôi công nghiệp hoặc công nghệ cao cần bảo vệ môi trường tốt  kiểm soát không khí độc có nghĩa là giúp ngừa mầm bệnh cho tôm và giúp tôm có sức đề kháng tốt  từ chủng vi sinh có lợi.
  • Việc xử lý NH3, NO2- triệt để cần 5 điều kiện tích hợp theo nguyên tắc “trong đấm ngoài xoa’’ và người nuôi cần làm đồng bộ và theo quy trình hướng dẫn chi tiết.
  • Nuôi tôm, nuôi cá tức là nuôi nước ai cũng hiểu tuy nhiên việc nuôi nước tức là Nuôi Vi Sinh việc này gần như hộ nuôi ít quan tâm hoặc chưa nuôi được vi sinh hoặc chưa có công cụ đánh giá được vi sinh hiệu quả như thế nào. Việc nuôi vi sinh trong phòng thí nghiệm đã là vấn đề phức tạp huống chi nuôi vi sinh dưới ao nuôi tôm, cá. Con tôm, cá bản chất sống hoang dã ở sông - biển đây là điều kiện tự nhiên và chúng khỏe mạnh và sinh sản. Do đó nếu chúng ta nuôi tôm, cá đưa về hệ sinh thái Phục hồi môi trường  sinh thái tự nhiên thì đó là đều cần thiết và với giải pháp Etech STC (Siêu Thâm Canh) chúng tôi đã và đang thành công trên nhiều mô hình khác biệt.
  • Chúng tôi có nhiều mô hình và giải pháp phù hợp điều kiện người nuôi và luôn đồng hành và trao giá trị cùng bà con.

Mọi thông tin gọi số hotline: 0838959799 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp.

Sản phẩm chính sử dụng trong quản lý khí độc trong ao nuôi tôm, cá, ếch, lươn:   

Bộ sản phẩm xử lý khí độc trong nuôi tôm cá.

Viết bài và bổ sung hình ảnh, nội dung: Kỹ Sư Trần Châu Liêm, Ks Nguyễn Hữu Có, Ks Đỗ Tấn Đông

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

Đăng kí nhận tin