Men vi sinh tuyển chọn chủng loại Saccharomyces cerevisiae được ứng dụng ngày càng phổ biến và rộng rãi trong ngành nuôi trồng thủy sản để hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thụ các chất độc và đào thải vi khuẩn gây hại như E. Coli, salmonella,… ra khỏi đường ruột của động vật thủy sản. Ngoài ra, Saccharomyces cerevisiae có thể được sử dụng để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản thông qua khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác trong môi trường nước.
ĐẶC TÍNH MEN VI SINH STC-BIO
Men vi sinh cho tôm cá STC-BIO bao gồm Saccharomyces cerevisiae, một chủng nấm men (yeast) đơn bào, chúng có tác động tích cực đến môi trường nước ao thủy sản như:
- Saccharomyces cerevisiae có khả năng tiết ra các enzyme (lysozyme, amylase, protease, lipase…) và các chất chống vi khuẩn và chống nấm như chitinase, glucanase và các polypeptide antimicrobial. Các chất này có thể tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây bệnh trong nước, giúp làm sạch môi trường nuôi trồng thủy sản. Với hệ enzyme được tạo ra khi sử dụng chúng kiểm soát tốt pH, giúp tảo ổn định và cắt tảo tốt.
- Saccharomyces cerevisiae cũng có khả năng phân giải các chất hữu cơ có trong nước như hợp chất nitơ, photpho và các chất hữu cơ khác. Quá trình phân giải này giúp loại bỏ các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước và cải thiện chất lượng nước. Các phân thải ra, thức ăn dư thừa được vi sinh hoạt hóa tạo hệ floc trong ao, giúp nước đẹp, đáy ao sạch.
- Saccharomyces cerevisiae sản xuất các chất chống oxy hóa như glutathione và các enzyme chống oxy hóa khác, giúp giảm thiểu tác động của các gốc tự do và các loại độc tố trong nước ao, bảo vệ không gian sống của động vật thủy sản.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ & TIẾT KIỆM CHI PHÍ
MEN VI SINH STC-BIO
I. CÔNG DỤNG
- Vi sinh đậm đặc chuyên cắt tảo.
- Xử lý NO2, NH3.
- Phân hủy nhanh mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân tôm, cá, ếch, lươn.
- Cải thiện chất lượng nước, làm sạch đáy ao nuôi.
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Sản phẩm sử dụng xử lý nước cho ao nuôi trồng thủy sản, bao gồm các hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, ao đất, ao công nghiệp cho nuôi: tôm, cá, ốc, ếch, lươn và các động vật thủy sản khác.
2.1. Sử dụng trực tiếp:
- Vi sinh STC-BIO sử dụng rất tiện dụng có thể tạt trực tiếp: pha 1 gói STC-BIO với 100 lít nước + 5 kg đường mía hoặc đường cát (nếu có) tạt đều khắp ao cho 1.500-2.000 m3 nước. Tùy vào mật độ nuôi và thời gian nuôi, có thể tăng lượng vi sinh lên cho phù hợp. Định kỳ 4-5 ngày sử dụng 1 lần vào buổi sáng.
2.2. Hướng dẫn ủ STC- BIO không oxy:
Chuẩn bị:
- 1 gói STC-BIO 227g
- 20 kg đường mía hoặc đường cát vàng
- 200 lít nước sạch không hóa chất độc hại (có thể lấy nước ao nuôi - không clo, không thuốc tím, hóa chất độc hại)
- 10 can nhựa thể tích 20 lít
BƯỚC 1: Đổ mỗi can 18 lít nước sạch, cho lần lượt vào 10 can nhựa trắng (can đen hoặc xanh).
BƯỚC 2: Chia 20kg đường mật thành 10 phần bằng nhau (khoảng 2kg) và cho vào từng can, lắc đều.
BƯỚC 3: Chia 227g vi sinh STC-BIO thành 10 phần đều nhau và bỏ vào từng can, lắc đều và vặn nắp can chừa khí thoát ra, để gần nơi sử dụng càng tốt.
BƯỚC 4: Cách 24-36 giờ lắc can cho vi sinh hoạt động nhanh, sau 3 ngày mới vặn kín lại.
BƯỚC 5: Sau 2-3 ngày thì có thể sử dụng.
Người nuôi có thể ủ nhiều hoặc ít hơn lượng nước trên và sử dụng tăng theo theo mật độ nuôi và thời gian nuôi.
Công thức ủ khuyến cáo cho 100 lít: 1gói STC-BIO + 100 lít nước + 10kg đường mía hoặc đường cát vàng.
Liều sử dụng 10 lít/1.000 m3 nước định kỳ 3-5 ngày/lần, nên đo NH4/NH3 để biết được lượng tăng hay giảm vi sinh sử dụng, hay mật độ tảo dầy sử dụng tăng liều lên 20%-30%.
2.3. Hướng dẫn sử dụng vi sinh sau khi ủ giúp tiết kiệm chi phí:
AO VUÔNG QUẢNG CANH, QUẢNG CANH CẢI TIẾN |
3-5 lít/1.000m2. 5 ngày tạt 1 lần, giúp ổn định môi trường, sạch đáy ao. |
AO NUÔI CÔNG NGHỆ CAO, MẬT ĐỘ CAO |
20 lít/1.000m3 nước. Tôm, cá, ếch, lươn 15 ngày đầu hoặc gây màu tạt vào buổi sáng. Tôm, cá sau 15 ngày tuổi tạt vào buổi tối. Chạy quạt nhiều (nếu có). |
30 lít/1.000m3 kết hợp với vôi CaCO3 liều 15kg/1.000m3. Tạt vào ban đêm, từ 3-4 đêm. Chạy quạt nhiều 24/24, hết công suất quạt (nếu có). 2.4. Hướng dẫn lấy nước ủ STC bio cho ăn thay nước lọc - Khi ủ men vi sinh đã được tăng sinh mật độ, việc cho ăn đưa men vi sinh vào đường ruột giúp ngừa được bệnh về đường ruột và chuyển hóa thức ăn tốt, giảm FCR.
- Liều cho ăn các vật nuôi thủy sản như tôm, cá, ếch, lươn..,: lấy nước STC- BIO đã ủ khoảng 15-20% lượng thức ăn, trộn vào thay lượng nước lọc, để khoản 30 phút cho thấm vừa ướt hết thức ăn sau đó cho ăn. (Ví dụ ăn 1 cữ 10kg thức ăn thì lấy 2 lít nước STC-BIO đã ủ trộn vào sau 30 phút cho ăn).
|
III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VI SINH Ủ - SINH KHỐI ĐẠT
- Thời gian ủ vi sinh khoảng 4 ngày trở lên pH sẽ về dưới 4.0, mùi thơm rượu có vị chua như giấm, màu ngà, vàng nhạt của đường mật.
- Khi ủ lâu sẽ có lớp váng trắng nằm trên mặt và có ít khí vì đã ổn định.
- Độ mạnh yếu của vi sinh sau khi sinh khối dựa vào khả năng xử lý NO2/NH3, thời gian pH về dưới 4.0 nhanh hay chậm hoặc lấy mẫu test kiểm tra mật độ khuẩn lactobacillus spp, khuẩn lactic.
- Khi sử dụng trực tiếp không ủ, STC-BIO xử lý NO2/NH3 liền, tuy nhiên mức độ xử lý chưa mạnh, từ 12-24 tiếng khả năng xử lý mạnh nhất. Sau đó giảm dần đến 48 tiếng và mật độ vi sinh giảm mạnh không còn khả năng xử lý. Do đó, nên ủ STC BIO vừa kích hoạt vừa nhân sinh khối men vi sinh lên tốt mật độ cao và khả năng xử lý nhanh tiết kiệm chi phí.
IV. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI SỬ DỤNG VI SINH TRONG AO NUÔI ĐẠT HIỆU QUẢ
- Sử dụng định kỳ đúng và đủ nước ao sẽ có màu trà, pH ổn định từ 7.5-7.8 sáng và chiều.
- STC BIO xử lý khí độc NH3/NO2 = 0 trong giai đoạn 80-90 ngày nuôi hoặc rất thấp, sau thời gian trên tăng lượng vi sinh lên sẻ kiểm soát tốt khí độc không làm ảnh hưởng đến tôm.
- Không có nhớt bạt, nấm đồng tiền, nấm chân chó, ký sinh trùng…trong suốt quá trình nuôi.
- Test khuẩn vibrio nằm ngưỡng thấp chấp nhận.
- Các giá đỡ, chọp trong ao sạch; laplap, tảo tàn, váng bọt, nước kẹo lợn cợn… không thấy hiện diện.
- Mức độ xử lý ô nhiễm hay khí độc NO2/NH3 của STC-BIO phụ thuộc vào – lượng thức ăn, tảo, các laplap, nấm, nhớt bạt, cách xử lý nước cấp vào và lượng nước thay ra, số lần syphon hay khả năng lấy ô nhiễm ra ngoài, dòng chảy, oxy, giá thể giúp phân tán vi sinh, mật độ vi sinh được kích hoạt tối ưu, mức độ ô nhiễm của ao.
V. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
- pH sáng của ao nuôi trên 7.5 khi có NH4/NH3 thì tôm lột dễ chết nên người nuôi thường duy trì pH buổi sáng dưới 7.5.
- Đường càng nhiều mật độ vi sinh càng sinh khối tốt. Việc đậy kín nắp can giúp vi sinh sinh khối càng nhanh. Việc sử dụng can ủ tiết kiệm chi phí hơn vì thời gian vi sinh sinh khối tốt và nhanh hơn ủ phi lớn. Thời gian càng lâu lượng vi sinh sinh khối càng tốt cho đến khi pH dưới 3.5 đã ổn định mật độ. Nhiệt độ tối ưu ủ vi sinh sinh khối từ 35-40 độ C.
- Vi sinh STC-BIO có thể được sử dụng sau 2-3 ngày ủ. Tuy nhiên, khi pH chưa về 4.0 thì nên sử dụng với liều gấp đôi theo hướng dẫn trên. Do đó, để tiết kiệm lượng vi sinh ủ và để đạt hiệu quả nhanh nhất nên đo pH trước khi sử dụng. Can nào pH dưới 4.0 thì sử dụng còn can nào chưa đạt thì nên ủ tiếp.
- Thời hạn sử dụng của vi sinh ủ từ 2 tháng trở lại, sau khi sử dụng nếu còn dư nên đậy kín, can sử dụng hết được rửa thật sạch trước khi làm mẻ mới.
- Nên để những can vi sinh đã ủ ngoài trời hoặc gần ao nuôi để tiện sử dụng đồng thời khi có ánh sáng mặt trời vi sinh sẽ lên tốt hơn.
- Khi cắt tảo nên sử dụng STC-BIO đã ủ và pH vi sinh dưới 4.0 để đạt hiệu quả tối ưu. Sử dụng ban đêm, chạy quạt hết công suất (nếu có) và sử dụng từ 3-4 đêm liên tục giúp cắt tảo từ từ không quá đột ngột. Liều lượng cắt tảo tùy vào mật độ nuôi và lượng tảo, liều lượng khuyến cáo: từ 30 lít/1.000m3. Nên dự phòng oxy viên hoặc STC YUCA 99.
- Khi vi sinh ủ còn khoảng từ 5-7 can, bắt đầu ủ đợt tiếp theo để đảm bảo việc sử dụng vi sinh được liên tục và đủ chất lượng.
- Mật độ nuôi cao, thời gian nuôi càng lâu, ao nuôi tảo dày, khí độc cao nên tăng số lần sử dụng lên 2-3 trong ngày, mỗi lần sử dụng cách nhau 3 tiếng. Tùy theo từng trường hợp có thể tăng liều và tăng số lần phù hợp.
- Để tăng khả năng phân tán, giúp tối ưu khả năng xử lý của vi sinh, nên pha vi sinh đã ủ với 1-2kg khoáng FORD 14 hoặc CaCO3 hoặc dolomite. Các yếu tố ảnh hưởng đến vi sinh: clo, iodine, BKC, thuốc tím, CuSO4, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, hóa chất độc hại.
ETech STC kính chúc bà con nuôi trồng thủy sản có những vụ mùa bội thu!
CÔNG TY TNHH ETECH STC - ETECH STC ĐỒNG HÀNH TRAO GIÁ TRỊ
Số 251, Đường Lê Tấn Bê, P. An Lạc, Bình Tân,Tp.HCM
Hotline: 0838 95 97 99, Tel: 0868 26 28 39, Email:etechstc@gmail.com, Website: www.etechstc.com
HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MEN VI SINH STC-BIO
- Men vi sinh STC-BIO xử lý sạch môi trường ao nuôi, giúp người chăn nuôi giảm chi phí sử dụng hóa chất diệt khuẩn, hóa chất cắt tảo và đặc biệt đất đai giảm tải ô nhiễm, ít tồn lưu và lão hóa.
- Ngoài ra người nuôi có thể bảo vệ sức khỏe của mình do giảm thiểu tiếp xúc với chất hóa học có thể gây hại cho vật nuôi, con người và môi trường.
- Tạo môi trường sống lành mạnh cho tôm cá tăng cường sức khỏe và sức đề kháng do đó giúp giảm chi phí thuốc men về phòng và chữa trị cho tôm, cá.
- Sử dụng STC-BIO ủ sinh khối không cần oxy sẽ tiện dụng và tiết kiệm chi phí, kiểm soát pH tốt, cắt tảo tốt cho ao nuôi an toàn.
CÁCH GIẢI ĐỘC NƯỚC-CẤY VI SINH CHO AO NUÔI
ETech STC kính chúc bà con nuôi trồng thủy sản có những vụ mùa bội thu!
ETECH STC ĐỒNG HÀNH TRAO GIÁ TRỊ
LIÊN HỆ MUA HÀNG
- Mua hàng tại Website công ty.
- Gọi hoặc nhắn tin Zalo số Hotline công ty: 0838 95 97 99
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ETECH STC
🏢 Số 251, Đường Lê Tấn Bê, P. An Lạc, Bình Tân, Tp.HCM
📞 Hotline: 0838 95 97 99, Tel: 0868 26 28 39
----------------------------------------------
Đăng ký kênh Youtube ETECH STC
Quan tâm Zalo ETECH STC