BỆNH GHẺ LỞ TRÊN CÁ

Bệnh ghẻ lở khi  bùng phát mạnh dẫn đến thiệt hại đáng kể và ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót. Nguyên nhân chính là do khí độc trong ao gây căng thẳng cho vật nuôi, khiến chúng cắn nhau và phát triển bệnh ghẻ. Bài viết này tập trung tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở cá, mức độ ảnh hưởng của bệnh và giải pháp khắc phục.

1. Nguyên nhân bệnh ghẻ lở trên cá

Do tính chất chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước, cá bị stress, sốc khiến chúng cắn nhau gây thương tích, trong đó một số tác động cụ thể gây ô nhiễm hoặc stress đối với cá bao gồm:

  • Lượng thức ăn dư thừa hoặc phân thải tích tụ trong ao làm khí độc NH3, H2S tăng dần khiến cá bị stress, cắn nhau, nếu khí độc cao có thể làm cá bị ngộ độc chết.
  • Sự tích tụ ô nhiễm nước do khí độc dẫn đến nhiều loại vi khuẩn tăng cao, trong đó có Streptococci spp, Vibrio spp... xâm nhập vào vết thương làm vết thương nặng thêm và tấn công vật nuôi, gây nhiễm trùng xuất huyết, làm suy yếu sức đề kháng và dẫn đến cá chết.
  • Khi môi trường nước dơ, ngột ngạt, nồng độ oxy thấp và mật độ ngoại vật ký sinh bám vào cá cao, chúng trở nên hung dữ, căng thẳng, cắn nhau dẫn đến để lại sẹo. Ngoài ra, ký sinh trùng bám vào cá và lấy chất dinh dưỡng, cắn, để lại sẹo và làm cá yếu dần dẫn đến tử vong.
  • Do nấm Aphanomyces Invadan phát triển ăn vào sâu bên trong thịt cá hoặc nấm thủy my...
  • Sống trong môi trường mật độ cao, tranh giành lãnh thổ nên chúng cũng cắn, đá nhau.
  • Nếu tỷ lệ con đực và con cái trong ao không cân bằng hoặc chia đàn, chúng dễ cắn nhau và để lại vết thương. Sự chênh lệch nhiệt độ – khi trời mưa – hay khi trời nắng hay thời tiết thay đổi đột ngột – khiến cá căng thẳng và chúng cắn nhau, để lại sẹo. 
  • Việc sử dụng hóa chất, tạt vôi hay thay nước đột ngột cũng ảnh hưởng đến cá và gây stress.

Hình ảnh cá kèo bị bệnh ghẻ lở.

2. Ảnh hưởng bệnh ghẻ lở trên cá 

  • Tác hại của bệnh ghẻ đối với cá nếu không được giải quyết sẽ khiến cá chết. Trong quá trình này, cá sẽ có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn dần và chết dần, lây lan nhanh sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng.

3. Giải pháp phòng ngừa bệnh ghẻ lở trên cá 

  • Giảm tác động gây stress trên cá ở mức thấp nhất khi nuôi cá.
  • Đo khí độc thường xuyên 5 ngày/lần đối với cá nhỏ, cá về lớn 2 ngày/lần, sử dụng men vi sinh  TS-39 định kỳ.
  • Sử dụng STC A8 định kỳ 7-8 ngày/lần để ngừa nấm, khuẩn, ký sinh trùng trên cá.
  • Ủ tăng sinh và cho ăn STC CLEAN + STC 22 trong suốt vụ nuôi.
  • Cho ăn STC- ZCOR giúp tăng sức đề kháng cho cá.

4. Trị bệnh ghẻ lở trên cá 

  • Bước 1: Giảm thức ăn từ 20% đến 50%.
  • Bước 2: Tạt STC YUCCA 99 hoặc STC K9 để làm sạch môi trường nước.
  • Bước 3: Tạt STC A8 kết hợp muối hạt diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng nếu mức độ nặng phải tạt 2 ngày liên tiếp, cách nhau 12 tiếng. 
  • Sau 2 ngày sử dụng lại men vi sinh TS-39 và trong quá trình điều trị này cho ăn STC CLEAN + STC 22 + STC-ZCOR các cữ ăn liều gấp 2 lần so khuyến cáo trên nhãn.

Quá trình điều trị phải dần dần xử lý môi trường nước làm khí độc NH3 và H2S về = 0 thì cá mới phục hồi và không bị tái nhiễm. Sự tích tụ ô nhiễm đã diễn ra dần dần một thời gian đủ mới làm phát bệnh do đó quá trình điều trị cũng cần thời gian ít nhất 5-7 ngày cá mới phục hồi và hết bệnh. Tham khảo thêm link : https://youtu.be/eb6Yt4W7Kj8?si=BZEY5TQuC_MfEQ5J.

Hình sản phẩm A8. 

5. Kết luận và khuyến nghị

  • Bệnh ghẻ lở bản chất là nước ao nuôi có khí độc, trong đó NH4/NH3 là chỉ số báo hiệu nước đã ô nhiễm và cá bị stress dần dần sẽ bị bệnh ghẻ lở.
  • Phòng hay hơn trị, cần hạn chế tối đa gây stress trong khi nuôi cá tham khảo link: https://youtu.be/DHNHmicoUg4?si=XIvBM6Tx83eZFgl3 
  • Kiểm tra NH4+/NH3 định kỳ giúp người nuôi có chủ động để ngừa được bệnh ghẻ lở và các bệnh khác.
  • Việc tuân thủ quy trình sử dụng chế phẩm sinh học giúp người nuôi giảm rủi ro.

Hình ảnh men vi sinh tiêu hóa STC CLEAN và STC 22.

Viết bài Ths. Lê Trung Thực

 
 

Đăng kí nhận tin