CÁC CHỈ TIÊU CẦN KIỂM TRA TRONG NUÔI TÔM "SIÊU THÂM CANH'' LÀ GÌ?

Các chỉ tiêu trong môi trường nước nuôi tôm là những yếu tố then chốt quyết định đến năng suất của một ao nuôi của nuôi tôm siêu thâm canh. Môi trường nước ao nuôi tốt và các chỉ tiêu tốt tôm sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Các chỉ tiêu như pH, nhiệt độ, khí độc, tảo, oxy hòa tan, độ kiềm và vi khuẩn trong ao có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

 Trong nuôi tôm siêu thâm canh khi một chỉ tiêu biến động xấu sẽ kéo theo các chỉ tiêu khác thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Tại sao phải kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và chỉ tiêu bệnh khi nuôi tôm siêu thâm canh (STC)? 

  • Các chỉ tiêu trong môi trường nước nuôi tôm là những yếu tố then chốt quyết định đến năng suất của một ao nuôi của nuôi tôm siêu thâm canh. Môi trường nước ao nuôi tốt và các chỉ tiêu tốt tôm sẽ sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Các chỉ tiêu như pH, nhiệt độ, khí độc, tảo, oxy hòa tan, độ kiềm và vi khuẩn trong ao có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong nuôi tôm siêu thâm canh khi một chỉ tiêu biến động xấu sẽ kéo theo các chỉ tiêu khác thay đổi lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
  • Do đó, cần thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu trong quá trình nuôi để kịp thời xử lý và chủ động hơn theo nguyên tắc “phòng ngừa là chính” của STC tôm. Vì khi môi trường thay đổi xấu, thời tiết bất lợi, vào chu kỳ nhạy cảm, tôm dễ phát bệnh đồng thời tránh để mầm bệnh ủ lâu sẽ rất khó điều trị, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc nuôi tôm và dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Ảnh tôm mau về size lớn khi các yếu tố môi trường đạt chuẩn- Farm Đức Thuận - Kiên Giang.

Các chỉ tiêu cần kiểm tra trước và trong khi nuôi tôm siêu thâm canh công ty Etech STC

TT

Thời điểm cần kiểm traCác chỉ tiêu cần kiểm traThông số đạt chuẩn

Giải pháp khi chưa đạt

1

Kiểm tra trước khi  thả tôm và định kỳ 3-5 ngày/lần.Độ mặn5 - 35‰ 

Để giảm độ mặn: 

  • Nên có ao lắng để lọc nước và điều chỉnh độ mặn phù hợp trước khi cấp vào ao nuôi đồng thời có thể chủ động được nguồn nước để cấp vào ao nuôi khi cần thiết để điều chỉnh độ mặn thích hợp. 

Để tăng độ mặn: 

  • Cần xả vôi thường xuyên trong quá trình nuôi.
  • Tạt muối hạt thường xuyên nếu nuôi tôm ở nơi có độ mặn thấp, liều lượng 1-3 tấn muối/1000m2 để giúp cân bằng điện giải trong ao tôm. Ngoài ra, nên mua nước ót tạt định kỳ để giúp tôm nhanh lớn và tăng tỷ lệ sống.
  • Hơn nữa, cần bổ sung khoáng để cung cấp khoáng đa vi lượng cho tôm và sử dụng định kỳ 2-3 ngày/lần tùy vào mật độ nuôi. 

2

Mỗi ngàypH7.5 - 8.0
  • Nên dùng bút đo pH điện tử để đo được kết quả chính xác nhất vì độ pH sai số từ 0,1 là môi trường ao nuôi rất phức tạp và có nhiều biến động. 
  • pH cao: Tiến hành chạy quạt liên tục và nhiều vào ban đêm. Sử dụng mật đường 0.3kg cho 1000 m2. 
  • Sử dụng vi sinh STC-BIO của STC tôm  đã nhân sinh khối tạt  xuống ao định kỳ để giữ pH được ổn định.
  • pH thấp: Sử dụng vôi CaCO3 hoặc vôi CaO để tăng pH. 

3

Mỗi ngàyNhiệt độ26 - 30°C 

Nếu nhiệt độ tăng cao: 

  • Tăng cường chạy quạt và oxy liên tục để hạn chế nước phân tầng, giữ mực nước từ 0.8 - 1.3m, giữ pH và màu nước luôn được ổn định.
  • Giữ mực nước từ 1,0 - 1.5 m vào mùa nắng nóng để giúp ổn định nhiệt độ.
  • Thiết kế hệ thống lưới lan chắn chống nắng nhằm ổn định sự giao động của nhiệt độ hoặc gia tăng nhiệt.

4Mỗi ngàyOxy hòa tan> 5 mg/l
  • Nếu hàm lượng oxy thấp thì tăng cường chạy quạt và sục khí giữ oxy > 5mg/l là tốt nhất. Có thể sử dụng oxy viên khi gặp các trường hợp cấp bách, tuân thủ 3 nguyên tắc trong ao nuôi. Tham khảo thêm link: 3 Nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá.

5

Mỗi ngàyĐộ trong hay độ đục
  • 30 – 35 cm
  • Khi độ đục trong nước cao, có thể xử lý bằng cách thay nước cho ao nuôi. Sử dụng CLEAN AQUA liều 1 gói/2000 m3 nước. 
  • Chọn mô hình nuôi phù hợp, tham khảo thêm link: Mô hình siêu thâm canh STC 2 in 1 theo Etech STC.
  • Khi nước quá trong, cần kiểm tra lại pH của ao nuôi và tiến hành gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh STC-BIO + STC FLOCKTS-39 đã nhân sinh khối hoặc CaCO3 vào buổi sáng để bổ sung nguồn dinh dưỡng kịp thời, kích thích sự phát triển của tảo và tăng độ đục cho ao.

6

Mỗi ngày  Màu tảo, màu nướcQuan sát bằng mắt thường
7Mỗi ngàyThức ăn tự nhiên như copepoda, crill, trùn chỉ, ốc gạo…Vợt cho vào ly quan sát

8

Mỗi ngàySức khỏe tôm, gan , ruột, thức ănCho tôm vào tô hoặc vào thùng xốp trắng để xem gan tụy

9

3 - 5 ngàyFe - Phèn<0,5 mg/l
  • Kiểm tra nếu thấy có phèn trong ao nuôi, cần phải xử lý phèn để đảm bảo tôm phát triển tốt. Sử dụng STC Z ONE của công ty ETECT STC liều 1 gói/2000 -3000m3 nước, định kỳ 5-7 ngày/lần.

10

3-5 ngàyĐộ kiềm kH120 – 180 mg
  • Kiềm thấp: Sử dụng khoáng SJC 009 kết hợp với bón dolomite hoặc vôi CaCO3. Loại bỏ các loài hai mảnh nếu có trong ao bằng cách sử dụng STC F200.
  • Kiềm quá cao: Giảm mật độ tảo bằng cách thay nước. Giảm sử dụng bicarbonat hoặc giảm tạt vôi.

11

Tôm nhỏ 5 ngày lần, tôm lớn 3 ngày/lầnNO2-< 1 mg/l

12

Tôm nhỏ 5 ngày lần, tôm lớn 3 ngày/lầnNH4+/NH3< 0.3 mg/l

13

20 ngày/lầnH2S - mùi thối< 0.03 mg/l
  • Cắt giảm 30-40% lượng thức ăn. Tăng cường oxy hòa tan bằng cách chạy quạt hoặc có thể sử dụng oxy viên. Thay nước kết hợp với xi phông. Sử dụng vi sinh TS-39 + STC-BIO để xử lý các chất hữu cơ. 
  • Thông thường, ao chứa chất thải xi phông là nơi tích tụ ô nhiễm và có H2S rất cao. Vì vậy, nên cho tôm ăn STC CLEAN thường xuyên sẽ giúp cải thiện môi trường ao xi phông do chất thải của tôm còn chứa vi sinh có lợi, giúp xử lý tốt môi trường nước.

14

5 ngày/lầnMực nước ao nuôi

Mực nước từ 1 -1.3 m 

Nếu trời nắng nhiệt độ cao: 1.2-1.5m

  • Ao nuôi nên thiết kế ống chảy tràn.
  • Khi mưa nhiều nên xi phông hoặc bơm ra bớt. Đặc biệt,  mưa vào ban đêm cần xi phông lúc trời đang mưa. Tùy theo giai đoạn tôm mà giữ mực nước trong ao nuôi phù hợp - tôm nhỏ giữ nước ít và nâng nước lên từ từ theo sự tăng trưởng của tôm.
  • Chạy quạt và xả vôi CaCO3 từ từ trước khi mưa.  Tham khảo thêm link sau: Mưa nhiều hay mưa về đêm ảnh hưởng đến tôm, cá ra sao?
155-7 ngày kiểm tra/lần đến khi qua 45 ngày tuổi mới dừng2 mảnh vỏ, hào chỉ, sứa nước…2 mảnh, hào chỉ, nhau trâu đảm bảo không có trong ao nuôi công nghiệp

16

Các ngày nhạy cảm cho tôm là: 7, 14, 21, 28, 35,42  ngày tuổi Tôm 8 và 20 ngày tuổi lấy mẫu tôm test. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio Para và Test PCR: ems/AHPND< 1.000 CFU/ml  

17

Tôm 8 ngày tuổi và 20 ngày tuổiTest soi tươi: Ký sinh trùng (Gregagine)Gregagine (+)  mức độ thấp
  • Gửi mẫu đi test bằng kính hiển vi để có kết quả chính xác và đúng giai đoạn nhạy cảm trên để có hướng điều trị và phòng ngừa kịp thời. Xem clip STC tôm cách lấy mẫu đi test: [https://www.youtube.com/watch?v=0ncSAE0t-oc]

18

Tôm 8 ngày tuổi và 20 ngày tuổiTest PCR: EHP - Vi bào tử trùng ( -) âm tính là đạt
  • Gửi mẫu đi test PCR để chính xác và đúng giai đoạn nhạy cảm trên để có hướng điều trị và phòng ngừa kịp thời. Xem cách lấy mẫu link sau: [https://www.youtube.com/watch?v=0ncSAE0t-oc]

19

5 -7 ngày/lầnNấm đồng tiền, nấm chân chóKiểm tra bạt, ống oxy
2010 ngày/lần 

Khoáng: Kali (K+), Magie (Mg 2+)

Canxi (Ca 2+)

Độ mặn lớn hơn 20‰  tỷ lệ Mg:Ca:K= 3:1:1  

Độ mặn: 10-20‰ tỷ lệ: 2:1:1  

Độ mặn: <10‰ tỷ lệ 1:1:1   

Kết luận và khuyến nghị

  • Nuôi tôm nói chung và nuôi tôm siêu thâm canh - STC tôm nói riêng việc “nuôi nước” ra rất quan trọng mà nuôi nước tức là “nuôi vi sinh’’ đó là kinh nghiệm mà người nuôi tôm nào cũng thuộc nằm lòng. Để có chất lượng nước tốt, thì phải đảm bảo các thông số của môi trường nước nằm trong phạm vi tối ưu. Người nuôi cần làm tốt ngay từ khâu xử lý nước đến khâu quản lý chất lượng và cấp nước để đảm bảo các chỉ tiêu nước nuôi tôm luôn ở mức tốt.
  • Đồng thời, tạo thói quen thường xuyên kiểm tra và ghi chép lại các thông số môi trường trong quá trình nuôi để nắm được thực tế chất lượng nước và chủ động điều chỉnh trước khi xảy ra vấn đề. Ngoài ra, cũng cần phải làm tốt khâu xử lý nước thải để tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường chung cũng như chất lượng ao nuôi của mình trong những vụ nuôi kế tiếp.

Hình ảnh kiểm tra một số chỉ tiêu nuôi tôm siêu thâm canh

CÁC CHỈ TIÊU CẦN KIỂM TRA TRONG NUÔI TÔM

Hình ảnh copepoda vẫn còn phát triển tốt lúc tôm 50 ngày tuổi - mô hình nuôi tôm siêu thâm canh “STC 2 IN1” công ty Etech STC.

CÁC CHỈ TIÊU CẦN KIỂM TRA TRONG NUÔI TÔM

Kiểm tra các thông số và môi trường Farm Đức Thuận - Kiên Giang.

CÁC CHỈ TIÊU CẦN KIỂM TRA TRONG NUÔI TÔM

Kiểm tra các bệnh lúc tôm 20 ngày tuổi farm Đức Thuận Mô Hình "STC A3".

Các sản phẩm chính sử dụng cho phòng ngừa của Etech STC

Bộ sản phẩm phòng ngừa cho các chỉ tiêu trong nuôi tôm

    Viết bài: Ks Nguyễn Hữu Có, Ks Lâm Thị Cẩm Tú, Ks Đỗ Tấn Đông

Chỉnh sửa bản thảo: Ths Tô Kim Thúy

Chỉnh sửa và duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực

 

Từ khóa tham khảo :

  • phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả
  • nuôi tôm công nghệ cao
  • kỹ thuật nuôi tôm sú
  • nuôi tôm siêu thâm canh
  • STC tôm
  • ETECH STC

Đăng kí nhận tin