Việc tôm thẻ chân trắng bỏ ăn đang là vấn đề “đau đầu” của nhiều hộ nuôi tôm. Không thể phủ nhận tôm thẻ là loài dễ nuôi, ăn dễ nhưng khi chúng bỏ ăn thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường và gây thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, bà con cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn để có cách khắc phục nhanh nhất, tránh những thiệt hại không đáng có.
Hình 1. Tôm có gan, ruột đẹp từ mô phỏng phòng thực nghiệm của ETECH STC -TÔM
Tôm bỏ ăn thường do một số nguyên nhân sau đây
Thứ nhất, tôm bỏ ăn do thay đổi thức ăn lạ miệng, lạ mùi hoặc thức ăn không vừa kích cỡ miệng
- Thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng, kém chất lượng: kích thước, màu sắc, hình dạng không đồng đều, bụi nhiều, không mịn, không có chất dẫn dụ tốt, lâu tan trong nước nên không thu hút tôm bắt mồi.
- Thức ăn không vừa kích cỡ miệng của tôm do sử dụng loại thức ăn quá nhỏ hoặc quá lớn, không phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm sẽ làm tôm không ăn được.
- Thức ăn của tôm thẻ chân trắng kém chất lượng: người nuôi vô tình sử dụng các loại thức ăn kém chất lượng hoặc bảo quản thức ăn không đúng cách làm thức ăn bị ẩm, mốc nên không kích thích tôm bắt mồi và dễ làm tôm bị mắc bệnh về đường ruột và bỏ ăn.
Hình 2. Nước trong tôm nhát, một số con bỏ ăn.
Thứ hai, tôm bỏ ăn do ánh sáng – nước trong
- Nếu nước ao nuôi tôm quá trong cũng làm giảm hiệu quả nuôi. Nước ao trong chứng tỏ nước đang bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng, các sinh vật phù du trong nước cũng kém phát triển. Do vậy, tôm sẽ không được cung cấp đủ nguồn thức ăn tự nhiên và chậm tăng trưởng. Mặt khác, khi nước ao trong còn khiến tôm có biểu hiện nhạy cảm, sợ sệt và bỏ ăn.
Thứ ba, tôm bỏ ăn do sốc môi trường đột ngột
- Tôm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của tôm phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường, do đó khi thời tiết thay đổi thất thường như mưa kéo dài, nắng gắt… rất dễ làm tôm bị sốc nhiệt và rớt đáy dẫn đến việc tôm bỏ ăn.
- Thông thường việc điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày dựa vào sàng (nhá) ăn. Tuy nhiên, nếu thấy thời tiết xấu, sắp mưa cần giảm lượng thức ăn hoặc ngừng cho ăn nếu mưa đến gần. Sau khi mưa dứt thì mới bắt đầu cho tôm ăn trở lại nhưng lượng thức ăn giảm từ 30-50% so với bình thường do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột làm tôm bị sốc, giảm ăn, bỏ ăn. Nếu cho tôm ăn dư thừa sẽ làm tăng chi phí nuôi, hơn nữa làm ô nhiễm môi trường nước, dẫn đến sự nở hoa của tảo, tăng khí độc…
Hình 3. Tôm kéo đàn do biến động môi trường trong ao nuôi.
Thứ tư, tôm bỏ ăn do ao nuôi có nhiều khí độc
- Quá trình tích tụ các chất thải sẽ sinh ra các loại khí độc như NH3, NO2- H2S,…Các loại khí này xuất hiện trong ao sẽ làm tôm giảm ăn, bỏ ăn nếu nồng độ quá cao và kéo dài tôm bị rớt và bệnh gan tụy hay trống ruột, phân trắng, biểu hiện tôm bị nổi đầu, kéo đàn, tấp mé. Tham khảo bài viết Kiểm soát & xử lý khí độc NH3/NO2- trong nuôi tôm siêu thâm canh – STC.
Thứ năm, tôm bỏ ăn do trộn thuốc lạ mùi, khác lạ so với thường ngày, hoặc kháng sinh gây sốc, quá liều, trộn thuốc quá liều
- Thức ăn cho tôm phải có mùi vị thơm ngon, kích thích tôm bắt mồi và cho tôm quen dần với liều lượng, mùi vị và thời gian cho ăn hằng ngày. Nếu người nuôi đổi dòng thuốc phối trộn cho ăn, khác với mùi thuốc cho ăn hằng ngày của tôm thì tôm sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít. Vì vậy, cần có thời gian để tôm thích nghi khi chuyển đổi thuốc cho ăn.
- Người nuôi cũng không nên lạm dụng quá nhiều vào việc sử dụng kháng sinh vì khi sử dụng quá liều sẽ gây sốc, làm tôm bỏ ăn. Người nuôi nên nên phòng hay hơn trị. Cần cân nhắc việc tác động điều trị bệnh vì quá trình bệnh là sự tích lũy lâu dài và quá trình điều trị phục hồi cũng cần có thời gian.
Thứ sáu, tôm bỏ ăn do bệnh quá nặng, rớt đáy, trống ruột, teo gan, EHP…
- Khi tôm mắc các bệnh về gan ruột như teo gan, phân trắng, phân đứt khúc, phân lỏng.... thì mầm bệnh sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá của tôm, làm tôm giảm ăn, bỏ ăn và chết.
Hình 4. Tôm bị bệnh gan tụy.
Thứ bảy, tôm bỏ ăn do tôm vừa lột vỏ
- Khi tôm vừa lột vỏ- vỏ tôm vừa lột ra được con khác ăn. Tôm vừa mới lột vỏ xong sẽ không ăn thức ăn. Nếu môi trường nước giàu dinh dưỡng - khoáng chất và tôm trước khi lột có sức đề kháng tốt thì khoảng 2 tiếng sau tôm phục hồi mạnh khỏe và chúng có thể tìm thức ăn nhưng lúc này chúng ăn rất ít và nhát ăn cũng như cố gắng tránh né những con tôm mạnh khác. Trong thời gian 5 giờ đầu, chúng rất dễ rớt vì còn yếu, vỏ mềm và dễ bị những con mạnh hơn tấn công. Thông thường, khoảng 24 tiếng trở lên tôm mới ăn mạnh bình thường trở lại.
Hình 5. Tôm lột yếu do bị tôm mạnh cắn cụt râu, mòn đuôi và đốt 5, 6.
- Với việc thực nghiệm trạng thái tôm lột yếu và rớt do chất lượng thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng và tôm hấp thụ dinh dưỡng kém, chúng tôi bổ sung tạt trực tiếp khoáng RMIX FEED + SJC 009 giúp tôm khỏe mạnh, không còn rớt và tôm sung lanh.
Hình 6. Khoáng chitosan hữu cơ dễ hấp thụ, tăng sức đề kháng ZCOR - Khoáng tạt chóng còi, kích lột, cứng vỏ nhanh SJC 009- Khoáng cho ăn chuyên chống cong thân, đục cơ RMIX FEED.
Giải pháp hạn chế tôm bỏ ăn được đưa ra từ ETECH STC - TÔM
Giải pháp tránh tôm bỏ ăn khi THỜI TIẾT thay đổi.
- Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, sức ăn của tôm sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Do đó, cần có những biện pháp khắc phục kịp thời như: duy trì độ sâu thích hợp cho ao nuôi từ 1m trở lên, hạn chế hiện tượng nhiệt độ thay đổi nhanh, khi trời mưa lớn cần chạy quạt nước với công suất phù hợp với số lượng tôm nuôi. Bên cạnh đó người dân cần quản lý tốt mật độ tảo trong ao, hiện tượng tảo nở hoa, tảo tàn. Cần phải quan tâm đến hàm lượng oxy trong ao nuôi tôm, tăng cường quạt nước, sục khí để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao > 5ppm. Tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá.
Giải pháp tránh tôm bỏ ăn bằng cách quản lý thức ăn tốt
- Nên chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc và độc tố.
- Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm, bằng cách trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho tôm ăn. Nên trộn Vitamin C hoặc STC HUFA vào một đến hai cử ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.
- Ngoài ra, để giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh, nên trộn thêm STC ZCOR, ZYM AQUA, STC CLEAN…là các loại dinh dưỡng và men tiêu hóa vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm để ngăn ngừa các bệnh đường ruột như phân trắng, phân đứt khúc, bệnh chết sớm…
Giải pháp tránh tôm bỏ ăn bằng cách quản lý tốt môi trường ao nuôi
- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp với mức độ đầu tư và trình độ nuôi, không nên thả dày. Đặc biệt trước khi thả tôm phải cải tạo chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, ao nuôi tôm công nghiệp phải có đầy đủ trang thiết bị như máy quạt nước, máy sục khí oxy đáy....
- Ao phải có chế độ thay nước định kỳ, ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc, thường xuyên dùng vi sinh đã nhân sinh khối TS-39 và STC FLOCK tạt vào ao nuôi để xử lý tảo, ổn định màu nước.
- Hằng ngày, bổ xung STC CLEAN vào thức ăn cho tôm giúp kiểm soát tốt NH3/NO2-. Định kỳ 3-5 ngày/lần, dùng men vi sinh TS-39 để phân hủy chất hữu cơ có trong ao do tôm thải phân ra hàng ngày, do tảo tàn, thức ăn thừa, xác vỏ tôm lột... tạo môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch bệnh.
- Định kỳ ngừa gan - ruột bằng thảo dược STC GAN và ZYM AQUA 2 cữ/ ngày để giúp cho tôm có gan, ruột khỏe mạnh.
- Thường xuyên tăng sức đề kháng bổ sung tạt khoáng SJC 009 và vôi CaO vôi nóng hoặc CaCO3 - đá vôi vào ao nuôi giúp tôm có đủ các khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo vỏ và lột xác.
- Nếu mưa nhiều nên rút nước tầng mặt, tăng cường chạy quạt tránh hiện tượng phân tầng nước. Tạt STC GAN liều 1 lít/ 1.000 m3 nước tăng khả năng hấp thụ giải độc gan qua mang để ngừa tôm bệnh về gan.
Cơ quan hấp thụ dinh dưỡng của tôm
- Những nghiên cứu và quan sát từ phòng nghiên cứu từ ETECH STC - TÔM cho thấy tôm thẻ chân trắng có khả năng hấp thụ khoáng và dinh dưỡng qua 3 đường sau:
Thứ nhất, tôm hấp thụ dinh dưỡng qua đường thức ăn từ miệng trực tiếp đưa vào bao tử và chuyển hóa dinh dưỡng để tôm lớn và mạnh khỏe.
Thứ hai, tôm hấp thụ dinh dưỡng qua đường mang hô hấp trực tiếp môi trường nước. Sau khi tôm lột còn yếu tôm không ăn hay khi bệnh, sốc môi trường bỏ ăn thì tôm vẫn sống và có khả năng phục hồi. Điều này cho thấy tôm vẫn còn sức đề kháng và năng lượng dự trữ đồng thời với việc trao đổi chất qua mang. Khi tôm yếu ít di chuyển, khi đó nước tiếp xúc qua mang của tôm, tôm lấy oxy và chất dinh dưỡng trong nước để cung cấp hoạt động của tim, tim vận chuyển đẩy máu lưu thông trong cơ thể quá trình này tôm phục hồi dần.
Thứ ba, tôm hấp thụ dinh dưỡng hấp thụ qua bề mặt thân của tôm. Tôm là loài giáp xác, để phát triển và lớn lên chúng luôn luôn tích lũy năng lượng và tạo lớp vỏ mới bên trong để lột xác thay thế lớp vỏ cũ. Quá trình tạo vỏ tôm có nhiều phản ứng sinh hóa phụ thuộc vào sức khỏe, điều kiện môi trường nước.., trong đó một số ion trong nước như Na+, Cl-, Mg2+, Ca2+, K+, Zn2+.., làm thúc đẩy quá trình tạo vỏ và giúp cân bằng điện giải, cân bằng bằng áp suất thẩm thấu của tôm giúp tôm lanh, sung giảm stress với môi trường.
Hình 6. Tôm vừa lột còn yếu, thiếu khoáng, nằm gần oxy, tôm không ăn và ruột trống, trước khi tạt RMIX FEED.
- Tóm lại, khi tôm vừa lột vỏ nếu chúng ta đưa dinh dưỡng - khoáng - vitamin tốt đúng, đủ, kịp thời thì khoảng 2 giờ tôm có thể khỏe và khoảng 3 ngày mới khỏe hẳn và có thể ăn thức bằng đường miệng. Trong thời gian này, tôm mới lột phải chống chọi với rất nhiều con tôm mạnh kéo lại cắn và nếu tôm lột yếu sức thì sẽ bị tha đi và bị ăn luôn. Ngược lại, nếu còn đủ mạnh thì chúng búng ra xa, vẩy đi và thoát khỏi sự nguy hiểm từ sự tấn công của những con tôm mạnh ở thời điểm này. Thời gian phục hồi của tôm phụ thuộc rất nhiều vào mật độ và sức khỏe tôm.
Hình 7. Tôm đã ăn lại, có thức ăn trong đường ruột, bơi vững sau khi tạt RMIX FEED được 2 ngày.
- Khi tạt RMIX FEED liều 1 lít/500m3 nước + SJC 009 5kg/1.500 m3 nước sử dụng liên tục 2 ngày, kết quả tôm khỏe mạnh, vỏ cứng và không còn tôm rớt lai rai, rải rác, tôm phục hồi hẳn và ăn thức ăn. Điều này đủ chứng minh rằng khả năng hấp thụ khoáng dinh dưỡng của tôm thẻ từ trong nước qua đường mang và cơ thể tôm là hoàn toàn có khả năng.
Kết luận và khuyến nghị từ ETECH STC - TÔM
- Tôm có sức đề kháng và phát triển nhờ hấp thụ dinh dưỡng, khoáng chất, trao đổi chất qua 3 đường chính - đường miệng, qua mang, qua cơ thể bên ngoài .
- Người nuôi cần phải quan sát nhá thường xuyên để biết tôm có giảm ăn, bỏ ăn hay không và từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
- Khi tôm có dấu hiệu ăn yếu, bỏ ăn thì phải tìm nguyên nhân và khắc phục ngay tránh để tình trạng kéo dài.
- Kiểm tra bên ngoài gan, ruột tôm mỗi ngày đặc biệt chú ý kỹ chu kỳ lột hay thời tiết thay đổi.
- Khi tôm bệnh bỏ ăn là quá trình tích lũy mầm bệnh đã có nên cần tìm đúng bản chất vấn đề để giải quyết phù hợp.
- Khi tôm bệnh bỏ ăn thì việc gây sốc môi trường hoặc làm tôm stress sẽ khiến tôm bỏ ăn lâu hơn và việc điều trị càng phức tạp hơn.
- Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: www.etechstc.com
Viết bài: Ks Nguyễn Hữu Có
Chỉnh sửa văn bản: Ths Tô Kim Thúy
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực
Từ khóa tham khảo
- Etech STC - Tôm
- Kiểm soát khí độc
- Tăng sức đề kháng cho tôm
- Cho tôm ăn như thế nào là đúng cách.
- Bổ sung khoáng như thế nào đạt hiệu quả.