BỌ GẠO BÁM TRÊN TÔM SÚ

Bọ gạo trên tôm sú mà người dân thường gọi khác hoàn toàn “bọ gạo trên cá”. Chúng thuộc động vật giáp sát hay nhóm ngoại ký sinh trùng như rận nước hoặc một số loài khác có tên khoa học là Porcellanidae [https://vi.wikipedia.org/wiki/Porcellionidae] hoặc thuộc chi rầy cát trong họ Talitridae [Megalorchestia - Wikipedia]. 

Chúng thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12 hay thời tiết lạnh. Tuy nhiên, môi trường nước hay đáy ao ô nhiễm là điều kiện để sinh sản lượng bọ gạo nhiều. Bọ gạo trong nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến làm ảnh hưởng lớn đến mức độ sinh trưởng nếu nặng cũng gây chết tôm và gây ra các bệnh khác liên quan.

 

Zalo

Hình bọ gạo (rận -Porcellanidae) bám trên tôm sú nuôi mô hình năng tượng tôm-Cà Mau 2021.

1. Nguyên nhân bọ gạo bám trên tôm sú

  • Ao nước giàu dinh dưỡng hữu cơ như: gốc rạ, năng tượng, cây đước, cây mắm, rong hay cỏ nước mặn nhiều làm đáy ao đen và nơi trú ẩn sinh sản của chúng.
  • Ngoài ra, khi ao đầm nuôi ít được cải tạo hoặc cải tạo không kỹ, nước ít vận động, đáy ao đen làm điều kiện sinh sản nhanh và mật độ nhiều.
  • Sử dụng cám gạo hay một số tinh bột lên men không tốt tạt nhiều xuống đáy dư thừa làm đáy ao đen, thối và dễ sinh ngoại ký sinh.
  • Thời tiết lạnh, ao nuôi ít trao đổi nước (nước đứng) kết hợp với nhiều hữu cơ làm dễ sinh sản nhóm bọ này.

2. Ảnh hưởng bọ gạo bám trên tôm sú

  • Những loài này chúng bám ký sinh lên cơ thể tôm, cá hút hết dinh dưỡng vật chủ làm tôm, cá nhợt nhạt và sức đề kháng yếu dần dần và chết.

Zalo

Hình các laplap, chất hữu cơ thối lắng xuống đáy ao làm phát triển nhiều bọ gạo gây ảnh hưởng  tôm đỏ thân tại Cà Mau 2021.

  • Mặt khác, chúng bám lên mang làm cản trở quá trình hô hấp nên khi thời tiết bất lợi hay oxy thấp tôm, cá dễ nổi đầu và dễ bị bệnh khác xâm nhập đặc biệt đốm trắng, đỏ thân dễ xuất hiện đây cũng là dấu hiệu nhận biết tôm dễ bị phát bệnh đốm trắng, đỏ thân.

Zalo

Hình tôm bị đỏ thân khi ao nuôi có bọ gạo (rận) Cà Mau năm 2021.

3. Giải pháp phòng và xử lý bọ gạo bám trên tôm sú

  • Cắt, gom phơi khô và bố trí thành cụm các hữu cơ như: gốc rạ, năng tượng, cỏ, cây đước, cây mắm.., chiếm tổng 30% diện tích mặt nước và được phân bổ đều trên mặt đầm ao nuôi.

Zalo

Hình cải tạo tốt sau khi cắt lúa qua nuôi tôm nông dân Kiên Giang.

  • Thường xuyên cải tạo thủ công sên gàu tay các chỗ trọng yếu “đáy ao đen, thối” để giảm ô nhiễm không tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển.

Zalo

Hình Anh Tây Cà Mau sên gàu tay mô hình năng tượng tôm 3/2021.

  • Sử dụng STC FLOCK + OC THAIL thường xuyên để gây và duy trì thức ăn tự nhiên tăng sức đề kháng đồng thời làm đáy ao sạch, tôm nhanh lớn.

Zalo

Bộ đôi sản phẩm STC FLOCK và OC THAIL.

  • Áp dụng nuôi mô hình STC A3 - sông trong ao để giảm rủi ro, cũng như tăng mật độ nuôi.
  • Thay đổi nước từ từ 10-20% nước mới (nếu có nước thay) tạo môi trường sạch và trao đổi giúp tôm, cá phát triển tốt. Tham khảo thêm 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá, ốc, ếch, lươn và động vật nuôi thủy sản khác.

4. Kết luận và khuyến nghị

  • Nuôi tôm khép kín không phải nước đứng, đây là hình thức nuôi phù hợp cho năng lực người nuôi và điều kiện địa lý nước cho khu nuôi.
  • Ứng dụng “dòng chảy liên tục” trong nuôi trồng thủy sản là sự phù hợp với tự nhiên và biến đổi khí hậu ngày nay.

                                                                                                                                            Viết bài: Ths. Lê Trung Thực

 

Quét để xem trên Zalo

Đăng kí nhận tin