THỨC ĂN TÔM

Chất lượng thức ăn tôm vô cùng quan trọng và quyết định đến lợi nhuận của vụ nuôi. Nếu người nuôi tôm tiết kiệm, chọn thức ăn rẻ thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm; nếu họ sử dụng thức ăn đắt tiền thì việc chăn nuôi của họ sẽ không mang lại nhiều lợi nhuận. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về  thức ăn tôm nói chung liên quan đến thức ăn cho tôm thẻ chân trắng và tôm sú...

1. Lợi ích của thức ăn tôm

Thức ăn tôm giúp tôm tăng trưởng và phát triển phục vụ nhu cầu người nuôi với mật độ cao, nuôi công nghiệp.

Việc kiểm soát tốt chất lượng và quy trình sản xuất thức ăn đảm bảo được quy mô lớn giúp tạo thuận lợi cho người nuôi cũng như giúp người nuôi an tâm khi chọn nghề nuôi tôm.

Hình ảnh thăm nhá tôm tại farm Đức Thuận-Kiên Giang.

2. Thành phần cơ bản trong thức ăn tôm

2.1. Đạm cho tôm

Độ đạm hay protein trong thức ăn quyết định lớn đến chất lượng thức ăn, chỉ tiêu đạm càng cao thì giá tiền thức ăn càng cao.

  • Nguồn đạm được lấy từ động vật: bột cá, bột huyết, bột xương, bột vỏ sò, vỏ ốc...
  • Nguồn đạm lấy từ thực vật: ngô, cám gạo, bột mì, bã bia, bã đậu, bột các loại ngũ cốc, bã mì...

Đạm cho tôm thẻ chân trắng

Thẻ chân trắng rất háo ăn, gần như ăn liên tục do đó nhiều hộ nuôi ao lót bạt 100% thường lắp máy cho ăn. 

Ở Trà Vinh, kỹ sư Minh Cảnh nuôi ao lót bạt 100%, cho ăn thức ăn có 42 độ đạm trong suốt vụ nuôi, nuôi 2 giai đoạn, mật độ nuôi 180m2/con. Anh chia sẻ, nuôi tôm thẻ chân trắng, thời gian nuôi 50 ngày 55 con/kg về size lớn, 60 ngày 45 con/kg về size lớn, 80 ngày 30 con/kg về size lớn. Việc ban đầu chọn độ đạm thấp đến khi phát hiện chậm lớn hay giai đoạn sau đó thay đổi sang thức ăn tăng trọng hay tăng đạm sẽ làm tăng chi phí nuôi (Anh Cảnh chia sẻ thêm).

Trao đổi với kỹ sư Trần Thanh Hoàng ở Bến Tre, anh cho biết một số anh em farm bên này đa số khi nuôi tôm thẻ chân trắng cũng cho ăn thức ăn 42-43 đạm suốt vụ nuôi, cũng có khi tôm thẻ từ 25 con/kg về lớn, có hộ cho ăn tăng trọng 45 độ đạm.

Đạm cho tôm sú

Nghề nuôi tôm sú có lịch sử phát triển lâu hơn và là vật nuôi đầu tiên của ngành nuôi tôm công nghiệp. Thông thường, người nuôi chọn ao đất hay ao lót bạt bờ để chống sạt lở và ngăn nước mưa đổ từ bờ chảy xuống ao. Khi nuôi tôm công nghiệp, hầu như không có người nuôi nào chọn thức ăn có độ đạm thấp, thông thường từ 43-45 độ đạm.

2.2. Khoáng chất cho tôm

Nguồn khoáng xét về mặt cấu trúc hóa học được chia ra làm 2 nhóm hữu cơ và vô cơ.

  • Khoáng hữu cơ: Xu hướng hữu cơ (organic) được ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm cho người. Tuy nhiên, nếu nguồn đạm từ bột cá hay ngũ cốc hay bột bắp, lúa mì...thì vẫn có lượng khoáng hữu cơ nhất định. Việc sử dụng khoáng hữu cơ nhiều sẽ tăng giá thành khi ra sản phẩm thương mại.
  • Khoáng vô cơ: Thường chia ra chia ra làm 3 loại sau: đa lượng, trung lượng và vi lượng. Một số khoáng yêu cầu phải có trong thức ăn cho tôm thẻ và tôm sú là: Mg, K, P, Cu, Se... (Theo nhóm nghiên cứu từ Mỹ, Canada, Pháp,  Scotland, Đài Loan...(Team of Ron Hardy)).

2.3. Chất béo - acid amin - tăng sức đề kháng cho tôm

Theo nhóm của Ron Hardy, đối với tôm sú, nhu cầu acid amin cần nhiều loại hơn và hàm lượng cao hơn tôm thẻ. Chúng bao gồm các acid amin như arginine, histidine, lysin, isoleucine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, valine.

2.4. Vitamin- premix cho tôm

Vitamin thường được nhắc đến với từ “premix” bao gồm vitamin và khoáng chất như đã giới thiệu ở trên. Theo nhóm nghiên cứu của Trường khoa học thủy sản và thủy sản, Đại Học Washington, Seattle - Mỹ, yêu cầu về vitamin đối với tôm thẻ và tôm sú như bảng sau: 

Thành phần

Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Hòa tan trong nước

  

Thiamin

14

 

Riboflavin

23

 

Pyridoxine (B6)

72-89

80-100

Pantothenic acid

100

 

Niacin

7.2

 

Biotin

2

 

Cyanocobalamin (B12)

0.2

 

Folate

2

 

Choline

6200

 

Myoinositol

3000

 

Ascorbic acid (C)

50-100

50-100

   

Hòa tan trong chất béo

  

A  (IU/kg diet)

2.5

1.4

D (IU/kg diet)

100

 

E  (mg/kg diet)

90

100

K  (mg/kg diet)

35

 

Trích nguồn từ: John E. Halver, Ph.D., NAS, MTA, School of Aquatic & Fishery Sciences, University of Washington, Seattle, WA. USA.

Bảng xếp hạng màu nuôi tôm thẻ chân trắng từ A1-A4

Sản phẩm STC-ZCOR dinh dưỡng tổng hợp giúp bổ sung thức ăn tạo sắc tố và tăng trọng tự nhiên.

Chất lượng tôm thịt phụ thuộc vào dinh dưỡng trong đó thức ăn có đủ dinh dưỡng tốt sẽ tạo ra chất lượng tôm tốt, màu sắc từ A3 đến A4 trở lên, tôm nuôi đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, người chăn nuôi bán có giá, lợi nhuận cao. Ngược lại, thức ăn kém chất lượng hay người nuôi chọn không đúng thức ăn, cho ăn hoài không lớn, kéo dài thời gian nuôi, tăng FCR, dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận giảm.

2.5. Phụ gia - chất xơ - cát sạn

Việc đưa cát sạn hay phụ gia làm tăng trọng lượng thức ăn, hay làm chìm thức ăn, hay giảm giá thành...Tuy nhiên, nhiều cát sạn làm giảm chất lượng thức ăn. Tôm không hấp thụ được cát sạn, không chuyển hóa được, sau khi tôm ăn thải ra, cát sạn được lắng dưới đáy ao gây tích tụ ô nhiễm.

Hình cát sạn có trong thức ăn thẻ sau khi syphon tại khu nghiên cứu ứng dụng cty Etech STC.

Ngoài ra, phụ gia chất béo làm bóng viên thức ăn cũng rất quan trọng, giúp kiểm soát khả năng hút ẩm, hay thời gian phân rã khi đưa xuống cho tôm ăn, đồng thời giảm ma sát do vận chuyển và đập làm rã thức ăn.

3. Quy trình sản xuất cơ bản thức ăn tôm

Các công đoạn sản xuất thức ăn cơ bản sau:

Hình lưu đồ quy trình sản xuất thức ăn tôm từ phòng R&D cty Etech STC.

Các quá trình được tự động hóa cao, và sản xuất theo lượng lớn đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Vận hành hệ thống cần đồng bộ, dưới đây là giới thiệu các công đoạn cơ bản:

Cân, nhập liệu

Các nguyên liệu được nhập về kho, khi có lệnh sản xuất bộ phận lấy nguyên liệu và cân theo định mức yêu cầu  lệch sản xuất.

Nghiền nguyên liệu

Nguyên liệu thu được sẽ được chuyển đến dây chuyền nghiền khô. Ở công đoạn này, nguyên liệu được nghiền mịn để thuận tiện cho quá trình sơ chế và tạo sự đồng nhất.

Công đoạn trộn thức ăn

Nguyên liệu đã qua nghiền nhỏ được chuyển sang công đoạn trộn. Tại đây, bột được làm ẩm bằng nước, đồng thời bổ sung đạm, và khoáng chất như bột cá, premix...Tỷ lệ các nguyên liệu sẽ được cân đong chính xác bằng thiết bị định lượng trên dây chuyền sản xuất.

Ép nguyên liệu thành viên

Vật liệu hỗn hợp được chuyển vào máy ép bằng phễu cấp liệu. Tại đây, khi máy ép chạy, các hạt có kích thước khác nhau được tạo ra.

Giai đoạn sấy khô

Bước này sẽ giúp giảm độ ẩm trong thành phẩm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho quá trình bảo quản được lâu và tránh tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.

Cân và đóng bao

Sau khi nguyên liệu được sấy khô sẽ chuyển sang công đoạn đóng bao. Hệ thống dây chuyền tự động được định lượng tự động, đóng gói thành phẩm đã được cân chính xác. Sau đó, đưa qua dây chuyền đóng gói và cho ra thành phẩm.

4. Kết luận khuyến nghị

  • Việc chọn lựa thức ăn tôm là rất quan trọng, quyết định đến thành công vụ nuôi.
  • Các thành phần không thể thiếu trong thức ăn bao gồm: đạm - protein, khoáng chất, acid amin, vitamin - premix và các phụ gia.
  • Thức ăn tôm là gốc quyết định lớn nhất trong tốc độ phát triển của tôm nuôi.
  • Chất lượng thức ăn ngoài độ đạm thì vitamin - premix đóng vai trò rất quan trọng trong việc tốc độ phát triển hay nuôi tôm có về size lớn.

Viết bài: Ths Lê Trung Thực

 

Đăng kí nhận tin