16 nguyên nhân khiến việc nuôi tôm chưa thành công và các giải pháp hiệu quả phòng ngừa các hiện tượng bất lợi trong nuôi tôm
Ao nuôi có xuất hiện hai mảnh, ốc đinh, hàu chỉ, nhau châu…
Tác động của động vật hai mảnh lên ao tôm
- Làm cho ao nuôi giảm mật độ tảo, làm tăng độ trong của nước ao, làm phát sinh tảo đáy, rong đáy, phát sinh các khí độc như H2S, cạnh tranh thức ăn, oxy hòa tan với tôm, lấy đi các khoáng chất như canxi, là vật chủ trung gian mang nhiều mầm bệnh như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp (AHPND), hoại tử cơ, Taura…là vật chủ kí sinh của nhóm vi khuẩn virbio gây bệnh phân trắng, chết sớm ( EMS), làm biến động môi trường, làm giảm độ kiềm của nước khiến tôm bị mềm vỏ và có thể gây chết tôm.
Giải pháp diệt và phòng ngừa động vật hai mảnh
Hình sử dụng cua để ăn 2 mảnh - nhau trâu - hà.
- Các loài hai mảnh vỏ đa số sống ở tầng đáy, bùn trong ao, hoặc bám lên bạt và các dụng cụ trong ao nuôi vì thế trong giai đoạn cải tạo ao cần nạo vét, hút bùn, rải vôi và phơi ao thật kỹ. Đối với ao bạt, nếu có hai mảnh sau vụ nuôi phải rải vôi CaO và phơi ao 3 đến 4 ngày.
- Khi cấp nước vào ao dùng túi lọc dưới 5 micromet để ngăn ấu trùng của chúng phát tán vào ao nuôi, diệt tạp, diệt khuẩn đúng quy trình.
- Đối với ao lắng có thể thả thêm cua nhỏ với mật độ thấp để diệt hết ốc đinh, hai mảnh. Tăng cường tấm ziczac để chúng bám vào. Sau một vụ nuôi vệ sinh kỹ ao lắng hoặc tạt STC F200 để xử lý sạch.
- Đối với ao sẵn sàng phải xử lý nước thật kỹ qua lọc, tạt GUDO 1kg/1000m3 nước và STC F200 1 gói/1000 m3 nước để diệt hai mảnh, ốc đinh, ký sinh trùng, tảo... Sau đó, xử lý nước ổn định mới lấy nước cấp vào ao nuôi.
Oxy thấp, quạt không gom, quạt ít, cúp điện, khu nuôi thiếu điện…thiếu vật tư, thiết bị hỗ trợ việc nuôi không được cung cấp đầy đủ.
Tác động của việc ao nuôi tôm thiếu oxy
- Khi hàm lượng oxy thấp, quạt ít sẽ không cung cấp đủ Oxy khiến tôm ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến thức ăn bị dư thừa làm dơ đáy ao, gây tích tụ khí độc như NH3, NO2-, H2S,...và các vi khuẩn yếm khí, làm sức khỏe tôm yếu đi, tôm không lanh, dễ nhiễm các loại bệnh như: bệnh phân trắng, chết sớm, trống ruột, gan tụy, ký sinh trùng - Gregarine, tỉ lệ sống thấp, chậm tăng trưởng và hệ số thức ăn cao. Cúp điện đặc biệt là cúp điện vào ban đêm, thiếu điện và thiếu thiết bị sẽ dẫn đến rủi ro lớn và giảm năng suất nuôi.
Biện pháp cung cấp đầy đủ oxy cho ao nuôi tôm
- Nuôi ở mật độ vừa phải, ổn định, phù hợp với điều kiện vật chất, nguồn điện cung cấp, và kỹ năng quản lý. Mật độ càng cao, càng cần phải sử dụng các biện pháp để tăng cường Oxy hòa tan, tăng cường Oxy đáy. Có thể sử dụng các biện pháp như: Sục khí đáy, tăng quạt thêm. Ngoài ra, có thể sử dụng Oxy viên cho các trường hợp khẩn cấp hoặc thời tiết thay đổi, sức khỏe tôm yếu.
- Phải tính toán số lượng quạt đầy đủ cho một ao nuôi để cung cấp đủ Oxy và tạo dòng chảy để Oxy hòa tan đều trong ao nuôi.
- Tăng cường quạt ban đêm vì ban đêm lượng Oxy hòa tan trong ao giảm, chạy quạt nhiều giờ trước khi cho ăn.
- Phải trang bị đầy đủ thiết bị, hệ thống điện, máy phát điện dự phòng để phòng khi có các sự cố mất điện xảy ra.
Kiềm, pH giao động trong ngày lớn
Tác động của sự biến động kiềm và pH đối với ao nuôi tôm
- Khi pH quá cao sẽ làm phát triển các loại tảo không mong muốn như: tảo xanh, tảo lam và tảo giáp. Khi chúng tàn sẽ để lại nhiều độc tố và là ổ chứa của nhiều vi khuẩn có hại, ký sinh trùng ảnh hưởng đến đường ruột của tôm.
- Khi pH quá thấp cũng ảnh hưởng đến tảo và lượng vi sinh vật trong nước, làm tôm khó lột xác, khó cứng vỏ được, cong thân, đục cơ, lột dính vỏ,... Thông thường, pH nằm trong ngưỡng từ 7.5 - 7.9 và dao động trong ngày không vượt quá 0.2-0.3 đơn vị. Khi pH giao động sáng và chiều lớn hơn 0.5 cho thấy môi trường chưa ổn định cân bằng gây biến động tảo, làm tôm, cá stress và dễ phát bệnh.
- Độ kiềm thấp: rất ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm và gây biến động môi trường lớn làm ảnh hưởng đến pH. Nếu kiềm thấp mà nuôi mật độ cao thì tôm lột thường rớt cục thịt, sức đề kháng tôm yếu và quá trình tạo vỏ không đảm bảo, ảnh hưởng tốc độ phát triển của tôm.
Giải pháp pH ổn định và duy trì buổi sáng từ 7.5-7.9
Giải pháp ổn định kiềm
- Sử dụng CaCO3 định kỳ theo mật độ nuôi để duy trì cho pH và kiềm ổn định. Thông thường mỗi tối dùng 25kg CaCO3/1500 m3 và pha với 200 lít có sủi oxy giúp phân tán đều trong bồn. Buổi tối hoặc trước khi mưa mở van xả từ từ khoảng 3-4 tiếng cho hết bồn. Trong quá trình xả, cần mở quạt để cho vôi phân tán đều trong ao, giúp pH biến động ít.
- Sử dụng khoáng SJC 009 định kỳ giúp ổn định môi trường và cung cấp lợi khoáng cho tôm.
- Gây màu nước ổn định bằng hệ vi sinh và duy trì màu trà hoặc màu vỏ đậu bằng hệ vi sinh, đưa môi trường nuôi về trạng thái cân bằng xem link Tại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?
Khí độc NH3, NO2-, đáy ao đen, H2S mùi trứng thối
Tác động của khí độc xuât hiện nhiều trong ao nuôi
- Chúng là trái Bom nổ chậm vì tất cả các nguyên nhân gây bệnh nặng trên tôm gần như phát sinh từ các loại khí trên. Lượng thức ăn dư thừa càng nhiều thì lượng khí độc càng cao khiến tốc độ diễn biến bệnh trên tôm càng nhanh. Nếu không kiểm soát khí độc tốt và kịp thời, tôm xuất hiện bệnh gan tụy cấp, trống ruột, phân trắng, phân lỏng, cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, đốm trắng, ký sinh trùng…gây thiệt hại đến mùa vụ, kéo dài thời gian nuôi hoặc trắng tay.
Giải pháp phòng ngừa và xử lý khí độc
Tảo đỏ, tảo lam, tảo nước sơn, tảo giáp.., có trong ao nuôi
Tác động của rong tảo lên sức khỏe của tôm
Chúng xuất hiện khi môi trường trong ao mất cân bằng, ao quá nhiều Nitơ tổng và Photpho. Chúng cạnh tranh oxy - phát triển mạnh tảo đến khi rớt tảo, làm pH biến động mạnh. Mật độ khuẩn cao trong tảo khiến tôm dễ bị stress, phân trắng, gan tụy, rớt rải rác, đốm trắng, lở loét, đốm đen..
Giải pháp phòng ngừa và cắt tảo trong ao tôm
- Tăng cường oxy- dòng chảy trong ao, sử dụng vi sinh hiệu quảTại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?
- Tăng cường thuốc cho gan và đường ruột tôm: Cho tôm ăn ngăn ngừa vi khuẩn vibrio tăng cao và ngừa bệnh gan tụy cho tôm vào các ngày tuổi nhạy cảm khiến tôm dễ phát bệnh như: 7, 15, 21, 28, 35. Vì khi khuẩn phát triển cao sẽ tiết ra độc tố gây bệnh gan, tụy và quá trình này tích tụ kéo dài khoảng từ 5-7 ngày nên chúng ta ăn ngừa trước và khống chế không cho bệnh phát triển bằng ASG 08 liều 10ml/kg thức ăn, ăn 1 cữ vào buổi sáng trong 2 ngày liên tục và cho ăn định kỳ theo các ngày nhạy cảm ghi trên. Lưu ý rằng các cữ ăn còn lại trong chu kỳ ăn này thì cho ăn STC CLEAN và STC GAN liều gấp đôi.
- Khống chế - cắt tảo từ từ để tảo không phát sinh. Sử dụng CaO cắt tảo vào ban đêm lúc 2h-4h sáng với liều dùng 10kg/1000m3 liên tục trong từ 3-4 đêm và kết hợp với vi sinh chuyên cắt tảo STC-BIO.
Ký sinh trùng, EHP, phân trắng
Tác động của việc nhiễm ký sinh trùng lên sức khỏe của tôm
- Khi nhiễm bệnh tôm bị còi cọc, phân đàn, ăn yếu, lờ đờ, nhợt nhạt, phân tôm hình xoắn lò xo, bệnh nặng gây đục cơ, cong thân, rớt rãi rác hoặc có thể rớt hàng loạt. Quá trình điều trị có thể kéo dài, tái đi tái lại, thời gian nuôi dài, tăng chi phí.
Giải pháp phòng ký sinh trùng, EHP và bệnh phân trắng
- Nước cấp vào cần giải quyết triệt để các vật chủ trung gian và trực tiếp gây ảnh hưởng như: trứng nước, EHP, 2 mảnh, ốc đinh, ký sinh trùng, tảo xấu… xem thêm clip [https://www.youtube.com/watch?v=yzpAH7_vHus]. Ăn ngừa trong các giai đoạn nhạy cảm với bệnh của tôm. Ngoài ra, khi tôm khỏe mạnh, ăn sung sau 30 ngày cho ăn ngừa mỗi lần 1 cữ vào buổi sáng, định kỳ 4-5 ngày/lần và 2 ngày liên tục ăn xổ ký sinh trùng STC NKS liều 5-7ml/kg thức ăn.
Đốm trắng, gan tụy cấp, trống ruột, chết sớm EMS/AHPND
Nguyên nhân gây ra đốm trắng cho tôm
- Có 3 nguyên nhân dễ gây ra đốm trắng: ao có khí độc, độ mặn cao và chênh lệch lớn nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nếu môi trường ao nuôi xấu hoặc môi trường thay đổi đột ngột tôm cũng dễ bị: gan tụy, trống ruột, chết sớm, tôm cá bỏ ăn.
Gải pháp phòng bệnh đốm trắng, trống ruột và EMS/AHPND
- Tăng sức đề kháng tôm, cá: Cho ăn STC ZCOR liên tục trong vụ nuôi kết hợp với STC HUFA Tham khảo bài viết phòng hay hơn trị theo link sau [https://etechstc.com/tai-sao-nuoi-tom-ca-nen-phong-hay-hon-tri/].
- Tuân thủ 3 nguyên tắc trong nuôi tôm: dòng chảy liên tục, oxy liên tục đảm bảo đủ, môi trường ổn định không sốc đột ngột. Thời điểm giao mùa chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm nên giữ nước nhiều, chạy quạt nhiều và sử dụng CaO vào ban đêm nhiều làm ấm nước. Duy trì đều đặn và liên tục vi sinh theo bài viết sau Tại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?
Hình gan tụy yếu, trống ruột, tôm bỏ ăn khi môi trường biến động - 2 mảnh Farm Tuấn Nghị - Cà Mau.
Nấm đồng tiền, nấm chân chó, nhớt bạt
Nguyên nhân ao nuôi tôm xuất hiện nấm, nhớt
- Do việc xử lý nước ban đầu chưa cắt hết mầm tảo, đặc biệt cắt chưa triệt để hoặc chưa đúng liều lượng và thành phần nên nước đưa vào có nấm và nhớt bạt. Thông thường, nấm dễ nhìn thấy khi nước trong hoặc thấy nấm bám lên bạt, các đường ống và dụng cụ đặt dưới ao nuôi khi làm vệ sinh cuối vụ. Khi xuất hiện các hiện tượng trên tôm dễ bị phân trắng và trong ao đang nuôi tôm dễ bị nhiễm ký sinh trùng và gan tụy dễ phát triển.
Giải pháp phòng ngừa xuất hiện nấm, nhớt cho ao nuôi
Rớt cục thịt, cụt râu, mòn đuôi, ốp thân, cong thân, đục cơ, mềm vỏ, nhợt nhạt, da thiết
Tác động của việc thiếu dinh dưỡng lên sức khỏe tôm
- Dinh dưỡng kém, thiếu vitamin, khoáng đa vi lượng và môi trường kém gây ra sức khỏe tôm yếu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của tôm kém. Khi đó tỷ lệ sống giảm, tôm lờ đờ, nhợt nhạt, ăn yếu, đến khi thời tiết bất lợi tôm có thể rớt, trống ruột, gan tụy phát triển khiến vụ nuôi kéo dài và không sinh lời.
Giải pháp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tôm phát triển tốt
Tạt vôi quá liều, tạt thuốc hóa chất quá liều gây sốc, ăn thuốc quá liều, hoặc chưa đủ liều
Tác động của việc sử dụng, vôi, thuốc và hóa chất quá liều
- Sử dụng CaO làm cắt tảo, tăng pH, tăng kiềm nhanh làm rớt tảo, trong nước, tôm stress bỏ ăn. Vì vậy, tôm nhỏ không nên sử dụng trực tiếp trong ao vì nước trong làm ảnh hưởng đến tôm. Sử dụng quá nhiều 1 lần và đột ngột làm tôm, cá tress và gây biến động môi trường đột ngột làm tôm cá bỏ ăn.
- Thay đổi nước, cấp nước quá nhiều hoặc lâu lâu mới làm một lần, tôm, cá sẽ sốc và nếu quá nhiều tôm, cá tress và bỏ ăn.
- Các hóa chất tạt quá liều, ăn quá liều tôm, cá sẽ stress, tổn thương gan tụy, đường ruột, gây chết hoặc làm bệnh nặng hơn.
- Các cữ trộn thuốc quá nhiều và gây rối loạn hoặc các thuốc kỵ lẫn nhau làm tôm bị rối loạn và ngộ độc gan tụy.
- Khi tôm bệnh việc trộn ít thuốc hoặc không dùng áo làm thuốc bị thất thoát thì khả năng điều trị không hiệu quả.
Giải pháp phòng ngừa biến động gây sốc cho tôm
- Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm.
- Quá trình diễn ra bệnh tức là sự tích tụ lâu dài nên việc trị bệnh để phục hồi bệnh cũng cần có thời gian và “trong đấm ngoài xoa’’. Ngoài ra tuân thủ hướng dẫn và tương tác học hỏi thêm người có kỹ năng và kiến thức tốt.
Ăn thiếu hoặc ăn quá dư thức ăn
Tác động của việc thiếu và thừa thức ăn
- Thiếu ăn tôm phân đàn hoặc ăn nhau nên tỷ lệ sống giảm, sức đề kháng tôm yếu. Thức ăn dư dễ gây dơ nước, đáy ao dơ dễ ủ bệnh và phát bệnh. Hơn 70% các bệnh trên tôm cá đều do dư thức ăn hoặc tồn đọng tích lũy phân tôm, cá dư thừa gây ra. Tôm ăn nhiều bài tiết không hết dễ vô gan đặc biệt vào mùa mưa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc sốc môi trường đột ngột tôm, cá bỏ ăn.
Giải pháp cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết
- Khi trời mưa hoặc thời tiết bất lợi, nhiệt độ thay đổi lớn giữa ngày và đêm hoặc nhiệt độ lạnh tôm, cá ăn yếu.
- Giai đoạn này không nên cho ăn quá nhiều, ăn khoảng 70% lượng cho ăn tối đa. Tăng sức đề kháng cho tôm, cá giai đoạn này bằng STC HUFA, có thể tạt trực tiếp.
- Canh nhá kỹ thức ăn và chia nhỏ cữ ăn ra càng nhiều càng tốt. Tập tính tự nhiên tôm, cá sống tự nhiên và ăn đêm, tránh ánh sáng nên cần cho ăn thêm ban đêm.
Mưa dầm, dịch bệnh môi trường xung quanh, thời tiết nóng - lạnh ngày và đêm
Tác động của sự biến động của thời tiết lên ao nuôi
- Côn trùng, cóc, nhái, chim, cò và các côn trùng khác đều có khả năng di chuyển từ bên này qua bên kia, kể cả con cua khi mưa có nước chảy chúng di chuyển rất nhiều là điều kiện xâm nhập bệnh từ môi trường ngoài.
- Mưa làm thay đổi nhiệt độ, giảm độ mặn, pH thay đổi đột ngột, các thông số môi trường khác thay đổi theo làm tôm stress.
- Thiếu oxy cục bộ do cạnh tranh oxy giữa vi khuẩn tăng lên từ không khí đưa xuống và tôm, tảo dễ rớt, mật độ oxy giảm trong ao. Khi giao mùa thời tiết từ lạnh qua nóng hoặc từ nắng qua mưa làm thay đổi nhiệt độ làm mật độ vi sinh tăng lên cạnh tranh với tôm. Tôm có xu hướng di chuyển từ nơi không ổn đến nơi ổn định, lúc này tầng đáy là nơi ít biến động nhưng nếu đáy ao có khí độc thì tôm dễ sinh bệnh. Oxy không cao tôm dễ ngạt và biến động môi trường làm tôm stress.
Giải pháp phòng sốc cho tôm khi thời tiết thay đổi
- Giữ môi trường ổn định, chuẩn bị oxy viên 24/24.
- Khi thời tiết giao mùa: tạt thêm CaO buổi tối nhiều làm ấm nước, giữ mực nước cao để ít biến động nhiệt độ và môi trường tảo. Giai đoạn giao mùa nên chọn thời điểm thả và tuổi tôm về khoảng 20 ngày tuổi hoặc hơn 50 ngày tuổi vì tôm được tránh giai đoạn phát bệnh của tôm và sức đề kháng tốt. Chạy quạt nhiều, hạn chế gây sốc và biến động môi trường quá lớn.
- Tăng sức đề kháng cho tôm: Đây là vấn đề luôn luôn trong suốt vụ nuôi, vì khi tôm mạnh sự hấp thụ dinh dưỡng của các cơ quan tôm cao. Khi tôm yếu hoặc có bệnh, việc đưa dinh dưỡng vào sẽ có khả năng hấp thụ thấp. Nếu không đưa đúng sẽ làm ảnh hưởng thêm đến tôm và bệnh tăng lên không giảm.
Chưa tuân thủ hướng dẫn, chưa tương tác tốt - nhận biết chưa chính xác thông tin - hoặc tự làm theo ý chủ quan.
Tầm quan trọng của việc việc nắm bắt kỹ qui trình nuôi
- Người nuôi chưa hiểu hết quy trình nuôi hoặc không có nhật ký thì lâu ngày có thể quên. Khi gặp tình huống cần giải quyết có thể bối rối, làm ảnh hưởng đến tình trạng tôm. Thời gian xử lý vấn đề còn kéo dài và việc tương tác hoặc nắm thông tin không đầy đủ dẫn đến sai 1 ly đi 1 dặm. Đặc biệt trong nuôi tôm cần độ chính xác cao, nếu chỉ lệch một ít là kết quả vô cùng khác và dẫn đến không thành công.
Giải pháp giúp người nuôi hiểu qui trình nuôi, chủ động, bình tĩnh giải quyết tình trạng tôm.
- Có hướng dẫn cụ thể - tập trung đưa ra giải pháp phòng ngừa - đào tạo - kiểm tra hằng ngày để kịp thời nhắc nhở và chỉnh sửa.
Hình Sơ đồ kiểm soát quản lý rủi ro được đưa ra bởi Chuyên gia môi sinh và đào tạo Ths Lê Trung Thực.
- Ngoài ra sự tập trung và bình tĩnh giải quyết vấn đề là rất quan trọng. Các vấn đề cần thống nhất giải quyết để tăng sự đồng thuận, tránh làm mất năng lượng các bên liên quan. Người nuôi cần cập nhật thông tin và đọc tài liệu khi có thời gian rảnh, đặc biệt hạn chế tối đa việc chơi game hoặc thức quá khuya làm ảnh hưởng đến sức khỏe, không đảm bảo sức khỏe cho ngày hôm sau làm việc.
- Đối với các Farm nuôi lớn, cần có nội quy và quy định trong farm nuôi và thưởng - phạt phân minh, cụ thể. Không sử dụng điện thoại trong thời gian làm việc trừ một số vị trí yêu cầu báo cáo có điện thoại.
Thiếu vật tư, thuốc, giao nhận chậm trễ, chưa chủ động thuốc, thời gian phát hiện và kiểm tra ra bệnh chậm trễ.
Tác động của việc thiếu vật tư thủy sản tại ao nuôi.
- Cần nhìn tổng quát vấn đề nếu thiếu sẽ chậm trễ vì “cứu tôm như cứu hỏa’’. Việc thuốc men, hóa chất không đủ hoặc không có sẵn, xe giao chậm, sẻ dẫn đến xử lý chậm, hiệu quả phục hồi không cao, hoặc phát bệnh nặng hơn, tình trạng vấn đề càng xấu đi dẫn đến thiệt hại nặng hơn.
Giải pháp cần chuẩn bị trước khi nuôi tôm.
- Cần chuẩn bị chủ động trước các vấn đề xảy ra - và phòng hay hơn trị.
- Chọn danh sách các nhóm thuốc được chọn lọc theo đề xuất của Công ty STC dưới đây:
STT | Nhóm thuốc - hóa chất | Tên thuốc - hóa chất |
1 | Xử lý hóa chất | Vôi CaCO3, CaO - vôi nóng, muối hạt, YC ZEOLITE, Oxy Viên, C Tạt, STC YUCCA 99 |
2 | Vi sinh - Thức ăn tự nhiên | TS-39, STC-BIO, STC FLOCK, STC CLEAN |
3 | Ngừa gan tụy | ASG 08, G7, STC GAN (thảo dược) |
4 | Ngừa ruột | ZYM AQUA (thảo dược), AQUA SH (men tiêu hóa) |
5 | Dinh dưỡng - Tăng sức đề kháng | STC ZCOR, RMIX FEED, STC HUFA |
6 | Khoáng đa vi lượng | SJC 009, OCTHAIL, FORD 14 |
Bảng danh sách thuốc và hóa chất cần chuẩn bị trước khi nuôi tôm theo công ty Etech STC.
Không đưa vi sinh vào Bên Trong đường ruột Tôm
Vai trò quan trọng của vi sinh đối với đường ruột tôm
- Như chúng ta đã biết, hầu hết các sản phẩm vi sinh trên thị trường chỉ tạt và đánh vào trong nước để xử lý và chỉnh lại môi trường khi tôm gặp sự cố (chúng ta thường gọi là “Bên Nước”) còn “ Bên Tôm” thì việc cung cấp vi sinh cho bên trong tôm chưa được trú trọng. Thật ra, nếu không cho tôm ăn vi sinh thì không phục hồi được môi trường sinh thái, không ức chế được khuẩn trong ruột tôm, khi trạng thái mất cân bằng tôm dễ bị gan tụy, phân trắng, rớt rãi rác, đốm trắng, thức ăn dư thừa, phân thải ra ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, xung quanh khu nuôi còn có nhiều côn trùng có thể gây nhiễm chéo và gây mầm bệnh thường xuyên - kéo dài.
Giải pháp cung cấp hệ vi sinh đường ruột cho tôm
- Trong đánh ngoài xoa là “ Bên nước” chúng ta đã có vi sinh làm tốt rồi TS-39, thì “ Bên Tôm” chúng ta cũng cần một loại vi sinh để trộn cho ăn và đó là STC CLEAN, để khi tôm đi phân ra không hôi, thức ăn dư thừa không thối và triệt được khí độc trong ao tôm, xi phong ra bên ngoài không gây ô nhiễm môi trường…..liều dùng trộn vi sinh cho bên tôm :
- Giai đoạn tôm con từ sau thả giống đến ngày dưới 35 ngày: liều 10g/1kg thức ăn, 4 cữ /ngày.
- Giai đoạn tôm lớn từ 35 ngày- lớn: liều 5/1kg thức ăn, 4 cữ / ngày.
- Đối với cá, ếch, lươn giai đoạn sau 1 tháng tuổi ăn 1-2g/kg thức ăn.
Lưu ý
- Giai đoạn thời tiết nắng mưa thất thường và giao mùa lạnh thường sẽ tạo ra nấm khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe tôm rất nghiêm trọng, thường sẽ xảy ra từ tháng 3 âm lịch đến ra giêng Tết Nguyên Đán, thêm nữa: giai đoạn tôm lột và gặp thêm thời tiết thuận lợi thì đây là cơ hội cho nấm, khuẩn, vi rút… tấn công tôm, bà con nên sử dụng vi sinh kết hợp quy trình một cách đều đặn thường xuyên và liên tục mới nâng tỷ lệ thành công cao.
Bổ sung Dinh Dưỡng không hấp thụ hoặc chưa tăng cường cơ - thịt cho Tôm
Vai trò của việc cung cấp dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho tôm
- Tôm yếu khi gặp thời tiết bất lợi hoặc môi trường xấu, mưa, bão, nhiệt độ biến động, giao mùa tôm dễ bệnh gan, ruột, đốm trắng gây thiệt hại lỗ nặng hoặc trắng tay. Việc tăng sức đề kháng cho tôm đã giúp giải quyết hơn 50% rủi ro cho hộ nuôi.
Giải pháp phòng và hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho tôm
- Trường hợp Phòng bệnh: theo mô hình và theo quy trình sử dụng thuốc của công ty STC tham khảo thêm link Tại sao nuôi tôm cá phòng hay hơn trị.
- Trường hợp sau khi trị khỏi các bệnh cho tôm: như chúng ta đã biết sau khi trị các bệnh xong thường thì con tôm xảy ra tình trạng: tôm không sung, biếng ăn, ăn yếu và khó hấp thu dinh dưỡng, ốp thân, tay bóp vào không chắc thịt… vì thế, tại thời điểm này tôm cần nguồn dinh dưỡng cao để bổ sung và hấp thu tốt, đó là STC ZCOR xem chi tiết thêm link sau Chitin-Chitosan giải pháp giúp tôm phục hồi nhanh bệnh và hấp thu tốt dinh dưỡng.
- Giai đoạn tôm con từ sau thả giống đến ngày dưới 35 ngày: liều 15ml/1kg thức ăn, 4-5 cữ /ngày.
- Giai đoạn tôm lớn từ 35 ngày- lớn: liều 5ml-8ml/1kg thức ăn, 3-4 cữ /ngày.
- Và cứ trộn cho ăn hàng ngày cho tôm (chứ không phải sau khi điều trị mới trộn cho ăn).
- Lưu ý: đây là mắt xích quan trọng để hỗ trợ phát triển tốt và đừng quên kết hợp với các sản phẩm khác theo quy trình sử dụng sản phẩm của Công ty Etech STC.
Kết luận và khuyến nghị
Hình ảnh một số sản phẩm phòng ngừa trong nuôi tôm của Etech STC.
Viết bài: Ks Trần Châu Liêm, Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Nguyễn Hữu Có
CN: Phùng Anh Duy, Ths Bùi Hữu Tính
Chỉnh sửa bản thảo: Ths Tô Kim Thúy, Ths Trần Kim Ngoan
Chỉnh Sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực