Như chúng ta đã biết, đối với với bà con nuôi tôm, ai ai cũng mong muốn sau 3-6 tháng đầu tư tiền bạc, công chăm sóc sẽ có được một vụ mùa bội thu. Thế nhưng có rất nhiều vấn đề khiến cho chúng ta lo lắng trước khi thu hoạch, nhiều câu hỏi đã được đặt ra như: thời điểm nào nên thu hoạch? Tôm dưới ao đã đạt sản lượng (đầu tấn) hay chưa? Thị trường hiện nay thế nào? Giá tôm có cao không? …
Vậy làm cách nào để người nuôi tôm nhận biết được thời điểm nào nên thu hoạch, thời điểm nào nên chờ đợi? và trong quá trình chờ đợi, chúng ta nên tiếp tục chăm sóc tôm như thế nào? Ở bài viết này, chúng tôi sẽ phần nào cung cấp thông tin để bà con tham khảo.
Hiện nay, có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết nuôi tôm trúng hay không? Ngoài các yếu tố như điều kiện môi trường, khí hậu thuận lợi; người nuôi nắm vững kỹ thuật, linh hoạt, nhạy bén trong quá trình nuôi; chọn lựa giống tôm tốt, sức đề kháng cao, không mầm bệnh; lựa chọn và sử dụng thức ăn, thuốc xử lý phù hợp,… thì sản lượng và chất lượng của tôm trong ao quyết định phần lớn đến sự thành công của vụ nuôi.
Để làm được điều này chúng ta cần hướng tới môi trường Xanh - Sạch và cần Phục hồi khu nuôi tôm, cá thành hệ Sinh Thái tự nhiên cân bằng thì bền vững cho ngành chăn nuôi.
Nhận biết điều kiện môi trường, khí hậu
- Môi trường nước rất quan trọng đối với tôm. Tôm sẽ phát triển tốt nếu có môi trường nước phù hợp. Để có được điều này, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra môi trường nước hàng ngày để nước trong ao nuôi đạt các chỉ số theo tiêu chuẩn về độ pH, nhiệt độ, tảo, ….Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý thêm chu kỳ lột xác của tôm, phản ứng của tôm vào ban đêm, sau khi tôm ăn, Động vật phù du, Thức ăn tự nhiên trong ao,… Bà con ta thường có câu nói: “nuôi tôm là nuôi nước”, câu nói này thực sự rất đúng và Nuôi nước chính là Nuôi vi sinh. Vì chỉ khi môi trường nước và vi sinh tốt mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và tôm mới có thể phát triển tốt được.
Màu nước ao lót bạt 100% của anh 8 đang trúng tôm tại Cái Nước - Cà Mau.
- Màu nước đối với ao lót bạt 100% thì nước màu trà hoặc nâu trà đối với ao đất màu vỏ đậu hoặc trà nhạt và pH môi trường thường 7.5-7.8 vào buổi sáng, độ giao động pH sáng và chiều không quá 0.3. Môi trường kiềm đảm bảo lớn hơn 120 mg/lít, khí độc NH3, NO2- không có hoặc kiểm soát mức an toàn. Nhiệt độ giao động ngày và đêm cũng không cao.
- Ngoài môi trường nước thì yếu tố thời tiết thuận lợi cũng là một vấn đề quan trọng. Người nuôi cần chú ý quan sát tôm kĩ hơn, và tăng sức đề kháng cho tôm tốt trước khi thời tiết bất lợi như mưa nhiều, giao mùa, dịch bệnh xung quanh cao. Ngoài ra theo dõi tôm chặt chẽ hơn khi thời tiết thay đổi, nhất là trong những lúc mưa bão hoặc nắng nóng bất thường.
Ảnh ao nuôi tôm lót bạt bờ xã vôi CaCO3 trước khi trời mưa khu nuôi Cà Mau.
- Những ao tôm môi trường ổn định tỷ lệ trúng cao và trúng hoài người nuôi thường sử dụng CaCO3 vào trước khi trời mưa dùng bồn pha loãng và xã trước quạt từ từ cho đến hết mưa tránh làm dao động mạnh pH trong mưa và sau khi mưa đồng thời mỗi tối tùy vào mật độ cũng bổ sung thêm 1 đến 2 bao CaCO3 để ổn định môi trường và kiềm ổn định, giúp tôm mạnh khỏe. Trong những thời điểm mưa nhiều, thay đổi giao mùa nên chú ý đến sức khỏe tôm và màu sắc, mật độ tảo trong ao để có những biện pháp xử lý cho phù hợp.
Kỹ thuật và sự linh hoạt của người nuôi tôm
- Nếu điều kiện môi trường, khí hậu quan trọng thì kỹ thuật và những quyết định linh hoạt, đúng đắn của người nuôi tôm trong quá trình nuôi càng quan trọng hơn. Người nuôi nắm vững kỹ thuật, lựa chọn loại thức ăn phù hợp, cho ăn đúng cách, quan sát được lượng thức ăn trong ao vừa đủ, không thừa (vì thừa thì đáy ao sẽ mau dơ, tảo phát triển mạnh sẽ sinh khí độc trong ao) và không thiếu (vì thiếu thì tôm sẽ chậm lớn, kích thước không đều).
- Ngoài thức ăn, việc linh hoạt đưa ra lựa chọn và hướng xử lý phù hợp trong quá trình nuôi cũng rất quan trọng, đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật mới đưa ra các quyết định đúng đắn, quyết định phần lớn đến sự thành công của vụ nuôi. Dấu hiệu thành công là nước phải được nuôi dưỡng bằng oxy mạnh, dòng chảy đảm bảo gom phân và thức ăn dư vào hố syphon và vi sinh tốt đảm bảo không khí độc, không NH3, NO2- vì đây là trái Bom nổ chậm gây mầm bệnh trên tôm. Hơn nữa là ao nuôi không nhớt bạt đối với công nghệ cao lót bạt 100% là dấu hiệu thấy rõ khi thành công. Cần biết cách xử lý nước cấp ban đầu để không nhớt bạt trong quá trình nuôi.
Hình thông số môi trường đạt chuẩn Farm Đức Thuận - Kiên Giang ao nuôi 85 ngày tuổi.
- Ngoài ra khi ao nuôi tốt trúng mùa ta cũng dễ nhận thấy tôm rất lanh và dỡ nhá lên tôm búng mạnh, tôm sung, không bị cong thân, đục cơ, màu sắc không nhợt nhạt.
Tôm giống chất lượng
- Tôm giống ngày nay một số công ty làm lâu năm họ sản xuất ra con giống đạt chuẩn quốc tế và việc con giống nuôi cần sức đề kháng và tốc độ lớn là rất quan trọng. Tùy vào mục tiêu người nuôi và điều kiện môi trường theo thời điểm nuôi kết hợp kỹ năng nuôi chúng ta có cách chọn giống phù hợp nhất. Hình dưới đây là các chỉ tiêu bệnh bất cứ công ty giống nào muốn phát triển bền vững phải đảm bảo và hộ nuôi thành công thì các chỉ tiêu trên đảm bảo tốt và đạt.
Hình ảnh phiếu xét nghiệm các bệnh trên tôm giống.
- Tôm giống đảm bảo test độc lập khách quan đạt các chỉ tiêu như: chết sớm, gan tụy cấp (EMS/AHPND), vi bào tử trùng (EHP), hoại tử cơ trên tôm (IHHNV) , đốm trắng ( WSSV), đầu vàng (MBV) các chỉ tiêu sử dụng máy PCR định tính đảm bảo độ chính xác cao.
Hình tôm giống Copepoda của Etech STC được thả khu nuôi Siêu Thâm Canh Farm Đức Thuận Kiên Giang 4/2022.
Chất lượng và sản lượng của tôm
- Về chất lượng tôm, chúng ta cần chú ý đến vỏ tôm. Khi chuẩn bị thu hoạch, chúng ta nên quan sát kĩ vỏ tôm, lấy mẫu để kiểm tra, xác định độ cứng, màu sắc hồng hàu, không dị tật… của vỏ tôm. Tránh thu hoạch tôm khi tôm ở tình trạng đang lột xác nhiều (trên 5%), tôm có vỏ mềm (trên 10%), tôm có khuyết tật (trên 5%). Nếu tôm chất lượng không đảm bảo thương lái sẻ sụt giá và không đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Khi chuẩn bị thu hoạch chúng ta cũng nên tham khảo về khối lượng và kích thước của tôm. Tùy vào mỗi loại tôm giống mà có kích thước và khối lượng phù hợp. Chúng ta nên tránh thu hoạch tôm khi còn quá nhỏ vì lúc đó tôm chưa đạt được kích thước và khối lượng, dẫn đến thịt tôm cũng chưa đạt tiêu chuẩn, bán sẽ không được giá nên lãi sẽ không nhiều. Việc mục tiêu muốn đưa về nuôi size lớn có giá cao cần phải chuyển ao hoặc nuôi thưa. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi tôm về size lớn như dưới 30 con/kg đối với thẻ hoặc dưới 20 con/kg đối với sú cần dùng thức ăn cao cấp và hệ dinh dưỡng bổ sung thêm như STC Z COR mới nuôi lớn được.
Hình tôm ao nuôi trúng tôm 8/2022 khách của kỹ sư Trần Quốc Trường Cà Mau.
- Ngoài ra, khi chuẩn bị thu hoạch chúng ta cũng nên quan tâm đến sản lượng tôm trong ao. Đây là điều quyết định doanh thu của vụ nuôi. Sản lượng tôm càng lớn thì sẽ đáp ứng thị trường càng nhiều và lợi nhuận của người nuôi sẽ càng cao. Tuy nhiên, yếu tố lãi cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều và thị trường, nếu cung nhỏ hơn cầu sẽ được giá cao, còn khi cung vượt cầu thì giá có thể sẽ giảm, lúc đó lợi nhuận của các hộ nuôi cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy, việc ổn định thị trường cũng là một việc làm cần thiết, đáng quan tâm của các cấp lãnh đạo trung ương và tại địa phương để bà con nông dân yên tâm sản xuất, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.
Như vậy, có rất nhiều thông tin và dấu hiệu để bà con nhận biết vụ nuôi của mình có thành công hay không. Hơn ai hết, Etech STC (công nghệ siêu thâm canh) luôn đồng hành cùng quý bà con, cùng chia sẻ với quý bà con về giải pháp nuôi tôm, kỹ thuật, con giống, các loại thuốc xử lý, các trang thiết bị, vật tư nuôi trồng thủy sản từ đầu vụ nuôi đến cuối vụ để bà con thu được hiệu quả cao nhất.
Kính chúc quý bà con sẽ có một vụ mùa thành công, đạt sản lượng tôm cao nhất và giá cao nhất./.
Đọc nhiều bài viết về quản lý ao nuôi tại: www.etechstc.com.
Sản phẩm sử dụng kèm theo :
Viết bài: Ths Trần Kim Ngoan
Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực