Nuôi tôm, cá cần hệ thống 6M - tạo thành mắt xích liên hệ với nhau chặt chẽ. Những mắt xích này được vận hành đồng bộ sẽ có tỷ lệ thành công cao. Hệ thống 6M cần vận hành một cách nhịp nhàng đồng bộ bao gồm: con người, phương pháp kiểm tra, môi trường thời tiết, mô hình, máy móc...
Nuôi tôm, cá hệ thống 6M chuẩn ra sau?
Định nghĩa nuôi tôm, cá hệ thống 6M.
- Người Nhật rất giỏi về công nghệ cũng như phát minh mới, biểu đồ Fishbone hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa tiếng Việt tạm dịch là biểu đồ xương cá - hay còn gọi là biểu đồ Nhân - Quả, được một người Nhật tên Ishikawa Kaoru phát minh. Biểu đồ Fishbone được sử dụng để phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề hoặc rủi ro trong quá trình sản xuất hoặc quản lý. Với biểu đồ này, người sản xuất và quản lý có thể ứng dụng để kiểm soát rủi ro cho nhà máy, khu sản xuất và biểu đồ này đã được ứng dụng rộng rãi trên cả thế giới...Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi xem đã cải tiến biểu đồ Fishbone cùng với các yếu tố cần kiểm soát hoặc là các nguyên nhân tiềm năng gây ra vấn đề hoặc rủi ro trong quá trình nuôi tôm, cá. Bằng cách sử dụng biểu đồ Fishbone - hệ thống 6M, người nuôi có thể nắm bắt được các nguyên nhân tiềm năng gây ra vấn đề hoặc rủi ro, từ đó có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp để giảm thiểu rủi ro và cải thiện hiệu suất chăn nuôi. Ví dụ, khi có một vấn đề về sức khỏe hoặc tăng trưởng của tôm, cá, người nuôi có thể áp dụng biểu đồ Fishbone - hệ thống 6M để xác định các yếu tố liên quan như dinh dưỡng, môi trường sống, chất lượng thức ăn, các yếu tố gây bệnh, máy móc thiết bị, thời tiết, kỹ năng nuôi...Do đó, Fishbone - hệ thống 6M là một công cụ hữu ích trong việc quản lý rủi ro và cải thiện quá trình chăn nuôi bằng cách xác định và kiểm soát các nguyên nhân tiềm năng gây ra vấn đề hoặc rủi ro.
Hình: Biểu đồ Ishikawa [Biểu đồ Ishikawa – Wikipedia tiếng Việt ]
- Chúng tôi sắp xếp cải tiến biểu đồ (FISH BONE) từ tiếng Anh thành tiếng Việt và viết tắt thành một câu cho dễ nhớ và thân thiện với người chăn nuôi như sau: “Mẹ nuôi Mượn kiểm tra Môi trường Mô hình Máy móc sử dụng Mới nguyên liệu sinh học”. Tương ứng mỗi chữ M viết hoa trong câu sẽ có ý nghĩa từng mắt xích trong hệ thống và gọi tắt là nuôi tôm, cá hệ thống 6M.
Hình biểu đồ hệ thống 6M trong chương trình đào tạo Ths Lê Trung Thực 01/01/2020.
Giới thiệu chi tiết nuôi tôm, cá hệ thống 6M
- “ Mẹ nuôi Mượn kiểm tra Môi trường Mô hình Máy móc sử dụng Mới nguyên liệu sinh học” tham khảo thêm link sau [https://www.youtube.com/watch?v=Spf7X_VAPdI]
- M1: Mẹ nuôi - Man: Người cần có kiến thức, kỹ năng vthái độ tích cực. Người nuôi cần liên tục học hỏi, cập nhật kiến thức mới, chọn lựa và áp dụng kiến thức đúng điều kiện thực tế của mình.
Hình Ths Lê Trung Thực phát biểu về vai trò của hệ thống trước toàn thể nhân viên 5/2023.
- M2: Mượn kiểm tra - Measurement cách kiểm tra và đo đạc các thông số môi trường và các phương pháp test bệnh trên tôm bao gồm:
- kiểm tra pH nước sáng và chiều
- kiềm, khí độc (NH3, NO2) định kỳ 5 ngày/lần. Khi tôm lớn đo khí độc NH3, NO2 hai ngày/lần.
- kiểm tra EHP, ký sinh trùng lúc 18-20 ngày tuổi.
- chạy test PCR giống thả những chỉ tiêu như WSSV, IHHNV, MBV, EHP, EMS/AHPND, nội ngoại ký sinh, gan thận mủ, để ngừa các bệnh nền ban đầu.
- M3: Môi trường - Milieu/environment mẹ thiên nhiên, thời tiết biến đổi khí hậu, cần kiểm soát dự phòng khi mưa to, nắng nóng, biến động pH, biến động tảo, hạn chế môi trường thuận lợi cho khuẩn xấu, virus bùng phát hay lấn áp.
- M4: Mô hình - Method chọn phương pháp kiểm tra nào, hay mô hình nào để chăn nuôi, từ đó có giải pháp cho từng mô hình và các phương án kèm theo, giải pháp cần đưa ra phải hiệu quả tiết kiệm, an toàn và thân thiện môi trường.
- M5: Máy móc - Machine máy móc thiết bị chăn nuôi, máy dự phòng, nguồn điện, máy bơm an toàn và bền, lưu lượng nước bơm tốt, supland oxy đảm bảo, lắp đặt tốc độ dòng chảy đảm bảo ao nuôi gom, phân và thức ăn dư thừa sạch, tăng khả năng phân tán giúp cho sự trao đổi chất và hấp thụ của tôm, cá.
- M6: Mới nguyên liệu sinh học - Marterial nguyên liệu sử dụng bao gồm giống, thức ăn, khoáng, chế phẩm sinh học, thảo dược các nguyên vật liệu an toàn hiệu quả và thân thiện môi trường. Việc chọn lựa sản phẩm để phục vụ an toàn hệ thống cần chọn công ty có năng lực, có chuyên môn, nhiều năm trong nghề, có tâm nghề giúp người nuôi ít rủi ro.
Nguyên tắc sử dụng nuôi tôm, cá dùng hệ thống 6M.
Hệ thống nuôi tôm, cá sử dụng hệ thống 6M là toàn bộ các khâu vận hành từ đầu vào đến đầu ra, từ lúc trước khi nuôi đến sau thu hoạch. Hệ thống này phải đảm bảo tạo được mắt xích và vận hành nhịp nhàng từng khâu, đảm bảo nguyên tắc sau:
Dễ vận hành
- Khi hiểu rõ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá người nuôi cần xây dựng hệ thống dễ dàng, trong trường hợp nhân sự thực hiện chưa đảm bảo hệ thống vẫn đảm bảo an toàn. Người vận hành chỉ vận hành 70% công suất hệ thống, không nên quá tải của hệ thống. Khi vận hành quá mức hệ thống, hệ thống sẻ có vấn đề phát sinh, quá tải lượng người nuôi lúc này cần xử lý các sự cố dẫn đến quá sức và mệt mỏi cả về vật chất lẫn tinh thần, rủi ro lại cao.
Tiện dụng
- Với người nuôi đây vấn đề vì họ có quá nhiều các công việc cần giải quyết như vậy hạn chế phụ thuộc vào kỹ thuật cần phải dễ sử dụng, dễ làm, dễ thực hiện.
Ít rủi ro
- Khi nắm được nguyên tắc và cách vận hành từng bước để thực hiện thì người nuôi chọn giải pháp an toàn. Đa số người nuôi đang trải nghiệm và lẩn quẩn trong vòng xoáy đến một lúc mất cân đối tài chính sẽ mất cân đối tinh thần dẫn đến sự quyết định vấn đề càng bế tắt, thiếu chuẩn xác. Thời gian dành cho việc học hỏi, nghiên cứu hay trả lời điện thoại vẫn không có dẫn đến rủi ro lớn.
- Khi đó cần xác lập lại điểm cân bằng một cốt chuyện có thật về người nuôi: Tôi có 1 anh tên T anh này trước nuôi tôm công nghiệp ao đất không được với lý do sức khỏe không đảm bảo. Khi đó đất đai anh ban ra làm nuôi quảng canh lại với tuổi hơn 50 nhưng trí tuệ còn minh mẫn, con cái học hành ra trường anh T quyết định tập trung nuôi quảng canh và kết quả là anh này trúng và rất nhẹ nhàng. Qua cốt truyện ta thấy việc hạ xuống môt bậc từ nuôi công nghiệp mật độ 100 con/m2 hạ xuống còn 1 con/m2 điều này quá khỏe và sự cân bằng thiết lập. Tuy nhiên ở đây cho thấy trình độ nhận thức, kỹ năng của anh T này có thể hơn nuôi quảng canh nhiều nhưng anh này chọn giải pháp an toàn.
- Như vậy nếu như người nuôi công nghệ cao, ao lót bạt muốn lúc nào cũng ao lên 7-10 tấn bằng với người ta, chạy đua lấy tiếng nhưng không xem rằng để có 1 ao 10 tấn gần 10 năm mới có 1 đến 2 người gần đó làm được. Và với kinh nghiệm của họ lấy quá khứ này làm hoài và theo đuổi cách này để có 1 ao 10 tấn và nhớ hoài trong tiềm thức. Quả thật nếu để bền vững thì lúc nào cũng có tôm lớn bán. Nếu người nuôi công nghệ cao này hạ xuống 1 bật từ 200 con/m2 thành 100 con hay 70 con/m2 đây là điều gần như ít ai làm và họ xem đây là điều sỹ diện “nuôi công nghệ cao gì mà thấp thế” sợ người ta chê. Không lo đến lợi nhuận, hay không chọn được điểm cân bằng.
- Thêm một câu chuyện của Mr Seven nuôi tôm mật độ cao nhà có 2 ao nuôi nhưng diện tích hơn 2 ha vấn đề là tất cả gia đình hơn 6 người đều có 2 ao nuôi này nên áp lực về sản lượng cũng như lợi nhuận dư ra làm chi phí trong năm. Trao đổi với Mr Seven cho biết: nếu nuôi thưa không có đầu tấn thì 1 tấn lời khoản 30 triệu tính ra cho 4 tháng nếu lên được 7-8 tấn thì lời 210-240 triệu, 6 người ăn uống sinh hoạt trong 4 tháng và chi phí tái đầu tư thì không dư gì có khi lỗ luôn. Việc nuôi được 7-8 tấn là điều không phải quá khó nhưng vấn đề vụ nào cũng bền vững như vậy là tốt và ổn định.
- Vấn đề chúng ta thấy ở đây là nuôi mật độ quá dày, và áp lực sản lượng sẽ có rủi ro. Việc dùng 1 ao nuôi dày khi sang ra làm 2 sức tải của ao quá lớn, với lại người nuôi thông thường thấy tôm có vấn đề mới sang ra, chưa chủ động thời gian sang thưa. Hoặc lưỡng lựa giữa việc sang ra có ổn hay không thu tỉa cho chắc. Như vậy nếu chúng ta nâng lên trong 2gha làm thêm 2 ao nữa để nuôi thưa cũng là lượng nước này nhưng sử dụng diện tích nuôi nhiều hơn, trước đây mật độ 400 con/m2 thì nay còn 100 con/m2 khi đó chúng ta cũng cần ít nước để thay hay nhẹ nhàng về áp lực nguồn điện, tôm về size lớn dễ dàng, nhanh lớn hơn, sức đề kháng tốt hơn, ít rủi ro hơn.
- Đặc biệt với 4 ao chúng ta có thể tính toán dự trù để luân phiên bình quân 1.5 tháng chúng ta thu 1 ao khi đó vòng tài chính đỡ áp lực hơn. Một điều đáng lưu ý là diện tích nuôi ao lót bạt 100% khoảng 1.000 m2 là dễ quản lý môi trường và dễ kiểm soát. Với ao nhỏ này việc tác động dòng chảy và oxy là dễ dàng và nhẹ tải, ít tốn chi phí. Với 2 thông số này, nếu chúng ta làm tốt sẽ giúp tôm sức đề kháng rất tốt và nó cũng nằm trong 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá. Việc nuôi tôm không phải tạt khoáng, vôi quá nhiều, trộn dinh dưỡng quá nhiều, vi sinh quá nhiều là tốt. Vấn đề là khả năng hấp thụ của tôm đối với các loại này và sử dụng chúng đúng cách sẽ tăng hiệu quả tối ưu. Nếu tôm, cá sức đề kháng yếu chúng sẻ ăn yếu và khả năng hấp thụ dinh dưỡng hay tốc độ tăng trưởng kém và dễ bệnh.
Vận hành đồng bộ và nhịp nhàng tạo mắt xích
Hình trích sách “Bánh răng khởi nghiệp” (Tác giả: Lena Ramfelt, Jonas Kjellberg, Tom Kosnik)
- Trong doanh nghiệp có rất nhiều chủ đề để vận hành và mang đến thành công, doanh nghiệp vận hành tốt là hệ thống mắt xích. Trong hệ thống một mắt xích bị lệch các bánh răng không ăn nhau làm lệch pha, lệch đường gây, “sai 1 ly đi 1 dặm” hệ thống nuôi tôm, cá 6M cũng vậy cần vận hành nhịp nhàng đồng bộ.
Nuôi tôm, cá hệ thống 6M cần phải làm gì?
Tác động nuôi tôm, cá hệ thống 6M
- Quản lý kiểm soát tốt hệ thống 6M này tác động tích cực với người nuôi. Khi mắc xích có vấn đề chúng ta phân tích tỷ trọng, nguyên nhân xảy ra. Từ đó, rút ra kết luận và giải pháp phù hợp, nhanh và chính xác kịp thời.
- Chủ động đưa giải pháp dự phòng hay phòng ngừa giảm thiểu rủi ro mức thấp nhất.
Yêu cầu nuôi tôm, cá hệ thống 6M
- Luôn học hỏi và trao dồi kiến thức - kỹ năng để nâng cấp kiến thức phù hợp sự biến đổi thiên nhiên và thị trường ngày nay.
- Sử dụng vi sinh an toàn và thân thiện ít lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Khi chúng ta giải phẫu hay bị nhiễm trùng vết thương, chúng ta không ngồi đó chờ để vết thương ăn sâu và phá hủy đến cơ thể vì vậy lúc này chỉ có giải pháp kháng sinh là phù hợp để cứu mạng. Cốt truyện này cho thấy việc sử dụng kháng sinh lúc nào là phù hợp tuy nhiên việc sử dụng vào con tôm không giống như con người. Khi tôm yếu, có vấn đề là sự hao hụt, hay mầm bệnh đã bùng phát tức khả năng phục hồi rất thấp. Sự tích lũy mầm bệnh ít nhất là 7 ngày chúng mới phát bệnh. Khi bùng phát sự diễn tiến bệnh của tôm là quá nhanh vì các thông số môi trường biến động. Do đó, việc sử dụng kháng sinh để trị trên tôm khả năng thành công rất thấp. Nuôi tôm, cá việc phòng là hây hơn trị và chúng ta không quá lạm dụng kháng sinh để ảnh hưởng tồn lưu và không an toàn thực phẩm hay ảnh hưởng mất cân bằng sinh thái môi trường.
- Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá
- Sử dụng nước hoàn lưu không xả thải ra môi trường nếu không qua xử lý đúng….
- Nuôi tôm, cá ếch lươn hay việc chăn nuôi nói chung, chúng ta không chỉ lo riêng mình mà còn láng giềng có nuôi được không, có ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh hay nhiễm chéo chính bản thân khu chăn nuôi của mình không. Chúng ta cần quan tâm gìn giữ môi trường nước - đất- không khí chung để ngành chăn nuôi phát triển bền bền vững.
Nuôi tôm, cá hệ thống 6M chuẩn ít rủi ro như thế nào?
Hiệu quả mang lại từ nuôi tôm, cá hệ thống 6M
- Hiểu được nguyên nhân xảy ra vấn đề từ đó đưa ra giải pháp nhanh, kịp thời.
- Chủ động giải pháp dự phòng để khi xảy ra sự cố cần có giải pháp ứng phó nhanh và hiệu quả.
- Người nuôi tôm, cá có cách nhìn trực quan và thấy an tâm hơn trong quản lý kiểm soát rủi ro trong khi nuôi.
Ứng dụng rộng rãi nuôi, tôm cá hệ thống 6M
- Nuôi tôm, cá sử dụng hệ thống 6M dùng nhiều trong nuôi ếch, lươn, các vấn đề chăn nuôi trên cạn và trong lĩnh vực sản xuất khác như sản xuất bơm, sản xuất quạt, máy móc, thiết bị, sản xuất giống, thuốc, thức ăn...
Kết luận và khuyến nghị nuôi tôm, cá hệ thống 6M
- Người nuôi cần hiểu và ứng dụng hệ thống 6M nuôi tôm, cá vào trong chăn nuôi.
- Nuôi tôm, cá, ếch, lươn, điều áp dụng tốt hệ thống 6M và giúp quản lý kiểm soát rủi ro tốt, người nuôi an tâm và có giải pháp chủ động hơn.
- Nuôi tôm, cá, ếch, lươn.., người nuôi nên thuộc lòng câu dễ nhớ và áp dụng “ Mẹ nuôi Mượn kiểm tra Môi trường Mô hình Máy móc sử dụng Mới nguyên liệu sinh học”.
- Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: etechstc.com.
Viết và chỉnh bản thảo: Ths Trần Kim Ngoan, Ths Tô Kim Thúy
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực