ENZYME - THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG NUÔI TÔM CÁ

Emzyme được sử dụng nhiều trong thức ăn, thức ăn bổ sung, kể cả sử dụng xử lý môi trường nước và đáy ao nuôi. Enzyme sinh ra từ sản phẩm trung gian quá trình lên men vi sinh vật hay từ các vi sinh vật đã được cố định hoặc bào tử hoặc chết đi…

Enzyme có rất nhiều ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản như: dùng trộn vào thức ăn hay thức ăn bổ sung giúp thải độc tố, tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ, làm giảm thiểu phân thải ra môi trường ao nuôi; dùng cắt tảo và xử lý nước giúp cải thiện chất lượng nước, kháng khuẩn và diệt ký sinh trùng; dùng để xử lý đáy ao và nhớt bạt giúp giảm khí độc trong đáy ao, loại bỏ tảo độc, đồng thời giảm hàm lượng các chất ô nhiễm như amoni, nitơ và photpho trong môi trường nước…

Định nghĩa enzyme

  • Enzyme thường gọi là men tiêu hóa đây là các protein có tác dụng làm chất xúc tác sinh học đồng thời chất xúc tác thúc đẩy phản ứng hóa học. Với sự tác động enzym lên các hợp chất làm biến đổi thành các phân tử khác nhau được gọi là sản phẩm. Hầu như tất cả các quá trình trao đổi chất trong các tế bào đều cần sự xúc tác để chúng xảy ra ở tốc độ cho phép sự sống tồn tại. (Nguồn wikipedia).

Hình 1. Enzyme Glucosidases biến đổi đường maltose thành hai đường glucose. Dư lượng điểm hoạt động có màu đỏ, chất nền maltose là màu đen, và đồng yếu tố NAD có màu vàng. [Nguồn: Enzyme – Wikipedia]

Hình 1. Enzyme Glucosidases biến đổi đường maltose thành hai đường glucose. Dư lượng điểm hoạt động có màu đỏ, chất nền maltose là màu đen, và đồng yếu tố NAD có màu vàng. [Nguồn: Enzyme – Wikipedia]

Các loại enzyme chính dùng trong nuôi trồng thủy sản.

  • Trong nuôi trồng thủy sản thường sử dụng 5 loại enzyme chính là: Amylase, Protease, Cellulase, Lipase, Phytase.
  • Các loại này có thể sử dụng kết hợp cả 5 hoặc đơn lẻ tùy vào mục đích sử dụng.
  • Sử dụng các enzym có thể vừa cho ăn vừa xử lý tốt môi trường ao nuôi.
  • Tùy theo chức năng của các enzyme và tùy mật độ enzyme quyết định đến chất lượng sản phẩm và mục đích của người sử dụng.
  • Enzyme có thể ổn định tốt ở dạng bột hoặc dạng lỏng tùy vào cơ chất bảo vệ.

Enzyme có tác dụng gì trong nuôi trồng thủy sản?

Enzyme tiêu hóa dùng trộn vào thức ăn hay thức ăn bổ sung.

  • Các enzyme được phối trộn trực tiếp vào thức ăn hoặc thức ăn bổ sung, tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng vật nuôi mà nhà nghiên cứu chọn liều lượng cho ăn phù hợp. Một số enzyme bền với nhiệt và môi trường ngoài nên việc sử dụng enzym rất an toàn và đảm bảo nồng độ khi lưu hành ngoài thị trường.
  • Khi đưa các enzyme vào thức ăn hoặc trộn bổ sung vào thức ăn, chúng hoạt động giúp xúc tác hỗ trợ tốt đường tiêu hóa, giúp động vật nuôi ngừa được bệnh về đường ruột như: tiêu chảy, phân lỏng, phân trắng, chướng hơi sình bụng…
  • Các enzyme men tiêu hoá có khả năng phân giải chất dinh dưỡng trong thức ăn như protein, tinh bột và lipid thành dạng dễ hấp thu hơn để tôm cá dễ dàng tiêu hoá và hấp thụ. Việc tăng cường tiêu hoá giúp tôm cá tăng trưởng nhanh hơn.
  • Enzyme men tiêu hoá giúp giảm lượng chất thải bằng cách phân hủy các chất dinh dưỡng dư thừa trong thức ăn, giúp giảm lượng chất thải và cải thiện môi trường sống.
  • Các enzyme men tiêu hoá có thể cải thiện hệ miễn dịch của tôm cá, giúp chúng chống lại các bệnh tật và các tác nhân gây stress.

Hình 2. AQUA SH được phối trộn các enzyme giúp nong to đường ruột tôm, ngừa bệnh đường ruột từ Etech STC.

Hình 2. AQUA SH được phối trộn các enzyme giúp nong to đường ruột tôm, ngừa bệnh đường ruột từ Etech STC. 

Enzym dùng cắt tảo và xử lý nước.

  • Khi môi trường ao nuôi độ mặn thấp, ao ít chạy quạt, sử dụng vi sinh yếu hoặc không đúng vi sinh. Lượng thức ăn và phân tôm thải ra mỗi ngày nhiều, người nuôi ít syphon hoặc quạt đặt không gom, dòng chảy thấp, làm tích tụ và hình thành lớp nhớt hay lâu ngày dần hình thành lớp nhớt tích tụ, khuẩn tảo lam lên nhiều, nước màu xanh và trên mặt hiển thị các hạt li ti nhỏ màu xanh, nước kẹo.
  • Một số enzyme có khả năng phân huỷ các polysaccharid, lignin và các hợp chất khác trong tảo, gây tổn hại đến cấu trúc tảo và làm cho chúng dễ dàng bị phân hủy bởi các vi sinh vật. Tác dụng này giúp giảm lượng tảo trong ao nuôi tôm cá và cải thiện chất lượng môi trường sống cho tôm.
  • Các enzyme như protease và amylase có khả năng phân giải các chất hữu cơ trong nước như protein, xenlulo, tinh bột, nhôm… và giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có ích, giảm lượng chất bẩn trong nước và cải thiện chất lượng môi trường sống cho tôm cá.
  • Lưu ý để cắt tảo và xử lý cần thực hiện từ từ không làm đột ngột có thể gây sốc tôm và cần tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá theo Etech STC-Tôm. Khi enzyme hoạt động, chúng phá vỡ lớp màng bảo vệ cho các vi khuẩn tảo lam và tấn công vào bề mặt các lớp váng tảo bám dính giá thể. Khi đó vi sinh có lợi tiếp xúc làm cho lớp váng tảo mềm đi, nhẹ hơn, tạo hạt floc và khi có dòng chảy kết hợp với việc tôm bươi cào sẽ làm bung lớp này ra khỏi bạt hay giá thể bám dính. 
  • Khi sự xâm nhập phá lớp màng phản ứng sinh hóa tạo CO2, một phần lớp màng này nổi lên theo bọt lên trên mặt nước, người nuôi có thể vớt lớp này đưa ra ngoài hồ nuôi.

Nước màu xanh, khuẩn tảo lam, tảo xanh

Hình 3. Nước màu xanh, khuẩn tảo lam, tảo xanh tấp dưới gió trong ao nuôi lót bạt 100% và nhớt bám theo thành hồ và các giá thể có trong ao nuôi.

Hình 4. Lớp tảo và các chất dơ bám trên nhá, giá thể trong hồ lúc đầu chưa sử dụng vi sinh TS-39 và Enzyme Nước.

Hình 4. Lớp tảo và các chất dơ bám trên nhá, giá thể trong hồ lúc đầu chưa sử dụng vi sinh TS-39 và Enzyme Nước từ Etech STC.

Hình 5.  Màu nước và pH buổi sáng đã hết khuẩn tảo lam sau 3 ngày sử dụng vi sinh TS-39 và Enzym Nước.

Hình 5. Hình ảnh khuẩn tảo lam, màu nước, pH trước và sau khi sử dụng vi sinh TS-39 và Enzym Nước từ Etech STC.

 Enzym dùng để xử lý đáy ao và nhớt bạt

  • Enzyme có thể xử lý được đáy ao nhờ vào khả năng phân hủy các chất hữu cơ có mặt trong môi trường ao như: thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tảo và các chất hữu cơ khác. Khi các chất hữu cơ được phân huỷ bởi enzyme, sẽ giúp làm giảm mức độ ô nhiễm đáy ao, giảm nồng độ amoniac và nitrat. Ngoài ra, enzyme còn giúp tăng khả năng phân giải hữu cơ trong nước và làm sạch nước, giúp ổn định độ pH và nồng độ oxy hòa tan trong ao.
  • Nhớt bạt trong ao chứa nhiều loại hữu cơ khác nhau, bao gồm tảo và vi khuẩn, phân tôm, nhớt tôm lột, các loại dinh dưỡng dư thừa, thuốc và các chất hữu cơ khác. Các chất trong nhớt bạt có thể gây bẩn và tạo ra sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn có hại, nấm (nấm đồng tiền) và rong tảo, làm giảm mạnh nồng độ oxy hòa tan trong nước và gia tăng nhanh chóng hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Đặc biệt, khi tôm tiếp xúc với nhớt bạt và ăn phải chúng thì nguy cơ mắc bệnh đường ruột rất cao. Enzym là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong trị nhớt bạt trong ao nuôi tôm. Enzym là một loại chất xúc tác sinh học, có khả năng kích thích quá trình phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi tôm, giúp cải thiện chất lượng nước và hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây nhớt bạt trong ao nuôi tôm cá.

Khí độc giảm bằng 0 sau 3 ngày sử dụng TS-39 và Enzyme Nước.

Hình 6. Khí độc trước và giảm bằng 0 sau 3 ngày sử dụng TS-39 và Enzyme Nước.

Ứng dụng enzyme nước và vi sinh TS-39 xử lý nước, cắt tảo, xử lý đáy ao, nhớt bạt, cấp cứu tôm bị NH3/NO2 cao.

Sử dụng men vi sinh TS-39 kết hợp Enzyme Nước trị nhớt bạt, váng bọt, nước màu xanh, khuẩn tảo lam, NH3/NO2 cao.

Màu trà ao nuôi tôm

Hình 7. Nước màu trà, khuẩn tảo lam hết, nhớt không còn, sau 6 ngày sử dụng TS-39 với STC-BIO và Enzyme Nước từ Etech STC.

Sử dụng định kỳ

  • Dùng định kỳ 5 ngày một lần

    • 1 gói TS-39/1.500 m3 nước, rải trực tiếp vi sinh khắp ao, 5 ngày dùng 1 lần.
    • Tùy theo mật độ tôm và thời gian nuôi tăng vi sinh lên. 
    • Tôm nhỏ sử dụng ban ngày, tôm lớn sử dụng ban đêm.
  • Dùng cắt tảo, trị nhớt bạt, nước dơ, NH3/NO2 cao

    • Rải đều 1 gói TS-39 kết hợp 1 chai Enzyme Nước cho 1.000 m3 nước, sử dụng vào ban đêm sau 20h, chạy quạt nguyên đêm, tăng cường vớt bọt nước.
    • Khuya tạt 10kg vôi nóng CaO để tăng cường mức độ cắt tảo.
    • Mật độ tảo dày, nhớt bạt nhiều nên sử dụng 2 đêm liên tục và tăng cường chạy quạt, vớt bọt nước.
    • Tham khảo bài viết cấp cứu tôm, giải khí độc NH3/NO2 bằng vi sinhTS-39 trong nuôi tôm siêu thâm canh.

Kết hợp vi sinh STC-BIO ủ không oxy sinh khối kiểm soát tảo, pH và tiết kiệm chi phí

  • Công thức ủ vi sinh STC-BIO 

    • Dùng 2 gói STC-BIO + 15kg đường mật sát khuẩn + 300 lít nước sạch (nếu nuôi nhiều nên dùng can 30 lít mỗi lần làm 10 can) đậy kín, để ngoài sáng có ánh nắng càng tốt, 1-2 ngày lắc can đều mở nắp xả khí và để vi sinh phân tán, sinh khối nhanh. 
    • Khoảng 4 ngày kiểm tra thấy pH vi sinh về dưới 4.0 thì sử dụng tạt 20 lít/1.000 m3. 
    • Tôm nhỏ sử dụng ban ngày, tôm sau 15 ngày tuổi sử dụng ban đêm.
    • Lưu ý khi ủ đậy kín và vi sinh STC-BIO sau khi ủ sinh khối có thể bảo quản được 3 tháng.
    • Can vi sinh nào mở ra sử dụng nếu không dùng hết nên vặn kín tránh khuẩn ngoài lẫn vào.

pH vi sinh STC BIO

Hình 7. Kiểm tra pH vi sinh STC BIO trước khi ủ và sau khi ủ 3 tháng.

Kết luận và khuyến nghị

  • Enzyme là xu hướng và không thể thiếu được trong nuôi trồng thủy sản vì chúng có nhiều ứng dụng và an toàn. Chúng được chiết xuất từ các nguồn tài nguyên sinh học tự nhiên nên an toàn và không gây ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng Enzyme kết hợp với vi sinh dùng để  xử lý và cho ăn sẽ giúp môi trường tốt cũng như đường ruột tôm, cá khỏe mạnh. Ngoài ra, sử dụng enzyme là một giải pháp tiết kiệm chi phí so với các phương pháp truyền thống, như vệ sinh ao định kỳ hay sử dụng hóa chất để xử lý nhớt bạt.
  • Để sử dụng enzym một cách hiệu quả, cần phải áp dụng đúng liều lượng, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo dõi quá trình sử dụng để đảm bảo hiệu quả.

Viết bài: Ths Tô Kim Thúy

Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: https://etechstc.com/

Đăng kí nhận tin