CÓ NÊN XỔ KÝ SINH TRÙNG HOẶC KÍCH LỘT TRONG NUÔI TÔM KHÔNG?

Hiện nay, trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là tôm thẻ chân trắng đã và đang trở thành một trong những đối tượng nuôi rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Song việc gia tăng diện tích nuôi, vấn đề bệnh dịch trên tôm nuôi vẫn còn đang là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn cầu. Trong đó, bệnh do ký sinh trùng gây ra trên tôm ngày càng phổ biến do sự ô nhiễm của nguồn nước lầm mất đi sự cân bằng sinh thái và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản.

Ký sinh trùng trên tôm bao gồm ngoại ký sinh trùng (ký sinh bên ngoài) và nội ký sinh trùng (ký sinh bên trong). Những loài ngoại ký sinh thường không gây hại cho vật chủ trừ khi chúng xuất hiện với số lượng thấp. Những loài nội ký sinh có thể gây bệnh thường là những nhóm: Microspora, Haplospora và Gregarine. Những loài thuộc các nhóm này thường cần sự xuất hiện của các động vật khác ngoài tôm để hoàn thành chu kỳ sống của mình.

Ngoài ra, trong nuôi tôm việc tôm lột xác đồng điều là điều mà người nuôi nào cũng mong muốn. Vì nó ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng về kích thước và trọng lượng của tôm. “Kích Lột” được hiểu là việc can thiệp, bổ sung một số khoáng chất vào môi trường nuôi giúp tôm lột xác đồng đều và đúng chu kì hơn.

Ký sinh trùng trên tôm

Dấu hiệu nhận biết tôm bị ký sinh trùng

  • Nhiễm ký sinh trùng nặng tôm sẽ bơi lội chậm chạp, lờ đờ gần mặt nước hoặc tấp mé ao. Dấu hiệu lâm sàng thường là vùng cơ bụng bị đục, tôm lờ đờ và mất phụ bộ. Nhiễm bẩn bề mặt vỏ tôm cũng ảnh hưởng quá trình lột xác.
  • Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
  • Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng màu đục hạt gạo.
  • Phân trong nhá bã, màu phân nhạt hơn màu thức ăn; Tôm ăn yếu, tôm chậm sinh trưởng.

XỔ KÝ SINH TRÙNG HOẶC KÍCH LỘT TRONG NUÔI TÔM

Hình ảnh tôm bị nhiễm ký sinh trùng.

Tác hại ký sinh trùng trên tôm

  • Tôm nhiễm nội ký sinh trùng với mật độ cao thường gây cản trở hoạt động tiêu hoá và hấp thu chất dinh dưỡng làm tôm chậm lớn, giảm ăn, tỷ lệ sống giảm. Một số loài ký sinh trùng gây tổn thương tế bào niêm mạc ruột khi ký sinh từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh thứ cấp.
  • Ngoại ký sinh trùng khi ký sinh nhiều trên mang gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của tôm, gây ra hiện tượng thiếu oxy. Tôm nhiễm ký sinh trùng với mật độ cao sẽ chết nhiều nếu oxy hoà tan trong ao nuôi thấp. Ngoài ra, ký sinh trùng kí sinh nhiều trên bề mặt vỏ tôm gây ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm.

Biện pháp khi tôm bị ký sinh trùng

  • Do tôm nhiễm ký sinh trùng vỏ ốp, mỏng, mềm, nhợt nhạt. Khuyến cáo người nuôi cần tạt trực tiếp sản phẩm RMIX FEED để tăng kiềm, tăng khoáng chất giúp tôm được tạo lớp vỏ bóng, cứng và chắc.
  • Sau đó cho ăn RMIX FEED liều 30ml/kg thức ăn kết hợp với STC ZCOR liều 20ml/kg thức ăn. Tăng cường sử dụng hỗ trợ gan ruột, buổi sáng cho ăn ruột với ZYM AQUA liều lượng 20ml/kg thức ăn, chiều cho ăn STC GAN liều lượng 30ml/kg thức ăn và STC CLEAN liều lượng 10g/ kg thức ăn để tôm hồi phục và khỏe lại. 
  • Sau đó mới xổ ký sinh trùng bằng STC NKS liều lượng 10ml/kg thức ăn ngày 2 cữ và liên tiếp 2 ngày.

Hình bộ 3  sản phẩm Gan, Ruột của Etech STC.             

Lưu ý khi xổ ký sinh trùng cho tôm 

  • Trước khi xổ ký sinh trùng cần theo dõi đến tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của tôm, tỷ lệ và mức độ tôm nhiễm ký sinh trùng nặng hay nhẹ để đưa ra hướng điều trị hiệu quả và an toàn cho tôm. Bởi vì khi tôm đã bị nhiễm ký sinh trùng, ký sinh trùng sẽ tấn công gây tổn thương tế bào niêm mạc ruột gây cản trở đến hoạt động tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Việc ưu tiên giữa xổ ký sinh trùng và trị bệnh khác như EMS/AHPND hoặc ao có khuẩn Vibrio chúng ta nên giải quyết bệnh trước khi xổ.
  • Khi phát hiện ký sinh trùng mức độ dương tính (++) là mức độ trung bình không nên lo lắng và tranh thủ xử lý nước và các yếu tố môi trường trước.

XỔ KÝ SINH TRÙNG HOẶC KÍCH LỘT TRONG NUÔI TÔM

Ảnh tôm bị ký sinh trùng (++ ) tại Farm Thành Thật Cà Mau.

Kích lột

Mục đích của kích lột

  • Vỏ tôm bao gồm chủ yếu là chitin, muối Canxi, Protein và chất béo, có chức năng bảo vệ tôm nhưng lại hạn chế sự phát triển của chúng. Khi lớn lên tôm đạt đến giới hạn của bộ vỏ ngoài của nó, do đó nó cần phải lột xác để tạo ra bộ vỏ lớn hơn để gia tăng kích thước của cơ thể. Vì vậy, quá trình tăng trưởng của tôm không diễn ra liên tục mà diễn ra theo từng bước qua các giai đoạn liên tiếp nhau. Quá trình lột xác trải qua 3 giai đoạn chính: Sau lột xác - Giữa lột xác - Trước lột xác.
  • Để thúc đẩy quá trình tăng trưởng của tôm chúng ta cần kích lột để tôm tạo ra lớp vỏ lớn hơn để phát triển. Việc kích lột đó giúp người nuôi rút ngắn được thời gian nuôi và tôm lớn nhanh nhảy size tốt.

 

 

Sản phẩm bổ sung khoáng của Etech STC.                    

Cần lưu ý khi kích tôm lột

SttNhững yếu tốSự ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tômGiải pháp
1Oxy hòa tanKhi tôm lột cần tiêu thụ lượng oxy gấp đôi bình thườngCần cung cấp lượng oxy đầy đủ và liên tục suốt quá trình tôm lột xác, duy trì lượng oxy > 6mg/L
2Độ mặnThông thường, ao nuôi có độ mặn càng cao sẽ có hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao và ngược lại độ mặn thấp thì khoáng chất tự nhiên càng thấp.Cung cấp đầy đủ khoáng chất cho ao nuôi để quá trình lột xác diễn ra nhanh chóng tránh được hiện tượng tôm ăn nhau, khuẩn tấn công,…nếu độ mặn thấp nên chọn mật độ nuôi không quá cao. 
3pH và Độ kiềmĐộ kiềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động pH trong ao, ảnh hưởng đến quá trình lột xác và cứng vỏ của tôm nuôi. Khi tôm lột nhiều thường gây giảm kiềm và sinh ra khí độc  oxy trong nước giảm khiến tôm rớt đáy.Nên duy trì và điều chỉnh lượng pH trong ao ở ngưỡng từ 7.5 – 7.7 và độ kiềm từ 120 mg/L – 180 mg/L phòng tôm rớt đáy sau khi lột. Nếu kiềm giảm đột ngột sử dụng sản phẩm SJC 009 liều lượng 10kg/1000m3 nước để tăng kiềm.
4Khoáng chấtThiếu khoáng, tỉ lệ khoáng không cân bằng tôm sẽ lột xác không đồng loạt, tôm phân cỡ lớn nhỏ không đều, vỏ mềm, dễ bị da xanh, cong thân, đục cơ hay chết do mềm vỏ.Cung cấp khoáng đa vi lượng thiết yếu trộn cho tôm ăn hoặc tạt trực tiếp vào môi trường nước để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về khoáng giúp tôm cứng vỏ nhanh. Để giúp quá trình lột xác diễn ra thuận lợi và thành công, nên giữ tỷ lệ Ca/Mg/K là 40/15/13.
5Dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ lột xác của tôm vì nếu tôm thiếu hụt năng lượng và dinh dưỡng sẽ không lột xác. Trong đó bao gồm vitamin tổng hợp và các quá trình tạo chitin cho tômCung cấp thức ăn công nghiệp có độ đạm cao và đầy đủ các khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó cần trộn bổ sung STC ZCOR 10 ml/ kg thức ăn cung cấp đầy đủ sức đề kháng tạo thịt và cứng vỏ, giúp hổ trợ quá trình tạo chitin cho vỏ tôm nhanh.
6Bệnh trên tômMột số bệnh, đặt biệt bệnh trên vỏ tôm như nấm, đốm đen, đóng rong, hội chứng Taura (TVS), nhiễm Vibrio trên vỏ, tôm bị ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lột xác ở tôm, khiến tôm chậm lột xác, lột xác không hoàn chỉnh hoặc không thể lột xác.

Nên kiểm tra sức khỏe tôm mỗi ngày để kịp thời phát hiện và điều trị an toàn và có hiệu quả những dịch bệnh xuất hiện trên tôm.

Khi tôm đang bệnh không nên kích lột cho tôm mà tăng cường quá trình tạo thịt, cứng vỏ để tôm có sức khỏe tự nhiên tránh trường hợp kích lột tôm vô gan và rớt đáy.

Bảng các yếu tố ảnh hưởng đến các quá trình lột xác và giải pháp giúp tôm lột xác tự nhiên và khỏe mạnh.

XỔ KÝ SINH TRÙNG HOẶC KÍCH LỘT TRONG NUÔI TÔM

Ảnh tôm bị nhiễm EMS và ký sinh trùng sử dụng kích lột gây ảnh hưởng gan tụy nhanh hơn.

Kết luận và kihuyến nghị

  • Khi sức khỏe tôm không đảm bảo cho quá trình lột xác, ao tôm vướng những hiện trạng trên chúng ta cần khắc phục và bổ sung các khoáng chất, dinh dưỡng để tôm phục hồi và dự trữ năng lượng cho quá trình lột xác tự nhiên.
  • Sử dụng sản phẩm STC ZCOR  liều lượng 10ml/ kg thức ăn vào cữ sáng liên tục 2 - 3 ngày để giúp quá trình tăng trưởng tạo thịt và tạo vỏ lột tự nhiên và tôm mạnh kết hợp tạt SJC 009 5kg 2 ngày/lần đối với ao nuôi từ 150 -200 nghìn con/ao  để giúp tôm cứng vỏ nhanh.
  • Song những trường hợp tôm yếu và khó lột xác, chúng ta không vội sử dụng sản phẩm kích lột sẽ dẫn đến hiện trạng tôm lột và rớt mầm bệnh tấn công nhanh hơn.
  • Khi tôm sau 25 ngày tuổi kiểm tra tôm khỏe mạnh mới xổ ký sinh trùng, và  định kỳ 5 ngày cho ăn 1 lần bằng sản phẩm STC NKS ngày 2 cử liên tiếp 2 ngày.
  • Cần trang bị hệ thống trang thiết bị và quy trình nuôi phù hợp với mật độ và tương ứng kỹ thuật của người nuôi.
  • Đọc nhiều bài viết về quản lý ao nuôi tại: www.etechstc.com.      

Khoáng nóng SJC 009 giúp tăng kiềm, tôm cứng vỏ nhanh.

       

Viết bài: Kỹ sư Trần Châu Liêm

Bổ sung hình ảnh và nội dung: Kỹ sư Lâm Thị Cẩm Tú

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

 

Đăng kí nhận tin