Tại sao tôm lội?
Theo đặc điểm sinh học, Tôm là loài vừa di chuyển vừa bắt mồi trong nước, tôm lội ngược dòng nước để kiếm thức ăn và vận động để phát triển. Chúng sẽ bắt những thức ăn lơ lửng trong nước khi có tác động của dòng chảy hoặc oxy. Nhưng trong quá trình nuôi tôm, nếu ta gặp phải hiện tượng tôm bơi lội, nổi đầu, tấp mé vào sáng sớm hoặc di chuyển thành đàn khắp ao nuôi mà không chịu xuống đáy thì chúng ta cần kiểm soát và đánh giá kỹ các nguyên nhân sau:
Tôm lội do khí độc
- Nếu dưới đáy ao có vùng đáy ao bị lạnh hoặc có khí độc như NH3, NO2- và H2S thì tôm sẽ kéo nhau đến nơi không có khí độc và tạo thành hiện tượng tôm kéo đàn. Trung bình cứ 50 con sẽ có một con đầu đàn, nếu con tôm đầu đàn bơi đi đâu thì các con khác sẽ kéo theo đó. Hiện tượng này không gây chết tôm, nhưng tôm kéo đàn là dấu hiệu chỉ chất lượng nước trong ao đang chuyển biến xấu, nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những ảnh hưởng về sau.
Tôm lội do thiếu thức ăn
- khi tôm thiếu thức ăn, chúng cũng sẽ lội, đặc biệt là buổi sáng sớm, chúng ta thấy tôm lên mé nhiều. Tôm tập tính ăn đêm nhiều nhưng người nuôi ít cho ăn ban đêm, thời gian về đêm không cho ăn kéo dài thường khoản 6-8 tiếng không ăn nên tôm đói và lội tìm thức ăn, và ăn lẫn nhau nhiều. Mặt khác, tôm cũng thường lội khi chuẩn bị lột vỏ hoặc sau khi lột. Sau khi lột vỏ, cơ thể tôm rất yếu nên chúng sẽ dễ bị các con mạnh hơn tấn công, vì thế nên chúng di chuyển nhiều để tìm nơi an toàn.
Tôm lội do chu kỳ thủy triều
- Vào con nước 15 âm lịch (trăng rằm) và 30 âm lịch, chúng ta nhận thấy ở ao nuôi quảng canh, tôm thường di chuyển quanh vuông, dọc theo mé bờ. Trong khoảng những ngày 12 hay 26 âm lịch hàng tháng, tôm thường di chuyển, vận động nhiều tìm thức ăn hoặc để chuẩn bị lột.
Tôm lội do tôm thiếu oxy
- Oxy hòa tan vô cùng quan trọng, đây là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cần phải xử lý trong quá trình nuôi tôm. Tôm cần oxy để hô hấp, trao đổi chất và vận hành máu về tim để nuôi dưỡng toàn cơ thể, thực hiện thêm các chức năng khác như gan, ruột, tạo vỏ. Giai đoạn này chúng ta rất dễ nhận biết do chúng thường nổi và kéo đàn, đặc biệt là khi thời tiết không có gió, không khí ngột ngạt, hoặc vào ban đêm, khoảng 2-4h sáng do nồng độ oxy thấp nên tôm thường nổi đầu.
Tôm lội do dòng chảy
- Dòng chảy ít hoặc không có dòng chảy cũng là nguyên nhân làm cho tôm lội vì bản chất tự nhiên của tôm là thích dòng chảy. Dòng chảy sẽ làm tăng oxy, tăng khả năng trao đổi chất của tôm, giúp tôm khỏe mạnh.
Tôm lội do sốc môi trường
- Bất cứ hành động hay tác động gì khác thường sẽ là nguyên nhân làm tôm lội nhiều hơn và sốc như: cấp nước, tăng thức ăn đột biến, trộn thuốc khác thường hoặc kháng sinh, tạt hóa chất xử lý, tạt vôi nhiều hơn thường ngày. Tạt vi sinh tăng nhiều hơn thường ngày cũng là nguyên nhân làm cho tôm dễ lột và bị sốc một phần. Thời tiết thay đổi hay mưa nhiều thất thường cũng là lý do làm cho tôm lội.
Tôm lội do nước có phèn
- Hóa chất tồn lưu, vểnh mang hay phồng mang, cản trở quá trình hấp thụ oxy hay tôm bị đóng phèn cũng là một trong những nguyên nhân làm tôm lội.
Tôm lội do ao có rong đáy, nước trong
- Hiện tượng tôm chạy đàn xuất hiện ở những ao có rong đáy, nước trong. Tại đây, quá trình quang hợp của các loại rong này đã làm pH tăng cao, nếu có khí NH3 xuất hiện sẽ tăng độ độc nhiều hơn. Lúc này, tôm sẽ kéo đàn bơi trên mặt nước để tìm môi trường thích hợp. Đối với những ao không có rong đáy thì thường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp làm mất đi sự cân bằng các yếu tố môi trường cũng dẫn đến hiện tượng tôm lội kéo đàn, bơi tấp mé.
Tôm lội do nấm, khuẩn, virút
- Khi tôm bị các bệnh này đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm. Mức độ nhẹ thì còn lội và đến mức độ nặng là nằm và chết. Nếu do virus thì mức độ chết nhanh hơn và nhiều hơn.
Tôm lội do sự phân tầng nhiệt độ, mưa, môi trường biến động
- Một trong những nguyên nhân làm tôm chạy đàn là do thời tiết lạnh hoặc mưa lớn. Nhiệt độ trong ao xuống thấp và phân tầng thành nhiều lớp, đặt biệt là trong giai đoạn giao mùa, môi trường biến động sẽ khiến tôm bơi thành đàn đến những nơi có nhiệt độ thích hợp để sống.Việc xác định đúng nguyên nhân tôm lội sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp xử lý hiện tượng tôm chạy đàn hiệu quả nhất.
Hình tôm kéo đàn khi thời tiết thay đổi, đáy ao bị lạnh.
Hình tôm khỏe mạnh bơi lội linh hoạt tại farm Kiên Giang.
Tôm lội do mật độ nuôi dày
- Ngoài ra, những ao nuôi có mật độ nuôi thả dày, không lắp đặt hệ thống quạt gây thiếu oxy, vào lúc sáng sớm thấy tôm bơi cặp mé cũng là những nguyên nhân làm tôm chạy đàn mà người nuôi cần lưu ý.
Tôm lội ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?
- Người nuôi cần xác định đúng nguyên nhân tôm lội, chạy đàn, tấp mé để có biện pháp xử lý hiện tượng này kịp thời, hạn chế được những rủi ro không đáng có. Thông thường, ta thấy có 2 trường hợp sẽ xảy ra. Trong quá trình phát triển, tôm lội nhiều để lớn và lột xác, tôm thường vận động theo chu kỳ thủy triều, hoặc trước và sau khi lột, tôm lội để trao đổi oxy nhiều hơn, đây là điều tốt. Tuy nhiên, nếu yếu tố môi trường tác động làm sốc tôm, chúng lội đều, không ổn định thì chúng ta cần phải có biện pháp kịp thời để kiểm soát tôm, đưa chúng trở về trạng thái ổn định. Có thể khẳng định rằng, dù cho tôm lội là tốt hay xấu thì đó đều là dấu hiệu của sự thay đổi, chúng ta cần xem xét lưu ý kỹ hiện tượng này để kiểm soát rủi ro trong quá trình nuôi.
Hình tôm vừa lột, thích lội nơi có nhiều oxy hơn tại phòng mô phỏng STC Tôm.
- Việc tôm lội gây ra sự xáo trộn trong ao nuôi, chúng vận động không theo trật tự sẽ dễ va chạm, cắn lẫn nhau và đó cũng là nguyên nhân làm cho tôm bị cụt râu, mòn đuôi hoặc đốm đen.
Hình tôm vừa lột, các con mạnh thường tập trung lại để cắn con yếu hơn.
- Khi vừa lột xác xong, tôm thường rất yếu nên các con mạnh thường tập trung lại cắn con yếu làm chúng bị thương và khi vết thương lành, chúng thường để lại sẹo màu đen, hay cụt râu, cụt đuôi. Nếu như chúng ta có nuôi ghép cá nâu, cá nâu cũng sẽ cắn những con tôm yếu và làm tôm yếu đứt điệu bộ (có sẹo màu đen, cụt râu, cụt đuôi).
Hình tôm khỏe mạnh và cá nâu giành ăn con tôm yếu bị rớt đáy tại phòng thực nghiệm STC Tôm.
- Qua việc quan sát từ mô phỏng thí nghiệm tại STC Tôm, chúng tôi nhận thấy rằng, cá nâu sẽ ăn tôm sống lẫn tôm chết, đặc biệt tôm post mới thả luôn là loại thức ăn mà cá nâu thích nhất.
Giải pháp giúp tôm khỏe mạnh, ngừa tôm lội trong trường hợp xấu
Khi ao nuôi có dấu hiệu tôm kéo đàn, người nuôi cần xác định chính xác nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả, cụ thể:
Xử lý tôm lội do nguyên nhân khí độc
- Định kỳ 3-4 ngày, ta đo NH3/NO2-, tạt STC ZONE/ CLEAN AQUA liều 1 gói/3.000m3 nước để hạ phèn - Fe, giải độc nước, khử kim loại nặng và có hướng xử lý môi trường ao nuôi hợp lý.
- Cần chuẩn bị oxy viên 24/24h để cấp cứu khi tôm thiếu oxy đột ngột về đêm hay biến động môi trường lớn. Kiểm tra oxy hòa tan và nhiệt độ ao nuôi, đảm bảo tránh phân tầng nhiệt độ và tiến hành chạy quạt để giúp nhiệt độ trong ao không bị phân tầng và đảm bảo oxy.
- Để xử lý khí độc hiệu quả, người nuôi cần cho tôm ăn STC CLEAN liều 15g/kg lúc tôm còn nhỏ và khi tôm lớn hơn 45 ngày tuổi thì cho ăn liều 5g/kg thức ăn để kiểm soát NH3/NO2-. Đồng thời, ta cần tạt thêm vi sinh STC-BIO sinh khối kết hợp với siphon đáy ao thường xuyên. Tham khảo biện pháp xử lý hiệu quả khí độc tại link Kiểm soát & xử lý khí độc NH3/NO2- trong nuôi tôm siêu thâm canh theo Etech STC.
Bộ sản phẩm xử lý tôm bơi lội, kéo đàn do khí độc tăng cao.
Xử lý tôm lội do nguyên nhân do thiếu thức ăn
- Nếu hiện tượng tôm chạy đàn là do thiếu thức ăn thì ta cần kiểm tra đường ruột và dạ dày tôm. Nếu tôm thiếu thức ăn, ta cần bổ sung thêm lượng thức ăn. Khuyến khích ta chỉ nên cho ăn 80% sức ăn của tôm trong ngày thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
- Trường hợp tôm chạy đàn do tôm bị bệnh thì ta chẩn đoán lâm sàng và làm xét nghiệm mẫu bằng PCR để có hướng xử lý kịp thời.
Xử lý tôm lội do nguyên nhân ao có nhiều rong, nước trong
- Nếu ao nuôi có nhiều rong đáy, ta tiến hành vớt rong, gây màu nước và duy trì thức ăn tự nhiên bằng STC FLOCK 1 gói/2.000 m3 nước. Để cân bằng khoáng, ta có thể sử dụng khoáng cao cấp và ổn định cân bằng điện giải trong nước SJC 009 để kiểm soát độ kiềm của nước.
- Người nuôi cần đảm bảo chất lượng nước phù hợp với các chỉ tiêu như: pH trong ao khoảng 7,5 - 7.8, độ kiềm từ > 120mg/l. Cần tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm, tham khảo 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm cá. Sử dụng chạy quạt - siphon liên tục và sử dụng vi sinh đã nhân sinh khối STC-BIO kết hợp tạt trực tiếp TS-39 để ổn định môi trường.
Hình bộ sản phẩm xử lý tôm lội do rong tảo nước trong.
Lưu ý khi xử lý tôm lội
- Ta nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra lượng thức ăn của tôm để nhận biết thức ăn thừa hay thiếu, nhằm điều chỉnh kịp thời thức ăn cho phù hợp. Bổ sung Vitamin C - CI STRESS TẠT 35% , STC HUFA, STC CLEAN, STC YUCCA 99 để giúp tôm tăng cường sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây hại trong môi trường ao nuôi.
Kết luận và khuyến nghị
- Người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các biểu hiện bất thường của đàn tôm để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời, tránh để hiện tượng tôm chạy đàn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tôm, gây stress cho tôm. Khi thời tiết thay đổi, ta cần tạt beta glucan, vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm.
- Phải thường xuyên bổ sung Vitamin C - CI STRESS TẠT 35% qua đường thức ăn, tăng cường giải độc gan bằng STC GAN và bổ sung men vi sinh đường ruột AQUA SH cho tôm để giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để thích ứng được với môi trường ao nuôi và thời tiết bất lợi.
- Phải quản lý chặt chẽ khâu xử lý nước, cải tạo ao từ đầu vụ để giảm thiểu các mầm bệnh còn tồn lưu. Thường xuyên bổ sung vi sinh STC CLEAN vào khẩu phần ăn cho tôm, định kì tạt vi sinh vào ao nuôi giúp giảm vi khuẩn gây hại và ổn định môi trường ao nuôi.
- Để tìm hiểu thêm về qui trình nuôi và kỹ thuật nuôi tôm cá, ếch, lươn, bà con hãy truy cập website của công ty Etech STC: www.etechstc.com
Viết bài: Ks Nguyễn Hữu Có
Chỉnh bản thảo: Ths Trần Kim Ngoan
Duyệt nội dung: Ths Lê Trung Thực
Các từ khóa tham khảo thêm
- Nguyên nhân tôm lội
- Biện pháp tăng sức đề kháng
- Biện pháp xử lý hiệu quả khí độc
- 3 nguyên tắc bất di bất dịch trong nuôi tôm