NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC ?

Nuôi tôm cách đây 18-20 năm

  • Khoảng 18-20 năm trước đây, người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhất là các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đã chuyển từ trồng lúa sang nuôi tôm. Thời điểm ấy, con tôm rất dễ nuôi, vì nếu có tiền ủi ao, mua tôm giống thả xuống thì đã cầm chắc thắng lợi khoảng 70-80%. Nếu có thua cũng hòa vốn hoặc lời ít đỉnh. Trao đổi với Anh 7 Xuyên ở Sóc Trăng anh nói: những năm đó tôi có 1 ha và lên 1 vụ tôm sú mua sắm được hơn 60 cây vàng
  • Lúc ấy, các hộ dân thường nuôi tôm sú thâm canh, quảng canh, chu kì khoảng 4-4.5 tháng thu hoạch một lần. Hàng loạt hộ nuôi trúng liên tiếp nhiều vụ, cho đến năm 2010 việc nuôi tôm sú trở nên thử thách và người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ công nghiệp, khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch được. Con tôm thẻ cũng giúp được nhiều hộ nuôi đổi đời. Cuối vụ tôm, đâu đó thường xuyên nghe mọi người chia sẻ với nhau: vụ này nhà ông Sáu lãi 500 triệu và nhà ông Tám lãi gần cả tỷ. Nhiều ngôi nhà mới khang trang đã mọc lên ở những vùng quê, đường làng và hệ thống điện nước cũng được người dân đầu tư, cuộc sống trở nên rất vui vẻ và tươi đẹp.

Tại sao gần đây lại có chu kỳ lúc lên lúc xuống (trúng - thất)?

  • Khoảng 5 năm trở lại đây, việc nuôi tôm ngày càng trở nên khó khăn hơn do nhiều yếu tố tác động như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước…kéo theo đó là chi phí đầu tư đội lên và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài khiến giá tôm bị hạ thấp. Hơn nữa, thức ăn cho tôm mỗi năm đều tăng theo giá USD. Đồng thời, tôm cũng bị bệnh nhiều hơn, người nuôi sử dụng nhiều hóa chất, lạm dụng kháng sinh làm giảm chất lượng tôm, tôm khó xuất khẩu…Do đó, thách thức đặt ra cho người nuôi tôm hiện nay là rất lớn. Có rất nhiều hộ nuôi không đạt liên tiếp hai ba vụ, thất thu, mất vốn và nợ ngân hàng nhiều phải dừng thả nuôi. 

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Kênh xả thải tích tụ ô nhiễm mỗi ngày - gần ao nuôi dễ gây nhiễm chéo.

  • Vì vậy, việc khôi phục cân bằng sinh thái tự nhiên trả lại cho con tôm môi trường sống gần đúng bản chất trong tự nhiên của nó đang rất được quan tâm. Mặc dù trước nay người nuôi cũng rất coi trọng việc mô phỏng môi trường sống tự nhiên của sông biển nơi tôm sinh sống và đạt năng suất cao, cũng như mô phỏng những hiện tượng giúp trúng tôm nhưng gần như vẫn gặp phải những thách thức lớn. 
  • Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức cũng có không ít cơ hội. Hiện tại, nhiều hộ nuôi cũng đã tìm ra hướng đi mới, chuyển sang nuôi tôm siêu thâm canh hoặc nuôi tôm trên ao trải bạt 100%…Việc áp dụng các biện pháp tiên tiến đã giúp việc nuôi tôm chủ động hơn và ít bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, tăng cơ hội thành công cho người nuôi. Hơn nữa, khi tôm ít tiếp xúc với nguồn bệnh thì chất lượng của tôm cũng được đảm bảo hơn. Hiện nay, cũng có nhiều hộ nuôi trúng lớn, ngày càng giàu hơn và đang đầu tư nuôi nhiều thêm.
  • Việc trúng mùa, trúng giá giúp cho các hộ nuôi phấn khởi và đẩy nhanh tiến độ thả nuôi. Mùa vụ làm nhanh, các ao nuôi hoặc nước cấp chưa được cải tạo hay chuẩn bị xử lý kỹ, số lượng người nuôi nhiều, mất cân đối nguồn giống trong cùng thời gian ngắn, nguồn nước thải hoặc nguồn nước cấp mất cân đối hàng loạt các vấn đề kéo theo khiến cân bằng hệ sinh thái bị phá vỡ. Điều này giải thích một phần tại sao nuôi tôm có lúc thuận mùa có lúc dịch bệnh quá nhiều.

Tại sao vào mùa mưa, khi thời tiết lạnh hay lúc giao mùa vẫn có nhiều người nuôi trúng tôm?

  • Chúng ta cần tìm hiểu lý lo tại sao các hộ này vẫn nuôi thành công mặc dù gặp thời tiết mưa bão. Ví dụ như cơn bão số 4 vào các ngày từ 27-28/09/2022 mang theo mưa lớn, gió cấp 11 giật trên 13 ở miền Trung và ở miền Nam thì mưa to liên tục trong 3-4 ngày. Việc mưa nhiều như vậy vẫn không ảnh hưởng nhiều đến các ao nuôi của một số hộ nuôi. Có phải do hộ nuôi “gặp may’’ hay hộ nuôi biết cách ứng phó với việc mưa nhiều và thời tiết thay đổi?

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Hình mưa to gió lớn tại Cà Mau ngày 28/9/2022.

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Hình tôm về size 30 con - Farm anh 8 Cà Mau tháng 1/9/2022.

  • Ao tôm của anh Tài ở Tân Tiến, Cà Mau vừa thả nuôi được hơn 10 ngày, gặp mưa liên tiếp. Trả lời phỏng vấn anh cho biết: Cũng vất vả và lo lắng nhưng do tôi tăng sức đề kháng cho tôm trên ao vèo khá tốt nên khi chuyển xuống ao nuôi tôm bị hao ít, khoảng chừng 1-2kg. Lúc chuyển, tôm khoảng 1.500 con/kg, sau 10 ngày thì tôm về size 400 con/kg và hiện tại tôm ăn 40kg/ngày. Thông tin thêm, mật độ thả của anh cũng là 300 con/m2. Độ mặn lúc này là 14 phần nghìn. Anh cho biết thêm: Ao nuôi của tôi nước màu trà, pH giữ ổn định 7.8 buổi sáng mỗi ngày do tạt vi sinh sinh khối STC-BIO và mỗi tối xả từ từ CaCO3 - 25kg. Đợt mưa nhiều liên tục này, ban ngày, trước khi trời mưa tôi cũng xả thêm CaCO3 từ từ đến khi giảm mưa thì xả tiếp bao khác. Ngoài ra, anh Tài cũng cho ăn STC CLEAN, STC Z COR (khoáng tăng sức đề kháng), STC GAN (giải độc gan), ZYM AQUA  (ngừa đường ruột), AQUA SH (nong to đường ruột).

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Hình tôm farm anh Tài được 40 ngày tuổi, kiểm tra ngày 30/9/2022 theo mô Hình STC A3.

  • Ao nuôi của anh Tiến ở Tiền Giang với mô hình AEC COPEFLOCK 63 của Công ty Âu Mỹ AEC ban đầu được gây thức ăn tự nhiên copepoda, pH môi trường được giữ ổn định, màu nước có màu nâu hoặc màu vỏ đậu và hơi trắng đục. Hiện tại, ao được thả nuôi với mật độ 100 con/m2, chất lượng môi trường được quản lý tốt, đàn tôm đang phát triển khỏe mạnh và ổn định.

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Ao nuôi của anh Tiến ở Tiền Giang - Mô Hình AEC COPEFLOCK 63- 9/2022.

  • Ao nuôi của anh Thuận ở Kiên Giang nằm trong khu vực có nguồn nước xa biển, xung quanh chủ yếu là trồng lúa nhờ nguồn nước ngọt. Anh đang sử dụng biện pháp hoàn lưu nước lại nuôi. Với ao lót bạt 100%, đầu tiên anh thả 1 ao khi về size 120 con thì sang làm 2 ao với mật độ thưa khoảng 50 con/m2. Anh chia sẻ: Từ tháng 8-9/2022 do mưa nhiều nên nước lợ ngọt nhanh. Vì vậy, tôi chọn mật độ nuôi phù hợp để nuôi tôm về size lớn.

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Thông số môi trường của ao nuôi anh Thuận - Kiên Giang ngày 29/09/2022.

  • Anh Tính ở Bến Tre nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao cho biết: Lúc trước, tôi vèo ở mật độ 1500 con/m2, lần nào 19 ngày đưa xuống ao nuôi size tôm cũng khoảng 1500 - 1800 con/kg. Lần này, cho tôm ăn STC CLEAN, khi thả nuôi, tôm về size 1000 con/kg. Anh Tính cho hay anh nhận thấy sự khác biệt của STC CLEAN là giúp tôm mau lớn và khỏe mạnh đồng thời tôm ít bị hao khi chuyển sang ao nuôi.

 

NUÔI TÔM LÀ “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC

Hình kiểm tra tôm vào buổi tối khi tôm được 22 ngày tuổi tại Farm anh Tính 30/9/2022.

  • Qua những thông tin ghi nhận được từ các hộ nuôi, chúng tôi có thể kết luận rằng nguyên nhân dẫn đến thành công của nghề nuôi tôm là do hộ nuôi luôn tìm tòi, học hỏi, nắm vững kỹ thuật và linh hoạt ứng phó với các biến động nên đã làm chủ được tình hình. Đồng thời, hộ nuôi đã nuôi nước đảm bảo chất lượng cho tôm sống tốt.
  • Trong quá trình nuôi, đòi hỏi người nuôi tôm phải tập trung cao độ, kỹ lưỡng và có niềm đam mê - ăn ngủ cùng con tôm thì khả năng thành công sẽ rất cao. Đồng thời, người nuôi cần luôn theo dõi sát con tôm cả ngày lẫn đêm, có thể sử dụng các công cụ cảnh báo thông minh, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong ao nuôi để xử lý kịp thời khi tôm gặp vấn đề về sức khỏe. 

STC - Tôm  luôn chú trọng tìm giải pháp giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro

  • Nuôi tôm là một công việc không hề dễ dàng và rất cần lòng đam mê và nhiệt huyết của người nuôi. Nhiều người nuôi tôm đã thật sự rất sát sao với ao nuôi của mình, luôn quan tâm chăm sóc tôm đến nỗi “nằm mơ cũng thấy tôm’’. Nhiều hộ nuôi chia sẻ rằng họ “ăn ngủ với tôm” hoặc “ăn ngủ không yên” khi tôm có vấn đề về sức khỏe. Một số hộ còn cho biết “hôm nào tôm khỏe thì tôi khỏe, hôm nào tôm không khỏe thì tôi cũng không khỏe luôn.”
  • Như vậy, mới thấy được sự gắn bó của người nuôi dành cho nghề và chính niềm đam mê, sự kiên trì và sự chịu thương chịu khó đó chính là những yếu tố quan trọng giúp người nuôi đạt được những vụ nuôi thành công.Bên cạnh lòng yêu nghề, am hiểu kỹ thuật nuôi, người nuôi cũng cần thường xuyên cập nhật kiến thức mới (quy trình nuôi tiên tiến, kỹ thuật mới, điều kiện môi trường, chất lượng sản phẩm, thức ăn và con giống…) cũng như lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm nuôi của các hộ nuôi khác để hiểu rõ về nguyên nhân thành công cũng như nguyên nhân chưa đạt trong việc nuôi tôm để rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình.
  • Ví dụ, với những hộ nuôi thành công, ao tôm của họ thường có những hiện tượng như tôm mạnh, không nhớt bạt, nước màu trà, nhá không nhớt, không đóng bợn, pH và kH ổn định, tảo ổn định, không EMS, không ký sinh trùng…Ngược lại, nếu ao nuôi có những hiện tượng như pH và kH giao động lớn, có nhiều loại hai mảnh, nhiều khí độc, tôm bị EMS, ký sinh trùng… thì khả năng thành công không cao.Ngoài việc học hỏi trực tiếp từ những người quen, những người nuôi có kinh nghiệm lâu năm, các chuyên gia và các kỹ sư có chuyên môn…, người nuôi cũng có cơ hội tiếp cận với lượng lớn kiến thức, thông tin kỹ thuật và kinh nghiệm được chia sẻ bởi người nuôi trên khắp cả nước thông qua mạng Internet.
  • Tuy nhiên, việc áp dụng kiến thức nuôi tôm đã tích lũy được vào thực tế ao nuôi cũng là một thách thức đối với người nuôi do điều kiện ở từng ao nuôi không hoàn toàn giống nhau. Do đó, người nuôi nên chọn lọc kỹ lưỡng thông tin để đưa ra sự lựa chọn khoa học và phù hợp với ao nuôi của mình, tránh áp dụng không đúng hoặc không đầy đủ các biện pháp đã được hướng dẫn hoặc áp dụng theo kiểu chắp vá, không có sự thống nhất và liên quan với nhau vì điều đó sẽ không mang đến hiệu quả và nhiều khi còn tạo ra những sự cố không mong muốn, gây hậu quả nghiêm trọng cho ao nuôi. Tham khảo thêm các bài viết link sau [https://etechstc.com/blogs/ky-thuat-nuoi-tom].
  • Trong quá trình nuôi tôm, phần lớn các hộ nuôi đều trải qua những vụ nuôi thành công hoặc chưa thành công. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, việc tập trung rút kinh nghiệm để có vụ nuôi tiếp theo thành công và hiệu quả hơn là điều rất quan trọng. Để thuận tiện cho việc học hỏi, bà con cần ghi chép cẩn thận toàn bộ quá trình nuôi của mình (liều lượng thức ăn, thuốc/dinh dưỡng, sản phẩm xử lý môi trường, siphon/cấp nước, theo dõi sức khỏe tôm, các chỉ số môi trường…) giống như ghi nhật ký hằng ngày để cuối vụ có thể nhìn lại và dễ dàng phát hiện ra những sai sót để tránh lặp lại cho vụ nuôi sau.
  • Ngoài ra, thay vì quan sát để đánh giá chất lượng nước ao nuôi tôm, bà con nên trang bị các dụng cụ kiểm tra môi trường đạt chuẩn để test các chỉ tiêu quan trọng như NO2-, NH3, pH, kH...Sử dụng các công cụ test sẽ giúp cho kết quả nhanh chóng, khách quan với độ chính xác cao. Nhờ đó giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu nước về mức ổn định, từ đó tạo môi trường tốt nhất cho tôm sinh trưởng, phát triển và tăng sức đề kháng.
  • Hơn nữa, để phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh trên tôm cũng như phòng ngừa những rủi ro không lường trước được, nên gửi mẫu tôm định kỳ 20 ngày/lần đến Trường - Viện chuyên môn có tín để test các chỉ tiêu quan trọng của tôm trong ao nuôi. Bên cạnh đó, Etech STC không ngừng đào tạo đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao thực hiện được các hiện tượng trúng tôm để hỗ trợ cho bà con nuôi tôm. Tham khảo thêm link sau: [Vụ Mùa Bội Thu (letrungthuc.com)] và [Thông tin Kỹ thuật Âu Mỹ - AEC – ÂU MỸ AEC (aecaqua.com)]

Kết luận và khuyến nghị

Các sản phẩm chính  theo quy trình            
 

Bộ sản phẩm phòng ngừa trong nuôi tôm

Người viết bài: Ths. Trần Kim Ngoan

Chỉnh bản thảo: Ths. Tô Kim Thúy

Chỉnh sửa duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực

 

Từ khóa tham khảo thêm:

  • Phục hồi môi trường cân bằng sinh thái tự nhiên
  • NUÔI TÔM LÀ  “HÊN XUI’’ HAY CÒN YẾU TỐ GÌ KHÁC
  • STC - Tôm
  • Nuôi tôm là nuôi nước và nuôi nước là nuôi vi sinh
  • 5 giai đoạn nhạy cảm của tôm
  • 16 yếu tố chưa thành công trong nuôi tôm siêu thâm canh
  • 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm siêu thâm canh
  • Các hiện tượng trúng trên ao nuôi tôm siêu thâm canh 
  • Nuôi tôm siêu thâm canh phòng hay hơn trị
  • Nuôi nước đảm bảo chất lượng

Đăng kí nhận tin