Việc cấp cứu, giải khí độc NH3/NO2 cho tôm rất quan trọng trong nuôi tôm siêu thâm canh. Chúng ta có thể nhận biết sớm khi khí độc mới chớm lên bằng cách kiểm tra chất lượng nước thường xuyên bằng Test Kit chuẩn.
Khi NH3/NO2- cao tôm thường biểu hiện như sau: tôm nổi đầu do bị ngạt khí độc, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Tôm mềm vỏ, lột xác rớt cục thịt, màu xanh, không cứng và chậm lớn. Tôm bị tổn thương mang, phù thũng cơ, cục râu, mòn đuôi vì cắn nhau.
Ngoài ra, sự tích tụ khí độc trong cơ thể tôm dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm bệnh như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy, đen mang. Tôm lúc này bị stress nặng với sự thay đổi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH giao động.
Tại sao phải giải khí độc NH3/NO2 để cấp cứu tôm?
Trong các bài viết trước, chúng tôi có đưa ra các vấn đề
ảnh hưởng của NH3/NO2- đến sức khỏe của tôm như thế nào. Tham khảo bài viết
Tại sao phải xử lý khí độc NH3, NO2-, H2S trong ao nuôi tôm, cá?.Người nuôi tôm lâu năm có nhiều kinh nghiệm khi thấy có khí độc cao thường sử dụng Yucca, thay nước hoặc sử dụng vi sinh nhiều lên. Khi sử dụng Yucca việc hấp thụ khí độc mang tính tức thời điều này chưa phải là giải pháp tận gốc. Vì quá trình sinh khí độc trong ao nuôi là liên tục nên cần phải giải quyết triệt để hơn. Việc sử dụng vi sinh cấp cứu là một lựa chọn đúng đắn, an toàn, tốt cho tôm và là giải pháp đi từ gốc đúng bản chất. Tuy nhiên, việc chọn đúng vi sinh đảm bảo loại trực tiếp nhanh gần như còn nhiều thử thách?
Với TS-39, chúng tôi đã sử dụng giảm tức thì khí độc và kết quả được chứng minh như sau:
- Điều kiện vèo: Ao vèo lót bạt 100%, diện tích ao = 1.500 m2, mật độ vèo là 2.000 con/m3, không cấp nước và không thay nước mới, định kỳ 5 ngày sử dụng TS-39 một lần. Có sử dụng hệ thống lọc lấy rắn ra ngoài tuần hoàn nước lại.
Hình 1. Hàm lượng oxy được đo trước khi vèo tôm.
- Kết quả đạt được: Tỷ lệ đạt 70%, tôm về size, hàm lượng khí NO2 = 0 ppm, NH3 = 0,009 ppm.
Hình 2. Kết quả đo NH4+ và NO2- trong ao vèo sau thả tôm 20 ngày.
- Trên ao nuôi tôm về size lớn: Ao lót bạt 100%, diện tích ao 1.300 m2, mật độ nuôi 150 con/m2, size tôm 70 con/kg, thời gian nuôi được 61 ngày, thức ăn bình quân 115kg/ngày, siphon cấp thay nước mỗi ngày 10%.
Hình 3. Kết quả đo NO2- và NH4 hồ nuôi ban đầu chưa sử dụng vi sinh TS-39.
- Sau khi sử dụng vi sinh TS-39 hai lần mỗi ngày, một lần sử dụng vào buổi sáng liều 1 gói/1.500 m3 nước, kết quả đạt được như sau:
Hình 4. Test NO2 và NH4 ao đang nuôi sau 2 ngày sử dụng TS-39.
- Sử dụng TS-39 giảm hơn 75% hàm lượng khí độc trong ao sau 2 lần sử dụng. Tuy nhiên, người nuôi cần sử dụng định kỳ 5 ngày 1 lần để kiểm soát khí độc không để bùng phát quá cao vì khi khí độc bùng phát sẽ gây sốc, stress cho tôm và chi phí sử dụng tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết khi cần cấp cứu cho tôm
- Chúng ta có thể nhận biết sớm khi khí độc mới chớm lên bằng cách kiểm tra chất lượng nước thường xuyên bằng Test Kit chuẩn. Khi NH3/NO2- cao tôm thường biểu hiện như sau: tôm nổi đầu do bị ngạt khí độc, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước, tấp mé, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Tôm mềm vỏ, lột xác rớt cục thịt, màu xanh, không cứng và chậm lớn. Tôm bị tổn thương mang, phù thũng cơ, cục râu, mòn đuôi vì cắn nhau. Ngoài ra, sự tích tụ khí độc trong cơ thể tôm dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị nhiễm bệnh như phân trắng, EMS, hội chứng gan tụy, đen mang. Tôm lúc này bị stress nặng với sự thay đổi các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH giao động.
Hình 5. Hiện tượng tôm lột rớt cụt thịt tại Farm nuôi Đức Thuận năm 2021.
Hướng dẫn sử dụng tối ưu TS-39
- Thành phần sản phẩm TS-39:
- Bacillus spp (Bacillus subtilis) (min) 1x10^8 cfu/g.
- Chất mang (Dextrose) vừa đủ 1kg.
- Ngoài ra, TS-39 được nhập trực tiếp từ Mỹ với công thức đặc biệt đa dạng loài như Bacillus megaterium, sử dụng các phức hợp protein nitrogenase để chuyển hóa hợp chất nitơ giúp quá trình xử lý thức ăn được nhanh hơn và làm giảm độ độc trong nước.
- Hướng dẫn sử dụng TS-39
Khi sử dụng vi sinh TS-39, tùy theo độ nhiễm của khí độc mà chúng ta tăng lượng đường mật lên cho hợp lý. Ô nhiễm càng cao lượng thì lượng đường mật càng nhiều và sử dụng 2-3 lần vào buổi sáng kết hợp với chạy quạt nhiều. Người nuôi nên kiểm soát pH và không nên để khí NH3 tăng quá cao vì điều đó sẽ gây nguy hiểm cho tôm, tôm lột rớt, thậm chí có thể rớt hàng loạt, dễ sinh bệnh, ăn yếu và tốc độ phát triển chậm.
Kết luận và khuyến nghị
- TS-39 hoàn toàn có thể sử dụng để cấp cứu khi tôm bị khí độc cao.
- Đo NH3/NO2 thường xuyên và sử dụng TS-39 định kỳ để phòng ngừa khí độc bùng phát.
- Tăng cường chạy quạt, sục khí oxy đảm bảo đủ với tải lượng hay mật độ nuôi.
- Cần tuân thủ “ 3 nguyên tắc bất di bất dịch” trong nuôi tôm, cá.
- Sử dụng men vi sinh là cách xử lý khí độc trong ao nuôi vừa hiệu quả và an toàn nhất vừa thân thiện với môi trường.
- Tham khảo bài viết Enzyme – thành phần chính trong nuôi tôm, cá theo Etech STC -Tôm.
- Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: etechstc.com.
Hình 6. Sản phẩm TS-39 gói 113g- Giảm khí độc NO2, NH3 nhanh chóng.
Viết bài: Ks Nguyễn Thị Quyên
Chỉnh sửa văn bản: Ths Tô Kim Thúy
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực