HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG FUGI POND 99
I. CÔNG DỤNG
- Diệt nấm và các bệnh nhiễm khuẩn cực mạnh trong ao nuôi trồng thủy sản.
- Diệt khuẩn hồ cá, ếch, lươn.
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
2.1. Chuẩn bị:
2.3. Hướng dẫn sử dụng cho các mô hình nuôi
III. BẢN CHẤT CỦA NẤM, NHỚT BẠT, KHUẨN, KÝ SINH TRÙNG, KHÍ ĐỘC
Bản chất của nấm, nhớt bạt, khuẩn, ký sinh trùng, khí độc do 2 nguồn ô nhiễm bên trong và bên ngoài như sau:
Nguồn bên trong:
- Vật nuôi ăn thức ăn và liên tục thải ra phân. Phân thải của vật nuôi lúc nào cũng có khí độc NH3/NH4, H2S, NO2 gây ô nhiễm và tùy vào mô hình nuôi sẽ có những loại khí độc cao hay thấp. Các khí độc này càng lúc càng cao theo thời gian nuôi do sự tích tụ ô nhiễm càng nhiều và thức ăn tăng lên lượng thải ra của vật nuôi càng lớn. Sự ô nhiễm này làm vật nuôi stress, cắn nhau, sinh ra thẹo vết, mất điệu bộ, ghẻ lở, đốm đen… Khi đó, môi trường nước ao nuôi ô nhiễm rất thích hợp cho sự phát triển mật độ khuẩn, nấm lên cao gây bất lợi cho vật nuôi và dễ gây bệnh khác như: gan thận mủ, các bệnh gan tụy, xuất huyết, các bệnh đường tiêu hóa, kể cả các bệnh do vi rút dễ xâm nhập.
Nguồn gây ô nhiễm bên ngoài:
- Nguồn nước cấp vào chưa xử lý tốt chứa nhiều hợp chất chứa nitơ, lưu huỳnh, kim loại nặng, phèn, tảo, khuẩn, vật chủ trung gian, thức ăn dư thừa, thức ăn kém chất lượng, đưa vào nước gây ô nhiễm ao nuôi hay vật nuôi ăn bị độc tổn hại gan, ruột, các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, người nuôi dùng những chất có mức độ độc cao và tồn lưu cao gây độc vật nuôi, hay tạo điều kiện khuẩn xấu phát triển mạnh như: PAC, Clo, đồng sufat, thuốc tím, kháng sinh, thuốc bảo vệt thực vật…
Tóm lại chăn nuôi cần tạo môi trường nước, đất và không khí ở khu vực nuôi phải đảm bảo an toàn và phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, giúp người nuôi giảm rủi ro.
IV. GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NGỪA VÀ XỬ LÝ CÁC HIỆN TƯỢNG NẤM, NHỚT BẠT, KHUẨN, KÝ SINH TRÙNG, KHÍ ĐỘC
Đối với tôm:
- Ao công nghệ cao, công nghiệp không để phân thải tôm “tan mịn- vỡ ra” làm sinh ra khí độc và dễ bám vào bạt, làm nước kẹo, dơ nhanh.
- Lắp đĩa oxy sát chân bờ từ 2-3 dãy oxy - tạo 3 khu vực ở, ăn, thải trong ao nuôi: ở - sát chân bờ, ăn- cách chân bờ ra 3-4m, thải- không gian còn lại đến tâm ao. Hạn chế oxy làm vở phân thải của tôm, cặn hữu cơ lơ lửng hay chúng luẩn quẩn trong ao lâu mà đảm bảo gom và lắng tốt ra hố syphon.
- Syphon cặn, phân thải, các chất nằm dưới đáy ao còn “nguyên vẹn” ra ngoài hố, tâm ao càng sớm, càng tốt (nếu có điều kiện)
- Sau cữ ăn hay trước khi syphon chạy quạt hết các dàn quạt trong ao khoản 15 phút để các chất lơ lửng, phân tôm, thức ăn dư gom và lắng ở tâm ao hoặc có dòng chảy bố trí tối ưu trong ao.
- Thiết kế ao nuôi không có gốc chết, ao tròn vách đứng, (50% trên + 50% dưới nếu có điều kiện), hạn chế tối thiểu các giá đỡ, đường ống nằm dưới ao làm cản trở không gom cặn, phân thải, chất lơ lửng và gây tích tụ ô nhiễm.
- Trộn STC CLEAN các cữ ăn suốt trong quá trình nuôi giúp phân thải của vật nuôi thải ra không gây thối, không ô nhiễm, không sinh ra khí NH3/NO2, H2S giúp giảm hơn 80% khí độc trong ao.
- Sử dụng đúng, đủ vi sinh STC-BIO hoặc TS-39 theo hướng dẫn sử dụng tham khảo trên website.
- Có ao lắng hay ao xử lý nước để xử lý nước hoặc cấp nước trong quá trình nuôi, ao này phải được thiết lập theo chuẩn xử lý nước cho ao nuôi.
Đối với cá, ếch, lươn, và động vật nuôi khác:
- Thực hiện giống các mục của tôm theo mục d, mục e, mục f, mục g, mục h.
V. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SAU SỬ DỤNG
- Nước sẽ trong và sạch hơn, lượng tảo trong ao giảm.
- Các hiện tượng nấm bám vào bạt, vật nuôi không còn hoặc giảm đáng kể.
- Kiểm tra khuẩn sẽ thấy giảm ở mức an toàn cho vật nuôi.
- Vật nuôi giảm bệnh dần phục hồi hoàn toàn từ 5-7 ngày.
VI. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
- Quá trình xảy ra các hiện tượng là sự tích lũy lâu dài mới phát ra nên việc sử dụng cũng cần có thời gian ít nhất 3-4 ngày sử dụng mới hết, ngoài ra nếu nhiều nấm, khuẩn cần sử dụng thêm 1-2 lần và mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
- Sau khi sử dụng FUGI POND 99 cần xử lý môi trường nước lại bằng men vi sinh STC-BIO và cách nhau 24 tiếng.
- Việc sử dụng đúng cách, đúng liều lượng STC-BIO hoặc TS-39 sẽ ép khuẩn, nấm, ngừa cũng như khắc phục nấm, khuẩn tấn công đến vật nuôi.
- Nên dự phòng oxy viên hoặc STC YUCA 99 trong quá trình xử lý.
- Mật độ nuôi cao, thời gian nuôi càng lâu, ao nuôi tảo dày, mưa nhiều, môi trường bất lợi nên kiểm tra kỹ và có thể sử dụng 4-5 ngày một lần. Tùy theo từng trường hợp có thể tăng liều và tăng số lần phù hợp.
- Sản phẩm sử dụng an toàn cho vật nuôi tuy nhiên FUGI POND 99 vẫn là hóa chất nên vẫn có tác động nhẹ đến nhịp sinh học vật nuôi như giảm ăn nhẹ hay lột nhiều hơn.
- Đối với lươn con hay vật nuôi còn nhỏ hạn chế sử dụng hoặc dùng liều thấp: 1ml FUGI POND 99/5m3 nước.
- Sản phẩm sử dụng buổi sáng sau 9h là tốt nhất, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nặng gấp thì tạt ngay. Sản phẩm tăng hiệu quả sử dụng khi kết hợp với muối hạt, liều sử dụng muối 20kg/1.000m3 nước. Sau khi xử lý từ 24 tiếng trở lên có thể sử dụng men vi sinh hay CaCO3.
ETech STC kính chúc bà con nuôi trồng thủy sản có những vụ mùa bội thu!
CÔNG TY TNHH ETECH STC - ETECH STC ĐỒNG HÀNH TRAO GIÁ TRỊ
Số 251, Đường Lê Tấn Bê, P. An Lạc, Bình Tân,Tp.HCM
Hotline: 0838 95 97 99, Tư vấn kỹ thuật: 0918 052 163, Email:etechstc@gmail.com, Website: www.etechstc.com
LIÊN HỆ MUA SỔ FUGI POND 99
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ETECH STC
🏢 Số 251, Đường Lê Tấn Bê, P. An Lạc, Bình Tân, Tp.HCM
📞 Hotline: 0838 95 97 99, Tel: 0868 26 28 39
----------------------------------------------
Đăng ký kênh Youtube ETECH STC
Quan tâm Zalo ETECH STC