9 YẾU TỐ NUÔI TÔM CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG THEO ETECH STC - TÔM

Yếu tố thứ 1: Nuôi tôm cần oxy hòa tan - dòng chảy trong ao nuôi liên tục và đủ.

Nguyên nhân ao nuôi tôm thiếu oxy 

  • Cạnh tranh oxy từ tảo: Tảo thường quang hợp, nhận CO2 và thải oxy vào ban ngày, ban đêm thì ngược lại nên vào buổi tối, oxy trong ao nuôi rất thấp, do đó ta cần chuẩn bị oxy viên, mật độ nuôi phù hợp với cơ sở vật chất, quạt, superland cung cấp oxy cho ao nuôi. Vì vậy, ta cần cung cấp và trang bị dư oxy cho ao nuôi. Tham khảo 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, cá. 
  • Cạnh tranh oxy từ vi sinh và vi khuẩn: Khi trời mưa, vi sinh và vi khuẩn có trong không khí hoặc trên bờ theo nước mưa đưa xuống ao với mật độ cao. Lượng vi sinh và vi khuẩn này rất cần oxy để phát triển do đó chúng cạnh tranh oxy rất lớn trong ao nuôi. Ngoài ra, trời mưa cũng làm tảo bị rớt, quá trình tạo oxy thấp, chúng sinh ra khí độc làm tôm dễ bị bệnh và chết. Mặt khác, nhiệt độ thay đổi cũng là nguyên nhân làm tăng mật độ khuẩn, sẽ cạnh tranh oxy. Tham khảo bài viết Mưa nhiều hay mưa về đêm ảnh hưởng đến tôm, cá ra sao?. Hơn nữa, nếu chúng ta sử dụng vi sinh sẽ góp phần cạnh tranh oxy vì một số dòng cần oxy để phát triển. Tóm lại, ta cần chuẩn bị oxy viên và rải trực tiếp khi thời tiết có mưa, đồng thời, người nuôi cần chạy quạt nhiều, tăng dòng chảy để giúp quá trình hòa tan oxy được tốt hơn.
  • Cạnh tranh oxy từ các loại động vật phù du, cá, cua: Một phần các loại này làm giảm oxy vì ăn thức ăn dư thừa, hoặc phân tôm, làm sạch môi trường, tảo ổn định tăng oxy. Tuy nhiên, phải sử dụng vi sinh tốt và kiểm soát tốt mới làm được việc duy trì chuỗi cân bằng này. Nếu mật độ cua, cá quá cao chúng sẽ cạnh tranh oxy với tôm.
  • Canh tranh oxy từ mật độ nuôi tôm quá dày: Mật độ nuôi cao, thiết kế ao hình chữ nhật, có nhiều vị trí góc chết, phân tôm thải ra không gom tốt, dòng chảy trong ao không tốt làm việc trao đổi oxy hòa tan thấp, tôm dễ bị phân trắng, gan tụy, lờ đờ, yếu ớt, óp thân, cong thân, lột rớt cục thịt.a
  • Cạnh tranh oxy từ việc sử dụng hóa chất, hệ phù sa, chất lơ lửng cao, đáy ao dơ: Ao nước đục cũng giảm oxy, ảnh hưởng đến gan tụy của tôm. Khi ta diệt khuẩn bằng một số hóa chất gây ngộ độc, hoặc cắt tảo, lượng oxy trong nước giảm đột ngột, một số hóa chất lấy oxy để oxy hóa tạo ra những hợp chất khác nhau. Làm giảm cục bộ hoặc giảm rất lớn oxy trong nước. Mặt khác, đáy ao dơ sinh khí độc NH3, NO2- cũng gây cản trở quá trình hô hấp của tôm, nếu chỉ số NH3 cao có thể là nguyên nhân làm tôm chết hàng loạt. Do đó, cần làm giảm độ đục, giảm hợp chất lơ lửng, giảm khí độc, chọn hóa chất diệt khuẩn ít ảnh hưởng đến tảo như STC K9.

Yếu tố diệt khuẩn ao nuôi

Hình 1. Sản phẩm STC K9 - Khống chế khuẩn, nấm, nhớt bạt, ký sinh trùng.

Các quá trình cơ học như dòng chảy, quạt, gió trời, thủy triều không đảm bảo

  • Cách thiết kế ao nuôi ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy và liên quan đến thiếu oxy cục bộ. Ao có nhiều góc chết (góc tù) nơi dòng chảy không đến được, nước không trao đổi được dẫn đến thiếu oxy cục bộ, tôm tập trung nơi có thức ăn lắng đọng, tích tụ nhiều thức ăn vì thế chúng ô nhiễm nặng và khuẩn cao gây tôm chết cục bộ, hay ảnh hưởng gan tụy. 
  • Đối với nhiều ao nuôi tôm càng, sú, thẻ quảng canh, tôm thường bị thiếu oxy cục bộ, nổi đầu hoặc rớt hàng loạt khi trời nắng nóng, trời đứng gió hay khi mưa nhiều liên tục. Khi nhiệt độ nước ao tăng cao hay gặp những cơn mưa giông đột ngột, môi trường nước ao thay đổi tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển làm thúc đẩy quá trình phân hủy của chất mùn bã hữu cơ diễn ra nhanh, làm phát sinh khí độc. Ngoài ra, nhiều loại vi khuẩn có hại trong môi trường nước, trong không khí và trên bờ theo nước mưa trôi xuống ao phát triển mạnh. Quá trình phân hủy chất thải, khí độc và hoạt động của vi khuẩn, vi sinh vật  như thế tiêu thụ một lượng lớn oxy và cạnh tranh oxy với tôm, gây rớt tảo, thiếu oxy cục bộ ở tầng đáy. Do đó, trong quá trình nuôi tôm cần chuẩn bị oxy viên 24/24h để sử dụng vào những lúc điều kiện thời tiết bất lợi như trên. Ngoài ra, việc tạo thêm dòng chảy liên tục trong ao nuôi cũng giúp phân tán oxy hòa tan tốt. Thông thường, gió sẽ giúp tạo ra dòng chảy, trái đất cũng luôn vận động có nghĩa là nước trong ao cũng luôn di chuyển nhưng dòng chảy này nhỏ và yếu nên chúng ta không nhận thấy rõ và không đủ để tôm phát triển. Do đó, nếu nuôi tôm ở mật độ cao thì ta cần tạo thêm dòng chảy liên tục và cung cấp oxy liên tục nhằm đảm bảo đủ hàm lượng oxy hòa tan phục vụ cho nhu cầu tăng cường hô hấp của tôm trong những trường hợp thời tiết không thuận lợi.

9 YẾU TỐ NUÔI TÔM CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG THEO ETECH STC - TÔM

Hình 2. Đo oxy hồ N3 tại Phòng Mô PhỏngThực Nghiệm STC -TÔM.

  • Thêm vào đó, oxy và dòng chảy liên tục trong ao nuôi còn giúp hệ vi sinh phát triển và giúp quá trình nuôi vi sinh trong ao tôm, cá được phát huy. Đồng thời, việc phục hồi cân bằng môi trường sinh thái cũng được cải thiện tốt hơn và nhanh hơn. 
  • Ngoài ra, cần cung cấp thêm vi sinh có lợi như TS-39 kết hợp cho ăn STC CLEAN  sẽ nuôi dưỡng và duy trì mật độ vi sinh có lợi trong ao. Giúp ổn định môi trường, kiểm soát NH3/NO2- duy trì chất lượng nước, tạo màu trà duy trì hệ cân bằng ao nuôi và giúp tôm khỏe mạnh.
  • Tóm lại, việc duy trì hệ sinh thái cân bằng trong ao nuôi và đảm bảo cung cấp đủ oxy cho tôm là rất quan trọng để ổn định môi trường và giúp tôm khỏe mạnh. Gần như hơn 50% các bệnh trên tôm như: gan tụy, chết sớm, cục râu, mòn đuôi, nấm, sức đề kháng yếu, lột rớt cục thịt, rớt rãi rác.., diễn ra là do thiếu oxy. 

Yếu tố nuôi vi sinh trong ao tôm

Các mức độ oxy hòa tan ảnh hưởng đến tôm, cá nuôi

  • Oxy hòa tan < 1 mg/l: Tôm cá sẽ chết ngay tức khắc.
  • Oxy hòa tan < 3 mg/l: Tôm cá tăng trưởng rất kém và đáp ứng miễn dịch giảm.
  • Oxy hòa tan > 4 mg/l: Tôm, cá tăng trưởng bình thường.
  • Oxy hòa tan > 5 mg/l: Tôm, cá tăng trưởng tốt.

Yếu tố thứ 2: Nuôi tôm hạn chế làm tôm bị sốc, gây stress trên tôm bởi những biến động môi trường.

Thay - cấp nước đột ngột

  • Khi đang trong vụ nuôi, ta không nên thay - cấp nước đột ngột vì sẽ gây biến động lớn cho môi trường khiến cho tôm, cá bị sốc, bỏ ăn, giảm sức đề kháng và tạo cơ hội cho các loại virus, vi khuẩn có hại xâm nhập tạo thành dịch bệnh trên tôm. Đặc biệt, nếu tôm đang trong quá trình điều trị bệnh, việc sốc môi trường sẽ làm cho vấn đề điều trị khó khăn hơn do tôm bỏ ăn, không ăn được thức ăn đã trộn thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, việc cấp nước hay thay đổi bất cứ điều gì trong khi nuôi thì cần có thời gian, làm từ từ để tập cho tôm quen dần với môi trường mới. Trước khi cấp nước, ta cần kiểm tra sức khỏe tôm và tăng cường sức đề kháng cho tôm. Thời điểm cấp nước nên vào buổi sáng sớm là tốt nhất và cần làm đúng giờ sau mỗi lần cấp, nên cấp nước sau khi tôm đã ăn xong, hạn chế gây sốc tôm.

9 YẾU TỐ NUÔI TÔM CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG THEO ETECH STC - TÔM

Hình 3. Tôm lột bị rớt và chúng ăn nhau khi cấp nước tại Phòng Mô PhỏngThực Nghiệm STC -TÔM.

Sang chiết tôm

  • Việc nuôi tôm nhiều giai đoạn - sang chiết tôm cũng gây sốc tôm rất lớn. Đặc biệt, nếu tôm còn nhỏ thì sức đề kháng thường yếu, hoặc đối với tôm lớn đang có bệnh nền thì khi chuyển ra ao nuôi khác tôm sẽ hao hụt nhiều, khả năng phát bệnh rất cao. Tôm gặp môi trường mới khi bệnh sẽ khó điều trị vì sức khỏe kém, ăn yếu, sốc môi trường. Giai đoạn đầu, ta nên vèo hồ lớn mật độ thưa, tăng sức đề kháng tôm mạnh sau 45 ngày mới chuyển giai đoạn 2. Ngoài ra, khi tôm bị bệnh nên trị hết bệnh xong rồi ta mới sang chiết tôm cho thưa ra. Cần chủ động nước cấp, nước nuôi thật kỹ, ao sang ra làm kỹ để đảm bảo tiến độ tôm lớn vèo mật độ quá dày dễ nhiễm bệnh hoặc phát bệnh.

Sử dụng CaO (vôi nóng) liều cao gây sốc

  • Sử dụng CaO (vôi nóng) liều cao gây sốc: Đây là hợp chất dùng cắt tảo và khử khuẩn rất tốt. Ngoài ra, chúng làm ổn định môi trường, tăng kiềm, tăng pH nhanh và hiệu quả. Do đó, có thể dùng để bón cải tạo ao ban đầu đối với ao bị nhiễm nặng do nuôi nhiều năm, còn tồn nhiều mầm bệnh. Tuy nhiên, việc tạt trực tiếp CaO khi ao nuôi đang có tôm với liều lượng quá nhiều sẽ gây biến động pH và tảo gây sốc tôm. Khi đó, tôm có thể bỏ ăn và bị phát sinh một số bệnh tiềm ẩn như đốm trắng, gan tụy khiến tôm chết lai rai hoặc chết hàng loạt.

Cho tôm ăn kháng sinh quá liều

  • Việc cho tôm ăn kháng sinh quá liều và lạm dụng kháng sinh trong quá trình cho ăn không chỉ gây sốc cho tôm, cá mà còn ảnh hưởng xấu đến gan, tụy và đường ruột tôm, khiến chúng có thể bỏ ăn, stress hoặc chết.
  • Ở một số trường hợp, khi người nuôi thấy tôm chậm lớn, ăn yếu, thức ăn trong ruột hình xoắn thì tiến hành xổ ký sinh trùng cho tôm. Trường hợp tôm nhiễm ký sinh trùng - gregarine ở mức độ trung bình (++) thì ta không cần dùng thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm vì nếu xổ quá nhiều hoặc quá liều có thể gây tổn thương đến gan tụy và ảnh hưởng đến đường ruột của tôm. Lưu ý, ta chỉ nên xổ ký sinh trùng khi kiểm tra thấy tôm khỏe mạnh, không bệnh nền và đang ăn sung.

Sử dụng một số hóa chất 

  • Một số hóa chất Clo, CuSO4, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, cắt tảo bằng hóa chất,... khi sử dụng trực tiếp liều cao cũng sẽ là nguyên nhân làm tôm bị stress và ảnh hưởng tới gan tụy tôm. Tôm, cá có thể chết hoặc phát ra các bệnh tiềm ẩn do các mầm bệnh xâm nhập gây hại cho tôm. Nên chọn dòng diệt khuẩn nhẹ ít sốc như HI IODINE 9000, STC K9 kết hợp với oxy viên để áo rải xuống tầng đáy và chúng phân tán từ từ ít sốc môi trường.

Yếu tố nuôi tôm diệt khuẩn an toàn

Hình 4. Sản phẩm HI IODINE 9000 & STC K9 - Diệt khuẩn ít gây sốc cho tôm.

Yếu tố thứ 3: Nuôi tôm quản lý thức ăn và yếu tố ảnh hưởng đến đường ruột trong quá trình nuôi.

Các yếu tố cần kiểm tra và kiểm soát định kỳ để đảm bảo được chất lượng thức ăn, đường ruột và gan tụy, cụ thể: 

  • Kiểm soát chất lượng thức ăn. Tham khảo bài viết Tại sao cần bảo vệ kỹ đường ruột tôm trong nuôi tôm siêu thâm canh?.
  • Kiểm soát chất peroxide của chất béo (peroxide of lipids), các chất gây ngộ độc. 
  • Kiểm soát độc tố nấm mốc (mycotoxins).
  • Ngăn ngừa, bảo vệ và nong to nhung mao đường ruột tôm bằng AQUA SH theo Etech STC.
  • Ngừa khuẩn Vibrio bùng phát ra bên ngoài sử dụng acid hữu cơ STC K9.
  • Ngừa Vibrio bùng phát bên trong đường ruột tôm định kỳ theo quy trình ngừa gan, ruột suốt vụ nuôi.
  • Hiểu phác đồ điều trị bệnh về đường ruột, phân trắng, phân lỏng, trống ruột, gan tụy vàng và teo theo Etech STC.

Yếu tố nuôi tôm quản lý đường ruột tôm

Hình 5. Sản phẩm AQUA SH - Nong to và bảo vệ đường ruột tôm & acid hữu cơ STC K9 diệt khuẩn an toàn cho tôm.

Yếu tố thứ 4: Nuôi tôm giữ nước màu trà hoặc màu vỏ đậu trong suốt quá trình nuôi.

  • Gây nước màu trà bằng sản phẩm STC FLOCK 1 gói/2.000 m3, đồng thời sử dụng thêm vi sinh đã sinh khối STC BIO liều 20 lít/1.000m3, tạt trực tiếp vào lúc 8h sáng, tạt liên tục 15 ngày đầu ngày để ổn định nước có màu trà duy trì hệ tảo tốt cho tôm phát triển. Công thức sinh khối: 1 gói STC BIO + 10kg đường mật sát khuẩn + 200 lít nước ủ đậy kín không oxy, 4 tiếng khuấy 1 lần, sau 48h trở lên có thể sử dụng. Tôm 15 ngày đầu tạt ban ngày buổi sáng, tôm sau 15 ngày tạt vào mỗi buổi tối sau 21h, liều lượng 20lít /1.000m3 nước.Tham khảo bài viết Tại sao cần dùng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản? Nhân sinh khối vi sinh làm gì và hiệu quả ra sau?.
  • Phải giữ hệ thống quạt từ 1 giàn trở lên suốt 24/24h, đảm bảo có dòng chảy và oxy liên tục đủ cho môi trường ổn định.

Yếu tố nuôi tôm quản lý nước ao nuôi

Hình 6. Màu nước ao nuôi thành công tại Farm Kiên Giang lúc tôm 90 ngày tuổi.

Yếu tố nuôi tôm quản lý nước ao nuôi

Hình 6. Hình STC FLOCK và STC-BIO.

Yếu tố thứ 5: Nuôi tôm duy trì pH đảm bảo từ 7.5-7.8 vào buổi sáng trong suốt quá trình nuôi.

9 YẾU TỐ NUÔI TÔM CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG THEO ETECH STC - TÔM

Hình 8. pH tại farm Kiên Giang lúc tôm nuôi 90 ngày tuổi.

  • Sử dụng STC- BIO  sinh khối kìm hãm tảo bùng phát, mỗi đêm sử dụng 20 lít/1.000m3 nước, nếu nhiệt độ cao, nắng nóng, tảo nhiều cần tăng liều gấp đôi hoặc hơn, tùy thuộc vào các giai đoạn nuôi tôm, lượng thức ăn đưa vào, lượng phân thải ra và các giai đoạn tảo phát triển.
  • Việc cắt tảo hay hạ pH cần tiến hành từ từ và kết hợp thêm CaO - Vôi nóng tạt 10kg/1.000m3 vào ban đêm giúp tăng hiệu quả xử lý, đồng thời giảm sốc đột ngột cho tôm. Tốt nhất ta nên duy trì độ pH ở mức 7.6-7.8 nếu pH lên 7.9 cần tăng liều vi sinh để đưa pH về chỉ số dưới 7.8.

Yếu tố thứ 6: Nuôi tôm không teo gan, không vàng gan, không bị gan tụy xấu, hay gan tụy cấp trong suốt quá trình nuôi.

  • Cần theo dõi sức khỏe của tôm trong suốt 24/24h. Nuôi tôm nên phòng hay hơn trị, vì việc điều trị tốn rất nhiều tiền nhưng hiệu quả không cao. Tham khảo bài viết Giải độc gan, tụy trong nuôi tôm siêu thâm canh - STC.
  • Quan sát bên ngoài gan tôm tốt như sau:
    • Có mùi tanh đặc trưng.
    • Gan tôm thẻ có màu nâu vàng hoặc nâu đen.
    • Có màng bao gan có màu vàng nhạt.
    • Kích thước bình thường: rộng tới hai mép mang, dài ngang cổ giáp, rõ ràng.
    • Dạ dày hình hạt gạo màu đen, nâu đen màu của thức ăn.
  • Quan sát qua kính hiển vi:
    • Ống gan dài đều, giọt dầu lipid đầy ống.
    • Không có nhiều hình dạng vermiform trên ruột.
    • Tuy nhiên, màu gan tôm cũng thay đổi khác nhau khi mô hình nuôi quy trình nuôi, thức ăn, thông số môi trường...khác nhau, do đó cần đánh giá và kiểm tra kỹ để có hướng phòng ngừa kịp thời.
  • Sử dụng sản phẩm STC GAN liều lượng 10ml/kg thức ăn, ăn 2 cữ chiều và tối trong suốt quá trình nuôi giúp tôm bài tiết, giải độc gan tốt. Định kỳ thực hiện 5 ngày/1 lần, trộn ASG 08 liều lượng 10ml/kg thức ăn  liên tục 2 ngày vào cữ sáng để ngừa các bệnh về gan.
  • Định kỳ 5 ngày diệt khuẩn bằng STC K9 1kg/2.000 m3 nước.

Yếu tố nuôi tôm quản lý gan tôm

Hình 10. Sản phẩm acid hữu cơ STC K9, thảo dược STC GANASG 08 - Ngừa và điều trị bệnh về gan.

Yếu tố thứ 7: Nuôi tôm ruột to, thẳng, không phân lỏng, không phân trắng, không ký sinh trùng, EHP trong suốt quá trình nuôi tôm.

  • Cần theo dõi sức khỏe của tôm trong suốt 24/24h. Tham khảo bài viết Tại sao cần bảo vệ kỹ đường ruột tôm trong nuôi tôm siêu thâm canh?.
  • Quan sát các dấu hiệu bên ngoài tôm:
    • Đường ruột to, thẳng, có màu đen nâu hoặc vàng sáng.
    • Lớp nhung mao thành ruột dày.
    • Ruột không lỏng, đức khúc hay 2 màu.
    • Phân tôm ra không nát, 2 màu.
  • Quan sát qua kính hiển vi:
    • Lớp nhung mao đường ruột dày.
    • Không có nhiều hình dạng vermiform trên ruột.
    • Không có nội ký sinh trùng - Gregarine bám trên ruột.
    • Kiểm khuẩn Vibrio spp trên đỉa mật độ khuẩn < 1000 cfu/lít.
  •  Bổ sung cho ăn STC CLEAN tôm trước 45 ngày liều 10g/kg - 5 cữ/ngày, sau 45 ngày 5g/kg thức ăn, ăn 2 cữ/ngày trong suốt trong quá trình nuôi giúp tăng cường vi sinh đường ruột và hấp thu thức ăn tốt.

9 YẾU TỐ NUÔI TÔM CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG THEO ETECH STC - TÔM

Hình 11. Sản phẩm vi sinh đường ruột STC CLEAN-bảo vệ hệ vi sinh đường ruột, kiểm soát khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi.

Yếu tố thứ 8: Nuôi tôm không bị cong thân, đục cơ, tỷ lệ sống trên 80%.

  • Thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trong 15 ngày đầu hoặc trong giai đoạn vèo phải đảm bảo chất lượng cao. Tham khảo bài viết Đặc trị cong thân, đục cơ, rớt cục thịt đã có giải pháp.
  • Luôn duy trì kiềm ở mức > 120mg/L.
  • Tôm khỏe mạnh, lanh, vỏ dày, không bị sẹo, đốm đen.
  • Không bị cong thân, đục cơ, lột dính vỏ hay rớt cục thịt.
  • Chu kỳ và quá trình lột cứng vỏ diễn ra nhanh.
  • Tỷ lệ sống cao >80% .
  • Sử dụng STC Z COR trộn vào trong thức ăn giúp tôm lột xác tốt và cứng vỏ, ngăn ngừa tôm bệnh do thiếu khoáng như cong thân, đục cơ, lột dính cỏ, rớt cục thịt,...
  • Sử dụng STC Z COR liều lượng 10ml/kg thức ăn, ăn ngày 2 cữ sáng và chiều nhằm giúp tôm  bóng vỏ, dày vỏ, tôm mạnh khỏe, chống còi.

Yếu tố nuôi tôm quản lý khoáng

Hình 12. Sản phẩm khoáng chitosan STC Z COR- Chóng còi, cứng vỏ, chắc thịt, bóng đẹp.

Yếu tố thứ 9: Nuôi tôm giữ khí độc NH3 và NO2 = 0 trong 45 ngày trở lên.

  • Kiểm soát khí độc NH3 và NO2- xuyên suốt trong quá trình nuôi phải luôn ở mức an toàn.Tham khảo bài viết  Kiểm soát & xử lý khí độc NH3/NO2- trong nuôi tôm siêu thâm canh – STC.
  • Duy trì hệ vi sinh môi trường nước giúp ổn định pH và định kỳ bổ sung tạt trực tiếp TS-39 định kỳ 3 ngày/ 1 lần, liều lượng 1 gói / 1.500m3 nước để ức chế không cho Vibrio phát tán.
  • Duy trì hệ vi sinh đường ruột bằng sản phẩm STC CLEAN trộn vào trong thức ăn. Sản phẩm này giúp tôm hạn chế được Vibrio, ký sinh trùng bám và làm ổ trong đường ruột. Ngoài ra, sản phẩm STC CLEAN còn giúp tôm kiểm soát tối đa lượng đạm trong thức ăn, khi tôm thải phân ra không bị hôi thối gây phát sinh khí độc NH3/NO2- ảnh hưởng đến tôm.

Yếu tố nuôi tôm quản lý khí độc

Hình 13.  Sản phẩm STC CLEAN và TS-39 - Giảm khí độc NO2, NH3 tức thì.

Kết luận và khuyến nghị

  • Cần tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, đảm bảo tăng khả năng thành công trong vụ nuôi.
  • Cần quản lý tốt độ pH trong ao nuôi, pH chỉ nên dao động trong khoảng 7.5 - 7.8, độ pH chênh lệch trong ngày không quá 0.2 đơn vị. Ổn định pH bằng vi sinh nước và định kỳ tạt trực tiếp bổ sung thêm TS-39 để duy trì hệ vi sinh có lợi.
  • Nuôi tôm nên phòng hay hơn trị và tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chỉ số môi trường.
  • Sử dụng STC CLEAN xuyên suốt trong quá trình nuôi để tôm tạo được hệ vi sinh đường ruột, giúp ao nuôi kiểm soát tốt khí độc NH3/NO2-. 
  • Với 9 yếu tố nuôi tôm cốt lõi để thành công từ Công ty STC TÔM đã chọn lọc trên đây, chúng tôi đã không ngừng nghiên cứu và cập nhật các kỹ thuật nuôi tôm mới nhất. Chúng tôi luôn mong muốn cùng đồng hành và mang đến sự thành công bền vững cho người chăn nuôi Việt Nam.
  • Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: www.etechstc.com

Viết bài:  Ks Trần Châu Liêm

Chỉnh bản thảo: Ths. Trần Kim Ngoan

Duyệt nội dung: Ths. Lê Trung Thực

Các từ khóa tham khảo thêm:

  • STC TÔM - nuôi tôm
  • Cong thân - đục cơ
  • 9 yếu tố nuôi tôm cốt lõi để thành công
  • 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm
  • Tôm giống -Thức ăn- Chất lượng nước- Quản lý dịch bệnh

 

Đăng kí nhận tin